Tại các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính công hợp tác công tư trong Đầu tư cơ sở hạ tầng (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP

2. Tại các nước đang phát triển

Tại các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của WB,

trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ. Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các DNNN.

Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư CSHT vào khoảng 5-6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20%.

Đây là một con số không lớn.

Một trường hợp điển hình tại các nước đang phát triển thì không thể không nói tới Indonesia.

- Cũng giống như các quốc gia phát triển khác, Chính phủ Indonesia ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển CSHT giao thông để duy trì tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Vì nhu cầu của thực tế, sự tham gia của khu vực tư nhân đã được chính phủ Indonesia khích lệ bằng cách cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án BOT trục giao thông kể từ đầu những năm 1990. Về số dự án, lĩnh vực GTVT dẫn đầu với 20 dự án với sự tham gia của khu vực tư nhân.

- Nhưng không dừng tại đó, Chính phủ Indonesia đã cố gắng để tăng sự tham gia của khu vực tư nhân và kích thích đầu tư tư nhân thông qua mô hình PPP bằng cách thiết lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp theo thông lệ quốc tế cũng như sửa đổi luật liên quan đến đầu tư tư nhân ở Indonesia. Indonesia đã nhận ra sự cần thiết phải thu hút đầu tư tư nhân cho phát triển CSHT và cung cấp bảo đảm cho khu vực tư nhân bằng cách đảm bảo cho các nhà đầu tư thông qua việc thành lập các chính sách quản lý thích hợp.

- Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trước cuộc khủng hoảng tài chính thì nhu cầu về giao thông công cộng ngày càng tăng do sự gia tăng của các phương tiện cá nhân . Kết quả là, hầu hết các đường giao thông,

đặc biệt là ở khu đô thị rơi vào tắc nghẽn. Do đó buộc chính phủ phải cung cấp một mạng lưới đường bộ đầy đủ hơn để giảm thiểu ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy, Chính phủ đã lên kế hoạch xây dựng 688 km mạng lưới đường năm 1999 và 1935 km vào năm 2020. Một số tổ chức quốc tế chẳng hạn như ADB và WB, cung cấp hỗ trợ tài chính cho sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia.

- Để tạo sự tự tin tưởng từ khu vực tư nhân đầu tư và sự tham gia tích cực của khu vực này trong phát triển CSHT sau khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chính phủ Indonesia đã phải xây dựng chính sách quản lý không thiên vị và không phân biệt đối xử, như một hình thức bảo lãnh cho khu vực tư nhân, và có thể duy trì sự hợp tác lâu dài của họ.

3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi áp dụng mô hình PPP trong đầu tư xây dựng CSHT

Qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển và đang phát triển ở nội dung trên, Chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:

3.1 Ngân sách không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho sự phát triển CSHT, Chính phủ và Nhà nước phải chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Không tồn tại một mô hình PPP chuẩn nào và mỗi nước đều có chiến lược riêng tùy thuộc bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án.

3.2 Một dự án PPP tốt trước hết phải có sự ủng hộ và điều phối hiệu quả từ Chính phủ, nhà nước. Các yếu tố tác động đến sự thành công của PPP không có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển, đó là:

- Phải có khung pháp lý đầy đủ và minh bạch.

- Lựa chọn đối tác có năng lực.

- Tối đa hóa lợi ích cho các đối tác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính công hợp tác công tư trong Đầu tư cơ sở hạ tầng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)