Bang 1.2. Các hình thức hệ thống hóa lý thuyết của GV
1.3. Học sinh trung bình - yếu
1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Hóa học [5|,| 15]
Tác giả Nguyễn Anh Duy [15] đã trao đổi với giáo viên, học sinh ở một số trường THPT về việc học Hóa nhằm tim ra nguyên nhân học yếu, kết quả như sau:
e Ý kiến của các thầy cô
- Cô Dinh Thị Tuyết Nga - GV trường THPT Võ Trường Toán: Các em học yếu do không chịu học lý thuyết, bị mat căn bản từ cấp 2.
— Cô Trần Thi Thúy Nga - GV trường THPT Lý Tự Trọng: Học sinh về nhà không học bài, không ôn lại, do kiến thức quá nhiều, gid luyện tập lại ít.
- Thầy Lương Công Thắng - GV trường THPT Đông Du: Chương trình nặng.
THU VIỆN
Trưỡng Bai-Hoc Su-Pham
TP. HỎ-CHI-MINH
20
HS lười học, GV chưa thu hút HS, kha năng tư duy của nhiều HS chưa cao.
~ Cô Lương Thị Hương - GV trường THPT Nguyễn Huệ: Học sinh lười học công
thức, không chịu học bài ở nhà. không chịu khó giải bài tập.
~ Thầy Trương Dang Thái - GV trường THPT Hòa Bình - Bà Rịa: HS mắt căn
bản, không tập trung, lười giải bài tập, không thuộc công thức tỉnh toán.
e Y kiến của học sinh
Khi tâm sự với học sinh, tác giá Nguyễn Anh Duy nhận được những ý kiến sau:
— Em Võ Ngọc Tú - 10A10 - THPT Ly Tự Trọng: Em không học bài ở nha, trong lớp không chú ý nghe giảng.
~ Em Nguyễn Hoàng Quân - 10A3 - THPT Ly Tự Trọng: Em hay bị dồn bài, bài
tập quá nhiều, giáo viên hay cho điểm 0 lam em nản, chan học.
- Em Bùi Ngọc Tú - 10A7 - THPT Võ Trường Toản: Do em chậm hiểu, cô giảng
không hiểu, nửa mơ, nửa mảng, có quá nhiều lý thuyết, quá nhiều đạng bài tập, học thuộc nhưng lại mau quên, cố học nhưng nhét không hết.
- Em Nguyễn Ái Xuân - 10A7 - THPT Võ Trường Toản: Những bai toán nhiều dạng khác nhau, dễ nhằm lẫn, có nhiễu chỗ khó tiếp thu, không làm nhiều bài,
thiếu chú ý trong giờ học, học yếu ít được thầy cô kèm cặp.
~ Một số học sinh khác: Nhiéu bài toán em chưa hiểu, các phương trình nhiều, dé lẫn lộn, chưa quen với các dang bai toán, chậm hiểu, khó nhớ các phản ứng, hay quên công thức và các phan ứng, áp lực thi cử, lười học lý thuyết, làm bài
tập, ham chơi, hay ngủ trong giờ học, không biết phân biệt các chất.
Kết hợp với kết qua phân tích các yếu tổ ảnh hướng ở myc 1.2.3, chúng tôi đã đúc kết được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học yếu môn Hóa học như sau:
+ Điều kiện học tập
e© Thời gian học tập còn hạn chế: Phụ giúp gia đình; học thêm nhiều; ham choi; nha xa trường, mắt nhiều thời gian đi lại; tốn nhiều thời gian giải bài tập.
e Thiếu phương tiện học tập
~ Hiện nay tai liệu, sách tham khảo chủ yếu dảnh cho HS khá giỏi; còn tài liệu biên soạn riêng cho HSTBY thi rat hạn chế, trong đó có cả môn Hóa học.
21
~ Dụng cụ học tập chưa được đáp ứng day đủ.
~ Phương tiện đi lại để học tập không thuận lợi.
+ Ban thân học sinh
~ Mat căn ban từ cấp 2, học kém các môn tự nhiên khác như Toán, Ly.
~ Trí tuệ chậm phát triển, tư duy kém nhạy bén trong khi môn Hóa đòi hỏi tư duy trừu tượng, logic khá nhiều nên khả năng học Hóa thua kém các môn học khác.
~ Thiếu động cơ học tập, chưa có sự quyết tâm và ý thức học tập.
— Ham chơi, không chuan bj bai, lam bai tập ở nhà.
~ Ý chi rèn luyện và tính kiên tri của HS chưa cao, đây là điều mà luôn phải có khi
học môn Hóa học: thiểu tự tin và sự cần thận khi làm bai.
~ Phân lớn HS yếu môn Hóa chưa có phương pháp học tập khoa học, chính xác.
~ Năm vững kiến thức nên tảng rat quan trọng nhưng HSTBY thường quên điều nay nên khó tiếp thu những kiến thức liên quan, do đó cắm thấy đuổi sức.
~ Một số em ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế (nhất là những học sinh dân tộc).
— Đặc điểm thé chất, sức khỏe kém dẫn đến tiếp thu bai kém hiệu quả.
~ Do không thi đại học khối A, B nên các em cũng không tập trung học môn Hóa.
~ Ngoài ra, đối với một số HS cá biệt có đạo đức kém, chậm tiến hay một số em bị tổn thương tâm lý khiến các em không thé tập trung vào việc học.
*4 Gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội se Gia đỉnh
Gia đình có tim ảnh hưởng va cũng là động lực học tập rất lớn đối với các em.
Trong nhiều trường hợp học tập không tốt là do chịu ảnh hưởng từ gia đình như: Hoan cảnh khó khăn; thiếu tình cảm gia đình; được cha mẹ nuông chiều; không được quan
tâm cũng như chưa có phương pháp, kinh nghiệm dạy con; hoặc do học thêm quá
nhiều môn khiến các em không có thời gian tự học, không kịp tiếp thu kiến thức cũ đã phải học kiến thức mới, tạo cảm giác bị dồn ép, bùng nổ.
e Bạn bè
HSTBY thường có khả năng làm chủ bản thân kém, dễ bị tác động, bắt chước hoặc bị lôi kéo. Các em thường sợ bị bạn bè tây chay, loại khỏi nhóm bạn nên sẵn sàng hòa
22
nhập củng bạn xau. Hậu qua [a sa sút sức khỏe vả không tập trung vảo việc học.
¢ Nhà trường
— Hoạt động của trường, lớp. đoản, hội có tích cực nhưng chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút với đối tượng nảy.
~ Kiến thức rộng, thời gian học trên lớp bị hạn chẻ.
~ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho việc học tập và giảng day.
~ Giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS và trong một số
trường hợp. GV chính là nguyên nhân dẫn đến sự yêu kém của học sinh:
+ Chưa vững về chuyên môn cũng như các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.
+ Dạy không trọng tâm, không bam sát chuẩn kiến thức va kĩ năng.
+ Chua thật sự tâm huyết với nghề, buông lỏng việc quản lí học sinh, xử lý
chưa kịp thời những biếu hiện sa sút của học sinh.
+ Chưa đành thời gian nghiên cứu PPDH, biên soạn tài liệu day phù hợp.
+ Phương pháp KT—DG chưa quan tâm đúng mực, chưa đánh giá đúng HS.
+ Sự phối hợp giữa giáo viên, phụ huynh và các đoàn thể khác chưa tốt.
+ Tâm lý GV thường ngán nhận lớp có ti lệ HSTBY cao, ngại tìm hiểu khó
khăn và nguyên nhân học yếu của HS để có biện pháp giải quyết phủ hợp.
+ Sức ảnh hưởng và sự lan rộng của bệnh thành tích
Sức ảnh hưởng và sự lan rộng của bệnh thành tích cũng là nguyên nhân khiến chất
lượng giáo dục bị giảm sút. Tác giả Đỗ Tin Ngọc đã nói: “Quy chế đánh giá học sinh,
nêu rất rd, những học sinh không đạt yêu câu về hai mat hạnh kiểm và học lực, thi
phải ở lại lớp. thi lại lớp. hoặc rèn luyện trong hè. Nhưng thực té, hau hết các trường
rất "sợ" cho học sinh không đạt yêu câu ở lại lớp, thành thử, cuối năm làm mọi cách cho lên lớp bằng hét, Chủ yêu là bị bệnh thành tích, chi tiêu thi dua "đè "quá nang và
tinh cam thương hại học trò của phụ huynh, Năm nào cũng được lên lớp, dù học không được. tạo cho các học sinh này tâm li ý lại, chủ quan và ca khinh nhởn trong học tap”
[61]. Hàng loạt các bài báo cũng đăng tải căn “trong bénh” này như “Diém số và sự
vun vỡ niềm tin", *Khi phụ huynh góp sức cho bệnh thành tích”, *Than 6i thời lạm
phát học sinh gio”, *Nôi lo học sinh... toàn giỏf", “Diem số bóp méo học trỏ”, "Nỗi
23
dau từ điểm số"... đã nhẫn mạnh mức độ nghiêm trong và sức tan phá của nó trong sự nghiệp giáo dục. Như một hỏi chuông cành báo đến toàn xã hội. Song, không phải trị hết căn bệnh thành tích là được, mà cần có biện pháp đồng bộ vả toàn diện hơn.
Ngoài ra, nhiều trường chỉ tập trung vào phong trào “mili nhọn”, lập các lớp chuyên
chọn; boi dưỡng HS giỏi mà “thd o” với việc phụ đạo, kèm cặp, quan tâm đến HSTBY. Dẫn đến việc thắt chặt hơn công tác kiểm tra - đánh giá khién HSTBY không theo kịp nên ngảy càng yếu.
e Xã hội
Phan lớn các em có kết quả học tập kém, sa sút là những học sinh thích (nghién)
các loại hình giải trí ảo như chơi game, facebook, và một số mạng xã hội khác.
Tóm lại, có nhiêu nguyên nhân dẫn đến các em học yếu môn Hỏa học. Vi vậy, giáo viên cần phải tìm hiểu rõ lý do dé kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết phủ hợp với các van dé, giúp cải thiện tốt hơn tinh hình học tập của học sinh.
1.3.5. Những khó khăn khi dạy HSTBY môn Hóa học
~ Môn Hóa học có nhiều kiến thức trừu tượng nên học sinh khó hiểu và nhớ bài.
— Với đặc thù môn Hóa, nếu không có PPDH phù hợp thi dễ khiến HS thy động tiếp thu; nhất là HSTBY thường khó nhớ, khó liên hệ được kiến thức liên quan.
~ Số tiết dạy ít, nội dung lý thuyết đôi khi chưa thể hoàn tất theo quy định, dẫn đến
việc hạn chế sửa bai tập, mà bai tập lại là công cụ hữu hiệu trong dạy Hóa. Thực tế, HSTBY không làm bài tập thì khả năng tiếp thu kiến thức là rất thấp.
~ HSTBY chưa nắm vững phương pháp giải bài nên tốn nhiều thời gian. Tư duy toán
học kém, khó thuộc công thức nên thường gặp khó khăn khi giải bài tập.
~ HSTBY không có thỏi quen tự học, không nhẫn nai, kiên trì và nỗ lực chưa cao.
— Phương pháp học tập hóa học dya trên co sở thí nghiệm - trực quan nhưng đôi khi
GV phải “day chay” vì thiếu điều kiện, khiến HS không khắc sâu kiến thức.
Vi thé giáo viên cần rèn luyện, bồi dưỡng hơn vẻ nghiệp vụ sự phạm, trao dồi kiến thức, kỹ năng: học hỏi kinh nghiệm, cô gắng van dụng những phương pháp dạy học
tích cực, hiệu quả và thiết thực hơn để có thể khắc phục những khó khăn này.
24