Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường của dự Án khu dân cư mới xã Đông khê, Đông ninh, huyện Đông sơn (Trang 22 - 25)

5. Dự báo các tác động chính môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.1. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Nước thải phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt: 8,2 m3/ngày.đêm. Trong đó:

22

+ Nước thải tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh tay chân là 4,8 m3/ngày.đêm;

+ Nước thải vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu): 3,16 m3/ngày.đêm;

+ Nước thải từ hoạt động ăn uống: 0,24 m3/ngày.đêm;

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, dầu mỡ và vi sinh vật gây bệnh,...

- Nước thải xây dựng: 11 m3/ngày.đêm. Trong đó:

+ Nước thải từ quá trình rửa lốp bánh xe khi phương tiện vận chuyển rời công trường:

9 m3/ngày.

+ Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ, thiết bị thi công: 2,0 m3/ngày.

Nguồn thải này chứa thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,...

- Nước mưa chảy tràn: 359,69 l/s

Giai đoạn vận hành dự án

Nước thải phát sinh khi dự án đi vào vận hành bao gồm:

- Nước thải khu dân cư: 240 m3/ngày.đêm.

- Nước thải khu nhà thương mại: 24 m3/ngày.đêm - Nước thải trường mầm non: 21 m3/ngày.đêm

Tổng Nước thải sinh hoạt: 284 m3/ngày.đêm. Trong đó:

+ Nước thải từ các nhà vệ sinh: 167,22 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải tắm rửa, giặt giũ: 95,1 m3/ngày.đêm.

+ Nước thải từ hoạt động nấu ăn: 137,7 m3/ngày.đêm.

- Nước mưa chảy tràn: 1.585,746 (l/s)

Đặc trưng của nước thải này có thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, dầu mỡ và vi sinh vật gây bệnh,...

b. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Bụi và khí thải trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu phát sinh từ: hoạt động phát quang thực vật, phá dỡ hiện trạng; hoạt động đào đắp, thi công san nền; thi công hạ tầng kỹ thuật, thi công hạng mục xây thô, nhà thương mại, trường mầm non; hoạt động vận chuyển (bao gồm: vận chuyển đất đổ thải, sinh khối thực vật phát quang, vật liệu phá dỡ vận chuyển vật liệu san nền, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng); hoạt động tập kết nguyên vật liệu phục vụ thi công.

Giai đoạn vận hành dự án

Bụi và khí thải trong giai đoạn vận hành của dự án chủ yếu là phát sinh từ: hoạt động của phương tiện giao thông; hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình; hoạt động của nhà

23

thương mại; hoạt động của trường mầm non; mùi hôi từ nước thải và chất thải rắn; hoạt động xây dựng của các hộ gia đình. Phạm vi tác động chủ yếu trong khuôn viên dự án.

c. Quy mô, tính chất của chất thải rắn và CTNH

Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt: 78 kg/ngày.đêm, trong đó:

+ Rác thải tái chế: chiếm khoảng 40% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tương đương 31,2 kg/ngày.

+ Rác thải thực phẩm: chiếm khoảng 30% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tương đương 23,4 kg/ngày.

+ Rác thải trơ: chiếm khoảng 30% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tương đương 23,4 kg/ngày.

- Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng phát sinh từ quá trình thi công xây dựng bao gồm: thực vật phá quang, chất thải rắn xây dựng, bao bì xi măng, vật liệu xây dựng rơi vãi, hư hỏng (như: cát, đá, xi măng rơi vãi, gạch vỡ, mẫu sắt thép vụn,…), đất thải từ quá trình đào móng công trình. Trong đó:

+ Chất thải phá dỡ hiện trạng: 51 tấn + Thực vật phát quang: 102,39 tấn

+ Chất thải rắn xây dựng rơi vãi: 672,69 tấn.

+ Gạch vỡ: 55,09 tấn.

- Đất vét hữu cơ: 31.830,63 m3. - Chất thải nguy hại:

+ Chất thải nguy hại dạng lỏng: 165 lít dầu thải;

+ Chất thải nguy hại dạng rắn: 165 kg CTNH dạng rắn (Giẻ lau dính dầu mỡ, pin, bóng đèn neon,...)

Giai đoạn vận hành dự án

- Chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư: 2.400 kg/ngày.đêm.

- Chất thải rắn sinh hoạt khu nhà thương mại: 120 kg/ngày.đêm.

- Chất thải rắn sinh hoạt trường mầm non: 56 kg/ngày.đêm Tổng chất thải rắn sinh hoạt: 2.576 kg/ngày.đêm. Trong đó:

- Chất thải rắn sinh hoạt thông thường được: Chiếm 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt, tương đương 2.318,4 kg/ngày.đêm, bao gồm:

+ Chất thải rắn có khả năng sử dụng, tái chế (như giấy, nhựa, kim loại, nilong...) chiếm 20% của chất thải rắn sinh hoạt thông thường tương đương 463,68 kg/ngày.đêm;

24

+ Chất thải thực phẩm chiếm 70% của chất thải rắn sinh hoạt thông thường tương đương với 1.622,88 kg/ngày.đêm ( như các loại thực phẩm thừa, hư hỏng, bã chè, cafe...) + Chất thải rắn sinh hoạt khác chiếm 10% của chất thải rắn sinh hoạt thông thường tương đương 231,842 kg/ngày .đêm bao gồm chất thải có khả năng thu hồi năng lượng (như lá cây, tranh ảnh, gỗ...) và chất thải trơ (như thủy tinh, sành...).

- Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh chiếm 9% tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tương đương 231,84 kg/ngày.đêm, bao gồm tủ, giường, nệm, bàn, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to....

- Chất thải rắn các công trình công cộng: 400 kg/ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác Động môi trường của dự Án khu dân cư mới xã Đông khê, Đông ninh, huyện Đông sơn (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)