2.1. Thực trang dân số Ha Nội
2.1.1. Về quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số
> Quy mô dân số
Quy mô dân số của Hà Nội có sự biến động mạnh qua các năm, đặcbiệt sau những năm mở rộng diện tích, quy mô dân số của Hà Nội theo đó mà tăng lên đáng ké.
Từ năm 2005 cho đến năm 2012, biến động của dân số Hà Nội biéu hiện rõ rệt hơn. Năm 2005 dân số trung bình của Hà Nội đạt 3,133 triệu người tăng đến năm 2007 đạt 3,229 triệu người. Từ năm 2009 đến năm 2010, dân số Hà Nội tăng thêm 112.000 người. Tuy nhiên, mốt số năm trở lại đây, dân số Hà Nội có sự biến động mạnh hơn, dân số tăng nhanh hơn về quy mô. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2011, dân số Hà Nội tăng 128.000 người tương ứng tăng 1,94% và đến năm 2012 dân số Hà Nội đạt mức 7,122 triệu người tăng 361.000 người. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng tăng dân số của thành phố Hà Nội, cao hơn mức tăng trung bình của thành phố là 200.000 người/ năm.
Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số Hà Nội các năm giai đoạn 2005-2012
( Đơn vị: triệu người )
Dân số Hà Nội giai đoạn 2005-2012
an
7,122
7 6,699
7,000
6,472 6,588 6,382
6,000
5,000
4,000
3,133 3,185 3,229
3,000
2,000
1,000
0 Nar
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: tông cục thong kê các năm
SV: Hà Thị Hương Trà Lop: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 17 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
> Tỷ lệ tăng dân số
Bang 2.1 Tỷ lệtăng dân số bình quân giai đoạn 2006 — 2013 của Hà Nội và các
tình thành khác
(Đơn vị:% )
Tỷ lệ tăng dân số bình quân
Cả nước 1,1 Hà Nội 2
Hồ Chí Minh 3,5
Bình dương 7,6 Tây nguyên 2,7
(Nguồn tổng Cục thống kê hằng năm) Từ năm 2006 đến 2013, Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2 %, cao hơn 0.9% so với tỷ lệ bình quân cả nước (1.1 %), thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của TP Hồ Chí Minh (3.5%). Ty lệ tăng dân số tự nhiên (do sinh thêm con) là 1.1%- 1.15%. Còn lại là từ 0.8% - 0,85% là tăng cơ học (do nhập cư và các luồng di dân từ nông thôn ra thành thi), tỷ lệ dân di cư không có hộ khẩu ở Hà Nội là 11,4%. Trong vòng 8 năm từ 2006 đến 2013, tỷ suất nhập cư của Hà nội trung bình là 11,5%o, tỷ suất xuất cư trung bình là 5,8%o. Với tỷ suất dương về di cư thuần, Hà Nội là một trong số ít thành phố có tỷ suất nhập cư cao trong cả nước như TP Hồ Chí Minh (24.1%o), Bình Dương (59.6%o), Đồng Nai (17,8%).
Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông thường xuyên ùn tắc.
Nhiều di sản phố cổ đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xôn trên các con phó, thậm chí trên những con đường mới mở đã xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo, làm vẹo vọ gương mặt đô thị. Quy mô dân số ngày càng tăng gây nên sự quá tải về mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố. Hệ thống đường giao thong, trường học, bệnh viện của thành phố phát trién không theo kịp với tốc độ tang dân số và tốc độ tang trưởng kinh tế.
Dù tốc độ đô thị hóa của Hà Nội đang ở mức chóng mặt, quy hoạch thiếu tính liên kết, đồng bộ đang lộ ra ở những nơi lẽ ra có nhiều cơ hội sửa chữa sai lầm quy hoạch trong quá khứ. Còn bao điều bất cập mà thủ đô đang phải đối mặt, và dé có một Hà Nội hòa bình, văn minh, hiện đại xứng đáng với kỳ vọng của
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 18 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
người dân cả nước, chính quyền đô thị thủ đô đang phải vượt lên chính mình, gỡ bỏ lực cản, chấp nhận thách thức...
2.1.2. Mật độ dân số và cơ cấu dân số
> Mật độ dân số
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thé hành chính và giữa các vùng sinh thái. Là một thành phố lớn của cả nước, mật độ dân số ở Hà Nội khá cao và tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa, có sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành. Việc mở rộng địa giới hành chính khiến khoảng cách không đồng đều về phân bố dân cư của Hà Nội càng bị nới rộng thêm.
Trong vòng 10 năm từ năm 1999 đến năm 2009, Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2%, cao hơn 0,8% so với tỷ lệ bình quân cả nước (1,2%). Mật độ dân số trung bình của Hà Nội tăng từ 1.296 người/km2 năm 1999 lên 1.926 người/km2 vào năm 2009 (cao hơn 7,4 lần so với mật độ dân số cả nước là 259 người/km2). Với mật độ dân số như trên, so với các tinh/thanh phó trên cả nước thì Hà Nội chỉ đứng sau Tp. Hồ Chí Minh (3.399 người/km2). Trong vòng một thập kỷ qua, mật độ dân số của Hà Nội tăng 1,48 lần và Tp. Hồ Chí Minh tăng
1,41 lần (từ 2.410 người/km2 (1999) lên 3.399 người/km2 (2009)).
Trong giai đoạn 2010 đến 2013 mật độ dân số hà nội tiếp tục tăng từ 1079 người/km2 lên 2087 người/km2. Theo ước tính, mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ chung của cả nước. Hiện tại, trên địa bàn thành phó có trên 30 dân tộc cư trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau. Điều này cho thấy sức ép về gia tăng mật độ dân số của Hà Nội trong mười năm qua. Đó là chưa tính đến việc mở rộng địa lý hành chính Hà Nội đã giúp cho mật độ dân số Hà Nội giảm bớt. Nếu không, mật độ dân số Hà Nội còn cao hơn
nữa.
Bảng 2.2 Mật độ dân số Hà Nội, Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2010 đến 2013
( Đơn vị : người / km2) Năm 2010 2011 2012 2013
Ha Noi 1979 2013 2059 2087
H6 Chi Minh 3521 3587 3666 3731
(Nguôn tong cục thong kê hang năm)
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 19 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đáng lưu ý, Hà Nội là thành phố có mật độ dân số rất cao nhưng mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Theo những báo cáo năm 2012, trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 2025 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa (trước đây là quận Hoàn Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2 (gấp gần 20 lần mật độ trung bình), tiếp đến là quận Hai Bà Trưng: 29.368 người/km2. Còn theo đường phó, thì Hàng Ngang - Hàng Đào có mật độ dân số thuộc loại đứng hàng đầu thế giới với trên 50.000 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại
thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2.
Trong tương lai mật độ dân số Hà Nội sẽ tăng dần, xem xét mức độ di cư cho thấy, Hà Nội là một trong những tỉnh/thành phố có tỷ suất di cư thuần đương (số lượng người nhập cư lớn hơn người xuất cư) với lượng 50 người đi cu/1000
dân.
Nói cách khác, dân số Hà Nội hiện nay cứ 20 người thì có 1 là người dân nhập cư. Con số này rất thấp nếu so với tinh Bình Dương cứ 3 người có 1 người nhập cư, va Tp. Hồ Chí Minh cứ 8 người có 1 người chuyền từ tỉnh khác đến sinh sông, làm việc. Nhưng nó cho thấy, Hà Nội chỉ là tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố có lượng người di cư đến nhiều nhất, sau các tỉnh Bình Dương (340 người di cư/1000 dân), Tp. Hồ Chi Minh (136 người di cư/1000 dân), Da Nẵng (77 người di cu/1000 dân), Đồng Nai (66 người di cu/1000 dân), Đắc Nông (66 người di
cư/1000 dân).
2.1.2. Cơ cau dân số
Về cơ cấu dân sé, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 3089,2 nghìn người chiếm 43,2 % cư dân thành thị chiếm 41,2% và 4057 nghìn người cư dân nông thôn chiếm 57,8%.
Từ năm 2012, cơ cấu dân số của Hà Nội thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng người cao tuổi, giảm dan tỷ trọng trẻ em dưới 16 tuổi, thành phố đã bước vào thời kỳ cơ cầu dân số vàng (tỷ lệ phụ thuộc gồm trẻ em và người cao tudi chiếm tỷ lệ thấp nhất), tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi đào cho các hoạt động kinh tế xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, cơ cấu về giới tính, đặc biệt là tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 20 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, năm 2012, tính đến thời điểm này, tổng số sinh của toàn thành phố là 115.900 trẻ, tăng 14,24%, trong đó có
8.472 trẻ là con thứ ba trở lên, tăng 185 trẻ (2,25%) so với cùng kỳ năm trước. Ty
số giới tính khi sinh là 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra khá tram trọng ở khu vực ngoại thành, đặc biệt là khu vực Ha Nội
mở rộng, mức chênh lệch giới tính lên tới 120-130 nam/100 nữ như các huyện Từ Liêm, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Đông Anh, thậm chí trên 130 nam/100 nữ
như Mỹ Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Ba Vì. Tỷ số giới tính khi sinh của đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước, trong đó có Hà Nội.
Bảng 2.3: Dân số nam và nữ giai đoạn từ 2006 đến 2012
(Đơn vị :nghìn người) Năm 2006 2009 2008 2009 2010 2011 2012
Dân số nam 1596.6 | 1618,3 | 3124.9 | 3180 3238 | 3327,4 | 3397,6
Dân số nữ 1588,2 | 1610.2 | 3256,9 | 3292 | 3340,2 | 3385,2 | 3346,5 Nguôn Tổng cục thong kê các năm Bảng 2.4: Cơ cấu dân số theo giới tính giai đoạn 2007 đến 2012
Năm 2007 2008 2009 2009 2010 2011 2012
Dân s6(nghin
người) 3228.5 | 6381.8 | 6472 6472 | 6588.5 | 6699.6 | 7122,4
Dân sô nam(%) | 50,13 48,97 49,13 49,13 49,30 | 49,47 49,51 Dân số nữ(%) | 49,87 51,03 50,87 50,87 50,70 | 50,53 50,49
( Nguồn Tổng cục thống kê các năm ) Cơ cấu giới tính có sự thay đổi qua các năm. Từ năm 2005 đến 2008, cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội có xu hướng tăng tỷ lệ dân số nữ (Từ 49,95%
lên 51,03%). Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, tỷ lệ dân số nữ của Hà Nội có sự sụt giảm đáng kể, mỗi năm tỷ lệ dân số nữ giảm khoảng 0,17%, bắt đầu năm 2008 là 51,31% dân số nữ giảm xuống còn 50,7% năm 2010 và 2011 là 50,53%, 2012 là 50,49 %. Đây là hậu quả nghiêm trọng của việc mắt cân bằng giới tính khi sinh.
> Về cơ cau dân số theo thành thị và nông thôn
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 21 GVHD: Nguyén Thi Thanh Huyén
Nhập cư tăng cao, tỷ lệ dân số thành thị giảm mạnh. Điều này có vẻ mâu thuẫn với thực tế dòng người dân từ các khu vực ngoại thành liên tục nhập cư với tốc độ cao. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi của việc sụt giảm tỷ lệ dân số thành thị của Hà Nội bắt nguồn từ việc nhập Hà Tây cũ về. Việc sáp nhập này đã khiến quy mô, tính chất dân số của thủ đô thay đồi.
Bảng 2.5 : Dân số thành thị và nông thôn Hà Nội giai đoạn 2007 đến 2013
( Đơn vị : nghìn người ) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thanh | 2106,5 | 2596,2 | 2652,8 2804 2905,4 | 2943,5 | 3089,2 thi
Nông 11073 | 3785,6 | 3819/22 | 37845 | 3857,7 | 3981,2 4057 thôn
(Nguồn Tổng Cục thống kê các năm) Bang 2.6 Cơ cau dân số theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2007 đến 2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thanh | 65,55 | 40,68 {41,21 | 42,56 |42,51 | 42,96 | 43,23
thi (%)
Nong 34,45 59,32 58,79 57,44 57,49 57,04 56,77 thon
(%)
( Nguôn Tổng cục thong kế các năm) Trước khi nhập Hà Tây về, tỷ lệ dân số thành thị của Hà nội chiếm hon
60%, điển hình là năm 2007 dân số thành thị chiếm 65,55%. Sau khi nhập Hà Tây, tỉ lệ dân số thành thị giảm rõ rệt, năm 2008 tỷ lệ dân số thành thị chiếm chỉ
40,68%. Trong giai đoạn từ 2008 trở về này, tỷ lệ dân số thành thị có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, đến năm 2013 cũng chỉ chiếm 43,23%, tỷ lệ dân số nông thôn chiếm
tới 56,77%.
Tỷ lệ gia tang dân số thành thị là một trong những thước đo tốc độ đô thị hóa. Nếu chỉ căn cứ vào các con số trên giấy thì có thê thấy tốc độ đô thị hóa của
một thủ đô như Hà Nội là chậm. Tuy nhiên có điểm đặc biệt là Hà Nội đã được mở rộng địa giới hành chính, do đó tốc độ đô thi hóa được tính trên địa bàn rộng
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 22 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
hơn. Điều này kéo theo sự sụt giảm về tốc độ đô thị hóa nói chung của toàn thành
phó.
> Về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: tỷ trọng dân số phụ thuộc và già hoá dân số
Tỷ trọng dân số phụ thuộc:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi được sử dụng dé tính tỷ số phụ thuộc, một chỉ báo cho thay gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động. Chỉ báo này phản ánh tác động của mức sinh và mức chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phan trăm số người dưới 15 tuổi (từ 0 đến 14 tuổi) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuôi 15 - 64.
Theo nguồn số liệu thống kêcho thấy, tỷ trọng dân số Hà Nội từ 0 đến 14 tuôi là: 22,1%. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên của Hà Nội là: 7,1%. Tỷ số dân sỐ phụ thuộc chung trong cơ cau dân số Hà Nội là 41,3% (ban chỉ đạo Tổng điều tra din số và nhà ở Trung ương, 2010).
Cũng theo kết quả của nguồn số liệu thống kê, thì trên phạm vi cả nước, ty trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64) chiếm 59,8%, tỷ trọng dân số phụ thuộc chiếm 41,31%. So với cả nước, tỷ trọng dân số phụ thuộc chung của Hà Nội thấp hơn so với cả nước. Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”
khi mà cứ một người phụ thuộc được gánh đỡ bởi hai người trong độ tuổi lao động, hay nói cách khác, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gap hai lần nhóm dân số phụ thuộc. Cần tranh thủ thời kỳ “cơ cau dân số vàng” dé tạo cơ hội cho phát triển kinh tế -xã hội của Hà Nội. Theo dự báo của các chuyên gia dân số, Việt Nam có thời kỳ “co cấu dân số vàng” từ 39 đến 45 năm (Nguyễn Dinh Cu,
2010).
Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” sẽ không đem lại các tác động tích cực cho thủ đô nếu chúng ta không có những chính sách thích hợp. Cơ hội do “cơ cấu dân
sỐ vàng” có điểm ưu việt là số lao động nhiều, tỷ lệ dân số phụ thuộc ít, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dân số trong tuổi lao động nhiều và tăng nhanh cũng tạo nên sức ép về vấn đề giải quyết việc làm, về đào tạo tay
nghề, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
Già hoá dân số:
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52
Chuyên dé thực tập tot nghiệp 23 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm 2009 tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam (tính từ 60 tuổi trở lên) chiếm 9,1% dân số. Tốc độ già hoá dân số ở nước ta nhanh hơn tốc độ tăng dân số, trong thời kỳ 1979 - 2009 dân số tăng 1,6 lần nhưng người cao tuổi tăng 2,08 lần.
Vào năm 2010 Hà Nội nằm trong số những tinh/thanh phố có tỷ lệ người cao tuổi từ 10% trở lên.
Ngày 1/4/2012,ti lệ người cao tuổi chiếm 12,3% dân số Hà Nội, cao hơn tỷ lệ chung cả nước 4,1% (12,3% và 8,2%). Phụ nữ cao tuổi nhiều hơn nam giới
(13,7% và 10,8%), ở nông thôn tỷ lệ này chênh lệch càng cao hơn (13,9% và 9,7%).
Một trong những chỉ tiêu quan trọng thé hiện xu hướng già hoá dân số là chỉ số già hoá, được đo băng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phan trăm. Chi số già hoá của Hà Nội là 45,1%, thấp hơn khu vực đồng băng sông Hồng (48,5%) và cao hơn chỉ số già hoá chung của cả nước (35,7%). Đáng chú ý rằng, chỉ số già hoá của Hà Nội cao hơn nhiều so với TP. Hồ
Chí Minh (34,1%)
2.1.3.Chất lượng dân số
Năm 2012, tại thành phó Hà Nội, do tỷ lệ sinh giảm và điều kiện chăm sóc y tế được cải thiện đã tác động tích cực tới chất lượng của dân số. Đặc biệt là cải thiện cơ cấu tuổi của dân số, làm cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm đa số trong tông số dân cư. Hiện tại dân số trong độ tuổi lao động của thành phố
Hà Nội đang có 4,89 triệu người.
Trong 4,29 triệu người 15 tuổi trở lên, đã có 3,7 triệu người, bằng 75%
đang tham gia hoạt động ở các ngành kinh tế, 25% số người còn lại là học sinh,
sinh viên, những người nội trợ, những người không có khả năng lao động và
không có nhu cầu làm việc; song với gần 3⁄4 số người trong độ tuổi lao động chưa được dao tạo, vẫn là lao động giản đơn là một thách thức lớn cho việc tận dụng
thời cơ vàng của Hà Nội.
Số liệu năm 2012 cho thấy, nếu tính dân số từ 5 tuổi trở lên Hà Nội có
73.678 người chưa bao giờ tới trường, chiếm 1,7% dân số từ 15 tuôi trở lên. Trong số này, nữ chưa bao giờ đến trường chiếm 75,5%, nhiều gấp ba lần nam giới
(24.5%).
SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52