MOT SO KIÊN NGHỊ NHAM VE GIẢI PHÁP CHO VAN DE

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội Hà Nội (Trang 51 - 59)

3.1. Bài học kinh nghiệm về quan ly dân số của các thành phố lớn 3.1.1. Bắc Kinh

Bắc Kinh là một trong bốn thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm chính trị kinh tế thủ đô Trung Quốc. Với những thành tựu to lớn về kinh tế đạt được sau khi đổi mới, thành phố Bắc Kinh đã sánh ngang với các đô thị cực lớn của thế giới như Paris, London, New York, Tokyo,... Tuy nhiên, bản thân đô thị Bắc Kinh van còn tôn tại nhiều van dé nan giải cần quan tâm sâu sắc, trong đó có

van dé quản lí dân số.

Cũng giống như quy luật chung của quá trình phát triển đô thị, kinh tế phát triển là động lực hút nguồn di cư từ khu vực nông thôn và dân số lao động cao là động lực thúc đây nền kinh tế, giữa chúng có sự tương tác qua lại. Dé thúc đây kinh tế tăng trưởng, sự gia tăng dân số cùng với tập trung ngành nghề sản xuất làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Đối với thành phố Bắc Kinh, mật độ dân số tăng cao làm cho vấn đề giao thông, môi trường, nhà đất, kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng. Từ những năm 1958, chính phủ đã đưa ra điều lệ quản lí hộ khẩu, thực thi chế độ hộ tịch phân chia giữa đô thị và nông thôn, quản lí nghiêm ngặt dân nhập cư từ vùng nông thôn vào vùng đô thị.Dân nhập cư dù đến vẫn không được tạo nhiều thuận lợi cơ hội trong tim kiếm việc làm, tiếp cận với dân sinh y tế, giáo dục cộng đồng, cuối cùng phải quay về nơi ban đầu.Cùng với chính sách một con, có vẻ như Bắc Kinh đã thành công trong công tác quản lí, hạn chế dân số trong những năm qua.

Tuy nhiên, với hơn một tỷ người bị hạn chế ở nông thôn, trước hết vì mưu sinh đã đây họ lên thành phố cho dù bị chính quyền quản lí nghiêm ngặt. Năm 1985, bộ Công an đã đưa ra quy chế quản lý dân số định cư tại các quận, tỉnh.

Năm 1989, Quốc vụ viện thông qua Chỉ thị khẩn cấp nghiêm cắm công dân lao động ra khỏi vùng cư trú. Năm 1990, Quốc vụ viện thông qua Chương trình tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn, tuy nhiên cũng không thể cản trở dòng người đồ dồn về thành phố. Bị động trong quản lí hành chính, phải thừa nhận nguồn lao động nông thôn, tuyển dụng trong thời gian ngắn, đồng thời đưa ra

phương hướng quản lí chặt chẽ, năm 1994, bộ Lao động đưa ra Quy định quản lí

lưu động lao động nông thôn. Khi đi làm cần phải mang theo (1) thẻ chứng minh

SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52

Chuyên dé thực tập tot nghiệp 47 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền

nhân dân, (2) thẻ lao động bên ngoài do địa phương cấp, (3) giấy phép cư trú

tạm thời do Công an nơi cư trú cấp, (4) thẻ chứng nhận lao động ngoại tỉnh do cục

quản lí lao động đô thị cấp.

Chỉ thành công trong quản lí dân số một thời gian ngắn, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, rõ ràng không thể tiếp tục chính sách như thé. Đến năm 2002,

Quốc vụ viện thông qua ý kiến công việc dành cho người lao động nông thôn và

nông nghiệp với phương châm: Chính sách công bình, hướng dẫn hop lí, quản lí

hoàn thiện, dịch vụ tốt. Hơn một nửa Quốc vụ viện còn thông qua Thông báo dịch vụ quản lý tuyên dụng công nhân lao động nông dân. Tuyên bố bãi bỏ chính sách, quy chế bat hợp lý đối với lao động nông thôn lên thành phố làm việc.

Hiện nay, thành phố Bắc Kinh phải đối mặt với dân số lão hóa nhanh chóng. Với chính sách con một đã làm cho dân số Trung Quốc ảnh hưởng và càng đây nhanh tỉ lệ lão hóa tăng nhanh. Theo thống kê năm 1999, tỉ lệ người già chiếm 10%, đến năm 2008 số người già có đến 2.180.000 người, tỉ lệ lão hóa là 17.7%, dự báo đến năm 2050 là 50.6%(2). Trong tương lai dé thúc day sự tăng trưởng nền kinh tế cao với cấu trúc dân số người già chiếm tỉ lệ cao, dịch vụ chăm sóc phúc lợi xã hội là bài toán khó và chưa thé giải quyết đối với chính quyền thành phó Bắc Kinh bây giờ.

3.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với Hà Nội, TP Hồ Chí mìnhcũng là thành phố có quy mô dân số cao,cao hơn cả Hà Nội. Dân số bình quân trên địa bàn thành phó năm 2013 ước

hiện có 7.990,1 ngàn người, tăng 2,53% so với năm 2012; khu vực thành thị là

6.591,9 ngàn người, chiếm 82,5% trong téng dân số, tăng 2,7% so năm trước. Ty lệ tăng dân số cơ học 15,42%; ty lệ tăng dân số tự nhiên 10,04%.

Chính sách quản lý dân số của thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng, tuy không nghiêm ngặt nhưng nó hao hao giống ở chính sách hạn chế dân số lao động nhập cư, phân chia khu vực ranh giới giữa đô thị và nông thôn, phải khai báo tạm trú tạm vắng khi rời khỏi địa phương cư trú, làm cho người nhập cư khó khăn trong tiếp cận với tìm kiếm việc làm, dịch vụ công cộng không được ưu đãi chính sách, quản lí hộ khẩu với bốn hình thức KT1, KT2, KT3, KT4 giống Bắc Kinh. Nhà nước tìm mọi cách để hạn chế dân nhập cư, sẽ không có tác dụng nhiều khi mà thành phố là nơi tìm kiếm công việc dé dàng so với các nơi khác. Điều thé hiện rõ nhất trong thất bại quản lí dân số nội thành là từ năm 1996, đại hội đại biểu đảng bộ thành phố đã đưa ra nội dung khống chế dân số khu vực

SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 48 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền

nội thành cũ dưới 300 ngàn người(3). Tuy nhiên nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta thấy dân số nội thành không những không hề giảm mà ngày càng tăng cao, và chỉ giảm trong một thời gian ngắn khi thành phố thực hiện các chương trình chỉnh trang đô thị, giải tỏa nhà ven kênh. Chính vì khu vực nội thành là nơi hái ra tiền, tiếp cận với dịch vụ đô thị dễ dàng hơn so với ngoại thành.

Biểu đồ 3.1: Dân số TP.HCM qua các năm

1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1985 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2008 2007

mkhuvyc nội thành cũ mi Khu vực nội thành phat triển Khu vực ngoại thành Toàn thành

(Nguôn: Niên giám thong kê TP.HCM qua các năm) Hiện nay nhiều tỉnh thành đang và đã triển khai xây dựng nhiều khu công nghiệp cạnh tranh với khu công nghiệp TP. HCM thì chắc chan với chính sách không được ưu đãi, nguồn nhân lực thúc đây kinh tế thành phố sẽ giảm và xảy ra nguy cơ thiếu hụt.

3.1.3 Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia phát triển, và vấn đề số người già tăng cao, không có nguồn lao động thay thế dé phát triển phải tuyên dụng lao động từ các nước như

Philippines, Việt Nam v.v... Hiện nay, những nước áp dụng chính sách hộ tịch hộ

khẩu như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Những năm gần đây Hàn Quốc, Đài Loan đã bãi bỏ chế độ này. Nhật Bản cũng áp

dụng quản lí hộ khẩu, nhưng với chính sách mềm mại, người dân có thể tự do di

chuyên từ nông thôn đến đô thị mà không cần phải khai báo, tạo cho người lao động nhập cư được bình đăng trong dịch vụ đô thị.

Với chính sách cứng nhắc trong van dé quản lí dân số đã không thé thành công và bất bình đăng đối với dân nhập cư ở Bắc Kinh đã được sửa đổi, các thành phố lớn ở Việt Nam trong tương lai xa cũng sẽ phải đối mặt, nên từ bây giờ cần đưa ra chính sách thông thoáng tạo thuận lợi cho người lao động nhập cư tiếp cận với các dịch vụ công cộng công bằng, bãi bỏ chế độ quản lí hộ khẩu theo kiểu KT, phân chia ranh giới vùng đô thị - nông thôn, khuyến khích dân nhập cư , tạo công ăn việc làm đề góp phần thúc đây kinh tế tăng trưởng, duy trì nguồn lực lao động

SV: Hà Thị Hương Trà Lớp: Kinh tế & quan lý đô thị 52

Chuyên dé thực tập tot nghiệp 49 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền

cao.Sự thay đổi cấu trúc dân số và sự tăng giảm dân số sẽ làm thay đổi cấu trúc đô thị, nảy sinh ra nhiều vấn đề có liên quan.

3.2. Giải pháp về hạn chế nhập cư

Việc thắt chặt dân số nhập cư vào nội đô không chỉ bằng biện pháp hành chính chặt chẽ hơn về đăng kí thường trú tại nội thành.Qui định điều kiện đăng ký thường trú không phải là hạn chế quyền tự do cư trú của công dân, mà chỉ là biện pháp hành chính để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và công tác quản lý nhà nước, cũng như các quyền cơ bản khác của người dân trên địa bàn Thủ đô.

Đây cũng là cách làm được nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc,

Belarus... áp dụng thành công.

Ở các nước phát triển cơ sở giao thông, hạ tầng tốt, cán bộ công chức ở cách xa nơi làm việc ở nội thành hàng trăm kilomet, nhưng họ đi làm chỉ mat khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ nên mật độ dân số không tập trung ở nội thành. Còn ở Hà Nội, tâm lý vào nội thành ở gần cơ quan, trường học... để tiện đi làm và sử dụng các dịch vụ công cộng nên dân số ngày càng gia tăng. Dé giải quyết thực trạng này đòi hỏi tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó biện pháp qui định điều kiện đăng ký vào nội thành; ưu tiên, khuyến khích giãn dân tự nguyện, di đời một số cơ quan, nhà máy, trường học, cơ sở công nghiệp... ra ngoại thành và đặc biệt phải xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích công cộng kèm theo bảo đảm sinh hoạt tối thiểu cho người dân ở.

3.3. Giải pháp 6n định tăng dân số tự nhiên

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền; nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá thực trạng công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của từng địa phương, đơn vị; đưa công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong kế hoạch hàng năm, 5 năm và từng giai

đoạn của địa phương, là nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động của

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thê có trách nhiệm đầu tư các nguồn lực cho công tác dân

số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định của Thành phó.

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số theo hướng tích cực và hiệu quả; đặc biệt tuyên truyền những

sửa đổi trong Điều 10 của Pháp lệnh Dân số; kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe gia đình, sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình; giảm tình trạng nạo, phá

SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52

Chuyên dé thực tập tot nghiệp 50 GVHD: Nguyễn Thị Thanh Huyền

thai trước hôn nhân. Tuyên truyền phòng ngừa và hạn chế các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi, vận động kiểm tra sức khỏe của các Cặp vợ chồng trước khi kết hôn. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền giáo dục, vận động người dân chấp hành nghiêm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhất là ở những nơi đông dân, tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao và có tỷ số giới tính khi sinh ở mức bất hợp lí cao,các khu công nghiệp, làng nghề và các vùng khó khăn. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân

cư đề làm tốt công tác tuyên truyền vận động.

Thành phó nên đưa nội dung DS - KHHGD vào chương trình các khóa dao tạo ngắn hạn, dài hạn về lý luận chính trị, về quản lý hành chính cho cán bộ, đảng

viên, công chức, viên chức; phát triển, đa dạng hóa các loại hình truyền thông, tập trung chủ yếu vào hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng như thảo luận nhóm, tư van cá nhân, gặp gỡ tại nhà; tiếp tục kiện toàn, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức làm công tác DS - KHHGD ở các cấp.

Xây dựng Quy định về thực hiện chính sách dân số Hà Nội nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số; đưa kết quả thực hiện các mục tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần biéu dương, khen thưởng kip thời các tập thé, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhất là sinh con thứ 3 trở lên trong cán bộ công chức.

Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư coi đây là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng dé thực hiện vận

động, xây dựng mô hình “xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ ba

trở lên”. Tiếp tục đưa nội dung thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình vào hương ước, quy ước của cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số Thủ đô: triển khai mạnh và đồng bộ các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phòng chống

suy dinh dưỡng, tình trạng béo phì; hạn chế, phát hiện sớm và điều trị kịp thời dị tật bam sinh thời kỳ bào thai và sơ sinh; phát hiện và điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại cộng đồng; chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Xây dựng triển khai thực hiện Đề án tổng thể nâng cao chất lượng dân số

Thủ đô.

SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52

Chuyên dé thực tập tot nghiệp 51 GVHD: Nguyén Thi Thanh Huyén

Nguồn lực va chính sách:

Củng cố, kiện toàn, ôn định tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, kế

hoạch hóa gia đình các cấp, đặc biệt là mạng lưới cộng tác viên dân SỐ.

Tăng thêm 67 biên chế cho các Trung tâm Dân sé, kế hoạch hóa gia đình quận, huyện (đảm bảo đủ định mức 7 biên chế cho Trung tâm Dân số, kế hoạch hóa gia đình quận, 9 biên chế cho Trung tâm Dân số, kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã); bố trí 577 biên chế là viên chức loại B làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tại xã, phường, thị tran dé đảm bảo mỗi xã, phường, thị trần có một cán bộ làm chuyên trách công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình thuộc Trung tâm Dân

số quận, huyện, thị xã quản lý.

Tăng mức thù lao cộng tác viên dân số ở thôn, tổ dân phó hệ số 0,35 (so với lương tối thiểu) đối với các xã miền núi; hệ số 0,25 (so với lương tối thiểu) ở các

phường và xã còn lại.

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Dân số, kế hoạch hóa gia đình quận, huyện, Ban Dân số xã, phường để đảm bảo điều kiện thực hiện các hoạt động sự nghiệp về dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đảm bảo định mức đầu tư ngân sách cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình từ năm 2010 đến năm 2015 tối thiểu là 5.000đ/1 người dan/1 năm, trong đó cấp thành phố 40% (2.000đ/1 người dân/1 năm), cấp quận, huyện: 60% (3.000đ/1

người dan/1 năm).

3.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng dân số thành phố hà nội

Trẻ sinh ra không may bị tật nguyên hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự

thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.Sàng

lọc trước sinh (SLTS) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) là biện pháp kiểm tra đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao dé phát hiện những di tật mà trẻ có thé mắc phải trong thời gian thai kỳ hoặc sau khi sinh.

Dé nâng cao chất lượng SLTS và SLSS, cần tập trung đây mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp cho phụ nữ mang thai, sản phụ và đối tượng liên quan.

Mục tiêu của Chi Cục DS-KHHGD Hà Nội là đến cuối năm 2015 sẽ có 98% ba

mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về SLTS và SLSS; 95% phụ nữ có thai được

SLTS; 90% số trẻ sơ sinh được SLSS. Chắc chắn răng, khi mục tiêu này thực hiện thành công thì sẽ giảm được nỗi đau về những đứa bé sinh ra với hình hài, trí tuệ bị khuyết tật.

SV: Hà Thị Hương Trà Lóp: Kinh tế & quản lý đô thị 52

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội Hà Nội (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)