Bang 1.2: Bang tổng hợp các khu công nghiệp tinh Bắc Ninh
1.3.2.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp phân theo các quốc gia
đấu tu
Các dự án FDI đầu tư vào các KCN cũng dần được mở rộng về phạm vi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư vào KCN. Đến hết năm 2010, các KCN Bắc Ninh đón nhận dự án FDI đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2011 đã phát triển lên 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến hết năm 2014 là 29
quốc gia và vùng lãnh thổ và đến nay là 33 quốc gia và vùng lãnh thé.
Bảng 1.7: Cơ cấu đầu tư FDI theo các quốc gia tại các KCN tỉnh Bắc Ninh
m Quốc gia = vùng lãnh thổ | Số dự án đầu Tổng vốn đầu tư đăng ký
dau tư tư (Triệu USD)
| Nhật Bản 79 1.345,40
2 Han Quéc 499 11.566,07
3 Singapore 22 296,61
4 Dai Loan 36 339,71
5 Trung Quéc 66 217,30 6 Hồng Kông 27 137,99
7 Malaysia 7 75,86
8 Trung đông (Israel....) 1 i 11,00
9 Các nước EU 20 394,72
10 Các Quốc tịch khác 83 836,47
lãi Trong nước 429 1.916,58
Tổng 1.269 17.137,70
SV: Nguyên Mạnh Cường
(Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh)
Lớp: Kinh té dau tư 57B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 30 GVHD: TS. Hoàng Thị Thu Hà
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký nhiều nhất là Hàn Quốc. Tính đến nay, đã có 499 dự án đến từ quốc gia này với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11.566 triệu USD. Tiếp đến là Nhật Bản với 79 dự án, vốn đầu tư đăng ký đạt 1.345,4 triệu USD; Đài Loan và các quốc gia khác. Tuy
nhiên trong giai đoạn 2019-2025 sắp tới các KCN Bắc Ninh muốn sở hữu nhiều hơn các dự án FDI đến từ các nước trong khu vực Châu Âu, nếu như hiệp định EVFTA được ký kết thành công vào hè năm 2019 thì cơ hội có thể xuất khẩu những nông sản, hay các sản phâm thủ công của Bắc Ninh sẽ được tăng cao, từ đó các nhà đầu tư có thể nhìn nhận Bắc Ninh như một tỉnh có tiềm năng kinh tế phát triển từ đó tạo tiền đề cho thu hút các dự án công nghiệp hạ tầng, kỹ thuật cao đầu
tư vào các KCN.
Mặt khác, mỗi KCN được bố trí một số tập đoàn đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thương hiệu khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác tao giá tri gia tang cao, tạo lập KCN chuyên ngành, cụm công nghiệp phụ trợ (Cụm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản; Tổ hợp công nghệ cao Samsung) dé xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN. Đến nay, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu
tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác của các tập đoàn đa
quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), ABB (Thuy Điển),
Foxcomn (Đài Loan)... đã tạo ra hình ảnh riêng biệt cho các KCN Bắc Ninh. Đồng thời là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mii nhọn trong thời gian tới, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử. Ngoài ra công tác xúc tiến, thu hút đầu tư có bước điều chỉnh, kết hợp thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đảm bảo sự hỗ trợ, tương tác, thúc đây phát triển nhanh, bền vững các KCN.
SV: Nguyên Mạnh Cường Lớp: Kinh té dau tư 57B
Chuyên đề thực tập tot nghiép 31 GVHD. TS. Hoang Thi Thu Ha 1.4 Công tác quan ly đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các Khu công nghiệp của
tỉnh
Để có được sự đóng góp cao như vậy từ nguồn vốn FDI tới tăng trưởng kinh tế của Tỉnh trong suốt giai đoạn 2011-2018 thì không thể không kể đến công sức của các cấp quản lý về đầu tư TTNN nói chung và BQL các KCN trên địa bản tỉnh nói riêng. Do nếu có thu hút được nhiều vốn nhưng không biết cách phân bổ, quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng KCN sẽ gây ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Vậy nên ta sẽ xét một số công tác quản lý đầu tư TTNN tiêu biểu tại các KCN tỉnh Bắc Ninh dưới đây:
1.4.1 Quản lý quy hoạch xây dựng đầu tư cơ sở vật chất trong Khu công nghiệp
Trong giai đoạn 2011-2018, Ban quản lý các KCN đã tham mưu UBND tỉnh
rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN theo nội dung Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày
20.3.2012 của Thủ tướng Chính phủ về chan chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thâm định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đăng ký xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch các KCN tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2035 (điều chỉnh giảm diện
tích KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh; điều chỉnh tăng diện tích KCN Thuận Thành III;
điều chỉnh vị trí quy hoạch KCN An Việt - Quế Võ 6; điều chỉnh vị trí KCN Thuận Thành 1). Thực hiện các nội dung kiểm tra, rà soát các công tác nghiệm thu hoàn
thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định.
Nhờ xây dựng đầy đủ các cơ sở vật chất nên các KCN đều đảm bảo yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp FDI về hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh đó việc làm tốt, đúng tiến độ công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài một thiện cảm rất lớn về tiềm năng kinh tế của tỉnh. Do khi đầu tư họ sẽ không phải tốn thời gian chờ đợi để hoàn thiện nhà xưởng mà chỉ can mua sắm thêm trang thiết bị cần thiết là có thể bắt đầu giai đoạn sản xuất, giúp cho quá trình
xoay vòng vốn được diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa việc điều chỉnh vi trí của các KCN
SV: Nguyễn Mạnh Cường Lớp: Kinh tế dau tư 57B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 32 GVHD: TS. Hoàng Thị Thu Hà
hop lý sẽ thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa tới các cửa khẩu, bến cảng để
xuất khâu hàng hóa, tiết kiệm chỉ phí hơn cho các doanh nghiệp. Điều này đã ghi điểm cao đối với nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư không sở hữu nhiều kho bãi
lưu trữ.
1.4.2 Công tác lựa chọn dự án đầu tư
Sau hơn 20 năm phát triển và thu hút FDI đã đến lúc Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách lựa chọn dự án đầu tư phù hợp hơn. Nếu như trước đây không cần biết là dự án gì nhưng cứ FDI là sẽ được xem xét làm hồ sơ đăng ký nhưng những hệ quả mà việc này đem lại là rất lớn, công tác kiểm định,
thâm định mắt nhiều thời gian hơn, làm cho những FDI xanh bị trôi mất. Những dự án FDI bây giờ đang bắt đầu thể hiện những hậu quả về môi trường tại tỉnh Bắc Ninh, lượng rác thải dần một nhiều, các KCN không xử lý kịp vì đều là rác thải điện
tử, khó phân hủy.
Vậy nên trong vài năm trở lại đây BQL các KCN đã xem xét tập trung kiểm
duyệt những dự án có vốn đầu tư nước ngoài mà thân thiện với môi trường, theo các tiêu chí như sau: khi lựa chọn dự án FDI cần lấy tiêu chí công nghệ làm đầu trong 5
tiêu chí vốn, lao động, công nghệ, ngoại tệ và quản lý. Tiến hành lựa chọn ngành
hay công đoạn ngành làm gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn ví dụ ngành dệt may
thay vì làm các công đoạn gia công thì đã tập trung lựa chọn các dự án ưu tiên đến
công đoạn thiết kế, thương hiệu nhiều hơn.
Với vấn đề chuyên giao công nghệ BQL đã xem xét hệ số năng suất tổng hợp (TFP) của nhà đầu tư, các dự án đầu tư nếu có TFP âm thì không thu hút thêm do sự gia tăng về giá trị của những dự án này chỉ đến từ vốn và lao động, còn công nghệ
FDI đã lạc hậu, không làm tăng giá trị khiến cho doanh nghiệp không có nhiều khả
năng mở rộng sản xuất, làm cho các sản phẩm từ KCN Bắc Ninh chưa có sức cạnh tranh trên trường quốc tế.
——ễễễễ=ẽễ c_____. .ẮẮốÚc... SEES
SV: Nguyễn Mạnh Cường Lớp: Kinh tế dau tư 57B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 33 GVHD. TS. Hoàng Thị Thu Ha Ban quản lý cũng đang ưu tiên lựa chọn những ngành nghề dần về thực phẩm hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn là linh kiện điện tử như bây giờ, tránh việc nền kinh tế quá phụ thuộc vào một lĩnh vực, để nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh có thể tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển nhưng là phát triển bền vững.
1.4.3. Công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động dau tư
Giai đoạn 2014-2018, Ban quản lý cũng chú trọng nhiều hơn vào công tác
bảo vệ môi trường với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó được thể hiện qua các hoạt động chính như: tham gia họp thâm định đầu tư mới cho 139 dự án;
Đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có hoạt động xả thải ra kênh Bắc Hưng Hải. Cùng với đó là chuẩn bị nội dung, chương trình và tham gia: làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội v/v giám sát chuyên đề về
công tác bảo vệ môi trường tại các KCN và cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường cao tại tỉnh Bắc Ninh, trong đó Đoàn giám sát trực tiếp tại KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn; làm việc với Đoàn Kiểm toán Nhà nước v/v công tác quản lý môi trường đối với các KCN tại tỉnh Bắc Ninh.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh: kiểm tra xác nhận các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho 44 doanh nghiệp (DN); Kiểm tra làm căn cứ
phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường 06 dự án; Kiểm tra theo kế hoạch 49 DN; Kiểm tra đột xuất 02 DN; Đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra 14 DN; kiểm tra công
tác thực nghiệm môi trường đối với 01 DN; làm việc với 01 DN để giải quyết kiến nghị của người dân về tiếng ồn và khí thải; làm việc với SaigonTel Chi nhánh Bắc Ninh về phương án giá và mức thu tiền dịch vụ thoát nước của KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn; kiểm tra việc khắc phục thực hiện kết luận thanh tra đối với 01 DN theo kết luận thanh tra của Tổng cục Môi trường: giải quyết kiến nghị của DN KCN Quế
Võ v/v đóng cửa xả nước thải và cung cấp nước sạch; v/v đề nghị lắp đồng hồ đo lưu lượng nước thải của 01 DN; kiểm tra an toàn hoạt động hóa chất công nghiệp và
SV: Nguyên Mạnh Cường Lớp: Kinh tế dau tư 57B
Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 34 GVHD: TS. Hoàng Thị Thu Hà
bảo vệ môi trường ngành công thương tại 06 doanh nghiệp KCN; với Cảnh sát Môi
trường - Công an tỉnh kiểm tra đột xuất 04 DN KCN; với Tổng cục Môi trường tham gia đánh giá đầu tư mới cho 6 dự án, xác nhận hoàn thành công trình BVMT
02 dự án.
Ban quản lý đã tập trung rà soát, đôn đốc, đối chứng việc khắc phục các tồn tại về môi trường theo kết luận kiểm tra và biên bản làm việc của BQL các KCN giai đoạn 2015 - 2017 về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 189 DN. Làm việc với các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan về các nội dung sau: Đôn đốc Công ty CP Tập đoàn Hanaka về việc triển khai xây dựng khu xử lý nước thải tập trung (hiện Công ty đã khởi công xây dựng); Về một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tai KCN Qué Võ II; V/v cung cấp nước sạch tại KCN Thuận Thành II; thực hiện tiêu chuẩn xả thải của 01 DN KCN Yên Phong: v/v dọn dẹp cống rãnh, vệ sinh môi trường theo kiến nghị của Công ty Samsung Electronics; giải quyết kiến nghị của Sài Gòn Tel về khơi thông và đảm bảo dòng chảy của kênh tiêu T11; Giải quyết kiến nghị của các DN KCN; Đôn đốc DN KCN thực hiện đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường: về phản ánh một số doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn
thường xuyên thải nước thải chưa qua xử lý ra các kênh mương do UBND huyện
Tiên Du chủ trì; Làm việc với chủ đầu tư KCN Qué Võ II về tính tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước.
Đến nay, 9/10 KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường. Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hanaka đang triển khai
xây dựng, cam kết đến 30/4/2019 tiến hành chạy thử.