NGUY HẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam (Trang 23 - 42)

2.1 Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam.

Về tổng lượng chất thải nguy hại và chất thải thông thường miền Đông Nam Bộ là khu vực có mức phát sinh cao nhất trong cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long; rồi đến Trung du và miền núi phía Bắc; (Biểu đồ 3.1)

Biểu đồ 2. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại 6 vùng trong cả nước

= Đồng bằng sông

Hồng

m Trung du và miền

. ia “

nui phía Bắc

ơ = Bắc Trung Bộ và

duyên hải miền

| # Tây nguyên

= Đông Nam Bộ

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800 ngàn tắn/năm. Số lượng chất thải nguy hại này được thống kê dựa trên số lượng chất thải nguy hại tối đa dự kiến phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (do các chủ cơ sở này đăng ký) và không bao gồm lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

cá nhân, hộ gia đình nên có độ chính xác chưa cao. Luong chất thải nguy hại phat sinh thực tế hàng năm hiện chưa được thống kê đầy đủ.

Hiện nay, đa số các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hàng năm đều đã thực hiện công tác đăng ký và được cấp Số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư 36/2015/TT - BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Lượng chat thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép dé xử lý. Một phần lượng chat thải nguy hai phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng

các công trình bảo vệ môi trường ngay tại cơ sở), bởi các cơ sở xử lý do địa phương

cấp phép hoặc được đưa ra nước ngoài dé tái chế và xử lý. Một số chat thải nguy hại đặc thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì

hiện đang được lưu giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng

chất thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số

còn lại được các làng nghề tiến hành thu gom, tái chế nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đồ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chat thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe

cộng đồng.

s* Chat thải nguy hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Ước tính trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30%. Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ lệ chất thải nguy hại cao.

— Chất thải rắn công nghiệp từ ngành cơ khí có khoảng 50% là chất thải độc hại chứa kim loại nặng, chất ăn mòn và dễ cháy; Chất thải rắn công nghiệp từ ngành công nghiệp dệt, may mặc chứa khoảng, 44,5% chất hải độc hại; Chất thải

ran công nghiệp từ ngành công nghiệp điện, điện tử có trên 70% là chất thải độc hại chứa các cặn kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Chất thải rắn công nghiệp từ ngành hoá chất có khoảng 62% là chất thải độc hại dưới dạng vi sinh vật và kim loại hòa tan; Chất thải rắn công nghiệp từ ngành công nghiệp thực phẩm có khoảng 20% chưa các vi khuẩn làm thối rita; Các chat thải rắn công nghiệp khác như thuộc da, xà phòng, sản xuất tân dược... cũng tạo ra chất thải

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

độc hại. (Nguồn: Báo cáo đánh giá phục vụ xây dựng Quy hoạch xử lý chất thải ran Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tam nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng

Hà Nội, 2013)

Ngoài ra, một nguồn phát sinh chất thải nguy hại là từ các vụ vi phạm pháp luật trong nhập khâu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Một số tô chức, cá nhân lợi dụng việc nhập khâu phế liệu đã đưa chất thải nguy hại chủ yếu là phế liệu kim loại, nhựa, sim lốp cao su thải, vỏ ôtô, tàu biển chưa làm sạch tạp chat, ắc quy chì thải, sản phẩm điện tử đã qua sử dụng (màn hình máy tính, bản mạch điện tử thải,...) về Việt Nam. Các địa bàn trọng điểm diễn ra hoạt động này là tuyến biên giới phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai), Tây Nam (Tây Ninh, Kiên Giang) và các cửa khẩu đường biển (tại Hải Phòng, Quảng Ninh và Tp. Hồ Chí Minh). Theo thống kê

của Tổng cục Hải quan, số lượng các vụ vi phạm nhập khâu chất thải nguy hại trái phép có diễn biến phức tạp, cụ thể: năm 2011 phát hiện 17 vụ với khối lượng chất thải nguy hại thu giữ là 573 tấn, năm 2012 phát hiện 30 vụ với khối lượng thu giữ 3.868 tấn và tính đến tháng 7/2013 phát hiện 13 vụ với khối lượng chất thải nguy hại thu giữ là 323 tan (Báo cáo “Tổng quan về các áp lực lên môi trường nước ta hiện nay và một số định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thời gian tới”, Hội nghị Môi trường toàn quốc lan thứ IV, Bộ Tài nguyên và Môi

trường, tháng 9/2015).

s* Chất thải nguy hại khu vực nông thôn

Đối với chất thải rắn phát sinh từ khu vực sản xuất ở nông thôn, đáng quan tâm là các loại chất thải rắn như bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất thải rắn phát sinh từ nhóm làng nghề tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa) với nhiều thành phần nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người (Bảng 2). Theo uớc tính mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất

bảo vệ thực vật, phân bón các loại ra môi trường.

Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường và báo cáo của Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật từ thời kỳ bao cấp, chiến tranh, không rõ nguồn gốc

hoặc nhập lậu. Tính đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn toàn quốc thống kê được 1.562 điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương. Căn cứ theo QCVN 54:2013/BTNMT của Bộ Tài nguyên

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

va Môi trường về ngưỡng xử ly hóa chat bảo vệ thực vat hữu co theo mục đích sử dụng đất thì hiện có khoảng 200 điểm 6 nhiễm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật có mức độ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, anh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng (Nguồn Báo cáo “Báo cáo quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực sông, khắc phục ô nhiễm, suy

thoái và cải thiện chất lượng môi trường”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội nghị môi trường toàn quốc, tháng 9/2015).

Bảng 2. Chất thải rắn phát sinh tại một số làng nghề tái chế.

STT Làng nghề Chất thải răn

1 Lang nghé tai ché chi Vỏ ắc quy hỏng, rỉ sắt, sắt

vụn, đât, bùn

2 Làng nghề tái chế nhựa Nhựa phê loại, nhãn mác, băng ghim, các tạp chất

3 Lang nghề tái chế giây Phé thải giấy, bao gói

4 Làng nghé tái chế sắt thép Ri sắt, sắt vụn, đất, bùn

mạ, mạ kim loại

Nguồn: Tổng cục Môi trường thống kê.

%* Chất thải nguy hại y tế

Chất thải nguy hại y tế chứa các tác nhân vi sinh, chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dang chất thải có thé sẽ gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những người phải tiếp xúc trực tiếp (Báo cáo “Tổng quan về các áp lực lên môi trường nước ta hiện nay và một số định hướng, giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường thời gian tới”, Tông cục Môi trường, Hội nghị môi trường toàn quốc, tháng 9/2015). Nguôồn phát sinh những chat thải nguy hại từ hoạt

động này được liệt kê trong bảng 3.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, theo khảo sát của Sở Y tế, trong năm

2014, lượng chất thải nguy hại y tế từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn đã xấp xi 1,6 nghìn tan cao nhất trong số các tỉnh báo cáo (biểu đồ 3).

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

Bảng 3. Nguồn phát sinh các loại chất thải nguy hại đặc thù từ hoạt động y tế.

Loại chất thải nguy hại Nguồn tạo thành

Chất thải lây nhiễm Chat thải lây nhiễm sắc nhọn là chat thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng, bao gồm: bơm kim tiêm ; kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; lưỡi dao mồ, kim châm cứu; đỉnh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc

nhọn khác;

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, bao gồm: các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thê;

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dính mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IIItrở lên;

Chất thải giải phẫu gồm có: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí

nghiệm.

Chất thải nguy hại không lây

nhiễm

Hóa chat thải bỏ bao gồm các thành phần nguy hại;

Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; Thiết bị y tế vỡ, hỏng, đã

qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nang;

Chat hàn rang amalgam thai bỏ;

Chất thải nguy hại khác theo quy định quản lý chất thải nguy hại hiện hành.

Nguồn: Công văn số 436/BYT-MT ngày 22/1/2016, Bộ Y tế, 2016.

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

Bang 4. Khối lượng chat thải rắn nguy hai y tế của một số địa phương

năm 2014

STT Tên tỉnh Chat thải nguy hại Y tế (tan/ năm)

1 Hà Nội 1632 (*)

2 Ninh Binh | 887

3 Đồng Nai 756

4 Nghệ An 616 5 Thanh Hóa 283

6 Lạng Sơn 256 7 An Giang 236 S Nam Dinh 233 9 Điện Biên 173 10 Ninh Thuận 146 11 Hà Tĩnh 134

12 Kon Tum 64

Nguồn: Báo cáo hiện trang môi trường 5 năm (2011 - 2015) các địa phương, 2015. (*) Số liệu thống kê tại các đơn vị y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý.

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

Biểu đồ 3. Biểu đồ khối lượng chất thải rắn nguy hai y tế của một số

địa phương năm 2014

(Don vi: tan)

1800 1600 1400 1200 1000 800

400 |600

: tion

Nguôn: Báo cáo hiện trang môi trường 5 năm (2011 - 2015) các địa phương, 2015.

(*) Số liệu thong kê tại các don vị y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý.

Theo thống kê chất thải y tế tại một số tỉnh thành được thống kê, một số tỉnh có lượng chất thải y tế lớn: Hà Nội, Ninh Bình, Đồng Nai, Nghệ An từ hơn 600 tấn đến lớn nhất là Hà Nội hơn 1,6 triệu tan.

2.2 Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.

2.2.1 Khung chính sách trong quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

2.2.1.1 Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định 38/2015/CP - CP về quản lý chat thải và phế liệu.

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014, thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2005. Đây là nguồn luật cơ bản của pháp luật môi trường Việt Nam hiện hành, Luật này có 22 chương 170 điều.

Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các nội dung của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đồng thời khắc phục những hạn chế, bat cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, luật hóa chủ trưởng

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 26 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

của Đảng, bô sung một sô nội dung mới vê bao vệ môi trường nhăm dap ứng yêu câu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, đông thời sap xêp lại trật tự các chương, điêu, câu chữ đảm bảo tính logic và khoa học, quy định cụ thê quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, tô chức, cá nhân đôi với môi trường.

Kế thừa các nội dung cơ bản về quản lý chất thải nguy hại của Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã quy định rõ hơn về điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Điểm mới của quy định về quản lý chất thải nguy hại là Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại; Xác định rõ nội dung quản lý chất thải nguy hại trong

quy hoạch bảo vệ môi trường do Bộ Tai nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng,

trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với các quy định này, quản lý chất thải nguy hại với trách nhiệm đầu mối là Bộ Tài nguyên và Môi trường: cấp tỉnh không còn được cấp phép xử lý chat thải nguy hại. Có ý kiến cho rằng, cap Bộ khó có thé quan ly các cơ sở xử lý chất thải nguy hại quy mô nhỏ ở địa phương và vì thế nên dé địa phương quản lý. Quan điểm của cơ quan soạn thảo và các cơ quan tham mưu của Quốc hội là, với khả năng nhân lực, kỹ thuật, vốn hạn chế, các cơ sở nhỏ không thể tham gia xử lý chất thải nguy hại bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường nên không cho phép các cơ sở sở này hành nghề xử lý chất thải nguy hai.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 24/4/2015 nội dung về quản lý chat thai và phế liệu (Nghị định) với kết cấu 9 Chương, 66 Điều, 1

Phụ lục

Nội dung liên quan đến quản lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng được quy định trong 10 Điều từ Điều 5 đến Điều 14 của Nghị định. Các quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Nghị định được xây dựng theo hướng khả thi, đảm bảo quy định chặt chẽ chất thải nguy hại từ phân định, áp mã, phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyền đến xử lý.

Theo đó, các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa thích hợp; Chủ nguồn thải chất

thải nguy hại phải có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường, định

kỳ 6 tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 27 GVHD: PGS.TS Lê Thu Hoa

thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyền giao được trong các trường hop: Chưa có phương án vận chuyền, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp; Việc thu gom, vận chuyền chất thải nguy hại chỉ được phép thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, thời hạn Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 3 năm kể từ ngày cấp. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thầm quyền cấp Giấy phép xử lý chat thải nguy hại trên phạm vi toàn

quôc.

Bên cạnh đó, Nghị định đã quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó nêu rõ về địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thâm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật; có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu.

2.2.1.2 Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ký ban hành Thông tư

s636/2015/TT-BTNMT về quản lý chat thải nguy hại; Thông tư có hiệu lực thi hành ké từ ngày 15/8/2015 và bãi bỏ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Theo đó, Thông tư quy định chỉ tiết Khoản 3 Điều 90, Khoản 6 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường;

Khoản 3 Điều 8, Khoản 11 Điều 9, Khoản 7 Điều 10, Khoản 5 Điều 11, Khoản 1 Điều 13, Khoản 6 Điều 49, Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của

Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Thông tư này áp dụng đôi với cơ quan quản lý nhà nước; tô chức, cá nhân trong nước hoặc tô chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đên chât thải

nguy hại.

Việc phân định chất thải nguy hại thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải

nguy hại.

Chất thải nguy hại phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm: Khi đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; Khi chuyên giao chất thải nguy hại đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.

Hoàng Thị Vân Anh - MSSV:11130340

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam (Trang 23 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)