3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề
3.1.1. Văn bản pháp luật của Nhà nước
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được nhà nước ban hành về van đề bảo vệ môi trường làng nghề như:
Luật bảo vệ môi trường 2014 vàtheo đó là Nghị định 19/2015/NĐ-CP Nghị
định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong Luật môi trường 2014,tai điều 70 bảo vệ môi trường làng nghề cũng đã quy định rất chi tiết về các điều kiện dé phát triển làng nghé và quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với BVMT làng nghề. Và điểm mới trong luật môi trường 2014 về quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các tô chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp
và cộng đồng dân cư: Nghĩa vụ và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc, các tô chức xã
hội, xã hdi-nghé nghiệp và cộng đồng dân cư đã được quy định tại một chương riêng. Đồng thời, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc bảo đảm quyền của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.
Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề Và cơ sở sản xuất, kinh đoanh, dịch vụ.Nội dung của Thông tư này nhằm quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.Thông tư gồm 7 Chương và 29 Điều, quy định về: Bảo vệ môi trường
cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; Bảo vệ môi trường làng nghề;
Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phương án bảo vệ môi trường: Quan trắc môi trường; Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ.Cụ thể quy định về bảo vệ làng nghề như sau: Điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề để được công nhận làng nghề bao gồm: Có phương án bảo vệ môi trường
làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt; các cơ sở hoạt động trong làng nghề
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTQL Tai nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 40 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
phải được cơ quan nhà nước có thâm quyén phê duyệt báo cáo đánh giá tac động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường: có hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề; có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, được trang bị phương tiện và bảo hộ lao động day đủ.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tô chức thực hiện việc đánh giá, phân loại các làng nghề trên địa bàn theo mức độ ô nhiễm môi trường theo tiêu chí đánh giá, phân loại. Việc đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường được thực hiện định kỳ 2 năm/lần; có biện pháp quản lý đối với các cơ sở không thuộc ngành nghềđược khuyến khích phát triển tại làng nghề và không cấp phép cho cơ sở có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghé.Thong tư này quy định rõ về bảo vệ môi trường làng nghé; trách nhiệm củacác cơ quan, tô chức, hộ sản xuất, cá nhân có liên quan trong công tác bảo vệ môi trường làng nghé.Thuc hiện Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT, Sở TN và MT phân loại và đề nghị đưa 13 làng nghề vào danh mục cần phải xử lý cải thiện, phục hồi môi trường giai đoạn 2013-2020. Đối với các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vượt quá khả năng xử lý của địa phương, Sở TN và MT phối hợp với UBND các huyện tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ TN và MT, các tổ chức quốc tế cùng với trách nhiệm đóng góp của các cơ sở sản xuất trong làng nghề dé lập và thực hiện dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chat lượng cuộc sống thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khâu do vậy đi kèm với Nghị đình này có các Thông tư hướng dan: Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ
Tài chính trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ.
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải ran; Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Với 3 chương, 11 điều, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải đã đưa ra các quy định về phí bao
trùm đôi với nước thải, áp dụng đôi với nước thải sinh hoạt và nước thải công
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 41 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
nghiệp. Đồng thời, Nghị định cũng xác định cụ thé từng nguồn nước thải như: Nước thải thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, bao gồm nước thải không chứa kim loại
nặng và nước thải có chứa kim loại nặng; Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi
trường từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối tượng quy định nêu trên.
Tổ chức, cá nhân xả nước thải là người nộp phí BVMT đối với nước thải theo quy định nay. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả nước thải vào hệ thống thoát nước khu đô thị hoặc khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì người nộp phí BVMT đối với nước thải là đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
3.1.2. Văn bản pháp luật cua địa phương
Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được Nhà nước ban hành, huyện Văn Lâm và tỉnh Hưng Yên có rất nhiều các công văn,
quyết định về môi trường làng nghề như sau:
- UBND huyện Văn Lâm có tờ trình số 59/TT-UBND ngày 20/7/2009 về việc tiến hành quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề tái chế chì phế liệu tại xã Chỉ Đạo. Theo tờ trình này, UBND huyện Văn Lâm đã nêu rõ kế hoạch quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề với quy mô hơn 21 ha, dé đưa các hộ sản xuất tái chế chì vào cụm công nghiệp làng nghề.
- Tháng 2-2010, UBND tinh Hưng Yên ra Quyết định 491/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chỉ tiết tỷ lệ 1/500, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo, với diện tích hơn 21,8 ha, cách xa khu dân cư. Với
công nghệ mới, lượng khí thải đã giảm đáng kê.Mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành tài nguyên, môi trường, công thương, khoa học và công nghệ tổ chức di đời toàn bộ 13 hộ dân còn lại đang sản xuất, tái chế chì xen lẫn trong khu dân cư chuyền ra cụm công nghiệp làng nghề; di chuyên toàn bộ chat thải rắn nguy hại còn tồn đọng trong khu dân cư. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quy trình tái chế chì, kiểm soát tác động môi trường của các cơ sở sản xuất tái chế chì. Có kế hoạch dé cải tạo môi trường đất, nước, không khí tại làng nghé. Tinh đã quy hoạch và bồ trí đất xây dựng cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo với tổng diện tích 21,8 ha và giao cho huyện Văn Lâm kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đưa các hộ làm nghề tái chế chì ra hoạt động tập trung. Tỉnh cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai doanh nghiệp
là Công ty TNHH Ngọc Thiện và Công ty TNHH làng nghề Đông Mai.
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 42 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
- UBND tỉnh Hung Yên số 97/UBND- KTTH ngày 19/01/2010 về việc lập QHXD cụm công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên có tờ trình số 56/TTsSTNMT ngày 26/01/2011 về việc thông báo thu hồi đất tại xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm dé thực hiện dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề xã
Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm.
- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 12.12.2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020. Theo đó, Hưng Yên sẽ tập trung phát trién nguồn nhân lực, các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai; xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề...
- Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bản tỉnh.
Đây là chương trình hành động cụ thé hóa các nhiệm vu và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm xử lý các vấn đề cấp bách về ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nông nghiệp, nông thôn, làng nghề và các doanh nghiệp, cơ sở gây 6 nhiễm môi trường; tạo chuyên biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động bảo vệ môi trường, nhất là ý thức tích cực bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Dé an số 02/DABVMT-UBND ngày 8/9/2011 của UBND huyện Văn Lâm về quản ly và bảo vệ môi trường trên địa ban huyện gia đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 29/4/2010 của Ủy Ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên. Theo điều 4 đến điều 7 của quyết định cũng đã quy định rat rõ ràng va cụ thé về trách nhiệm bảo vệ
môi trường của tô chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo
vệ môi trường đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp; bảo vệ môi trường đối với làng nghề.
Như vậy, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng cho van đềbảo vệ môi trường làng nghề còn rất hạn chế, hầu hết các văn bản đều được ban hành sau khi sự cố môi trường làng nghé đã xảy ra. Qua quá trình điều tra cho thấy, các
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 43 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
văn bản quy định về vấn đề môi trường từ các cấp chính quyền đều dé chi đạo van dé làng nghề tái chế chì ở xã Chỉ Dao.
Hiện tại, quỹ môi trường tại xã Chỉ Đạo được xây dựng qua sự đóng góp của
các thành viên trong Hiệp hội làng nghề. Các thành viên trong hiệp hội mỗi năm sẽ đóng một khoản nhất định và ban giám đốc của hiệp hội sẽ quản lý và ra quyết định
sử dụng quỹ đó.
Quỹ môi trường được sử dụng vào các công việc như mua sắm trang thiết bị máy móc để bảo vệ môi trường; bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp hàng năm cho trang thiết bimay móc; thuê nhân công vệ sinh nhà xưởng, nhân viên vận hành máy móc ở cụm công nghiệp; đền bù thiệt hại về đất đai, nguồn nước, ... cho các hộ gia đình xung quanh khu chế xuất.
3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục và cải thiện môi trường làng nghề tái chế chì ở xã Chỉ Đạo.
3.2.1. Lập quỹ môi trường
Dựa trên mức sẵn lòng chi trả như đã tính ở chương II, UBND xã Chỉ Dao sẽ
xây dựng Quỹ môi trường tại xã Chỉ Đạo.
Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Phí và lệ phí môi trường: dựa trên mức sẵn lòng chi trả WTP như đã tính, dự kiến thu 15.500 đồng/hộ/tháng.
- Đóng gop tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp.
- Các tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức, chính quyền địa
phương và chính phủ.
- Đóng góp của các tô chức, nhà tài trợ từ nước ngoài.
- Tiền lãi va các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ
- _ Tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
- Hiện tại, ở xã Chỉ Đạo có 2237 hộ gia đình, giả thiết các hộ đều tham gia đống góp đầy đủ từng tháng thì mỗi tháng, dự kiến quỹ sẽ thu được 34.673.500 đồng/tháng.
Về hình thức thu: UBND xã sẽ lập ra một phòng ban chuyên về quản lý và sử dụng quỹ này. Trong phòng ban này, ít nhất cần 4 thành viên là trưởng thôn của 4 thôn trong xã. Hàng tháng, các trưởng thôn tự tổ chức thu tiền ở thôn mình rồi
mang nộp lên xã.
Ở các thôn, trưởng thôn sẽ phân công cho các nhân công trong đội vệ sinh của thôn thu tiền hang tháng theo xóm dé dé quản lý.
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 44 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
Mục đích lập quỹ:
- Cho các cơ sở sản xuất vay với lãi suất ưu đãi. Đối tượng được cho vay ưu đãi từ quỹ là tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ
môi trường; dự án đầu tư thực hiện việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.
- Làm kinh phí cho các hoạt động, cuộc thi về bảo vệ môi trường ở địa
phương.
- Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động môi trường như: xe chở rác, chối, xẻng, quan áo lao động cho các nhân viên thu gom,...
- Kinh phí cho việc vận chuyền và xử lý rác thải.
- Trả lương cho nhân viên thu gom rac tai địa phương.
- Chi trả cho việc mời các chuyên gia tư vấn, thực hiện các dự án khắc phục
và cải thiện môi trường.
Các hỗ trợ do quỹ môi trường cung cấp thông thường dưới hình thức hỗ trợ tài chính với các điều khoản ưu đãi, chăng hạn như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay vốn đài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện hành trên thị trường dé khuyén khích các dự án đầu tư bảo vệ môi trường, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tao và truyền thông môi trường, các dự án kiêm soát và
xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp.
Với vai trò là một cơ chế tài chính hỗ trợ các hoạt động BVMT, quỹ môi
trường có những đặc trưng sau:
- Tạo điều kiện giúp tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đối với nguồn vốn dành cho các hoạt động môi trường
- Tạo dựng tính ồn định và bền vững cho việc thực hiện các hoạt động môi
trường
- Là nơi đón nhận các nguồn tài trợ trực tiếp và gián tiếp, nhất là đối với các nguồn vốn.
- Hình thành và tăng cường mối quan hệ đa ngành, hướng tới các mục tiêu của phát triển bền vững.
Quỹ môi trường sẽ được sử dụng minh bạch và đúng mục đích. Hàng tháng
sẽ có báo cáo thu chi thông báo đến toàn nhân dân trong xã để mọi người có thé năm rõ tình hình tài chính của quỹ, cũng như để tránh trường hợp tham nhũng, lợi dụng quỹ đề sử dụng vào những công việc riêng.
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 45 GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai
3.2.2. Giải pháp từ chính quyền dia phương.
UBND xã cần đưa ra quy định mới về nộp lệ phí thu gom rác thải trên địa
ban xã, trong đó phải xác định rõ khung giá cho phí vệ sinh và khung giá cho các
hợp đồng thu gom, vận chuyên, xử lý chất thải, bổ sung chặt chẽ hon phí thu gom rác theo từng loại chat thai và theo từng đối tượng dé mọi người chấp hành nộp lệ phí đầy đủ. Tuy nhiên, việc áp dụng mức phí này không phải ở tất cả các khu vực đều như nhau. Điều này không tránh khỏi suy nghĩ của người dân về sự không công bang. Do vậy, giải pháp cần thực hiện trước đó là thu phí theo từng loại chat thai và
khối lượng chat thải. Cu thé:
+ Thu gom tại nhà có mức phí cao hơn so với thu gom tại các bãi rác quy định.
+ Đặt ra mức phí cơ bản dựa trên sự sẵn lòng chi trả của người dân cho sản
lượng chất thải thải ra, sau đó quy định mức phí cho lượng rác thải vượt quá hoặc ít
hơn.
+ Các loại rác có thé tái chế mức phí sẽ thấp hơn, rác cồng kénh có mức phí
cao hơn...
Việc này không những góp phần nâng cao ý thức người dân mà còn giảm chỉ phí vận chuyền, giảm lượng rác phải thu gom, tăng lượng rác tái chế.
- UBND cần cụ thé hóa các văn bản pháp luật bằng các chi thị quyết định thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, có các văn bản hướng dẫn
cơ chế hoạt động doanh nghiệp. Trước mắt cần thực hiện những công việc như:
+) Ban hành quy định về việc tự kê khai khối lượng phế thải của các cơ sở,
hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh tại làng nghề cũng như trách nhiệm của họ trong việc thu gom, xử lý chất thải răn.
+ Với các đoàn thể xã hội thì đặc biệt nhắn mạnh vai trò của hội phụ nữ. Hội phụ nữ rất chăm chỉ, chu đáo và hiểu rõ các khâu phát sinh ra chất thải trong đời sống sinh hoạt hằng ngày; có thê đi vận động, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ
môi trường ở địa phương.
+ Phân công cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, cơ quan
thực hiện; tăng cường thêm nhân lực cho các hoạt động khắc phục và cải thiện môi
trường làng nghề.
+Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo các mục tiêu về phát triển bền
vững.
SV: Lê Thị Việt Anh Lớp: KTOL Tài nguyên & Môi trường 55