2.1. Định hướng đầu tư của Tong công ty trong thời gian tới
Trong giai đoạn 2019 — 2025. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam — CTCP định
hướng đầu tư bảo đảm phát triển bền vững thông qua chính sách đầu tư có trọng điểm vào ngành nghề kinh doanh chính tạo ra lợi thé cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không của Vietnam Airlines và các công ty có vốn góp trên nguyên tắc đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư. Tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật sửa chữa
bảo dưỡng. cơ sở huấn luyện đào tạo chuyên ngành và các cơ sở trong dây chuyền dịch vụ
đồng bộ tại các sân bay căn cứ.
Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines trên thị trường nội địa gồm hai nhóm
chính. Thứ nhất, tiếp tục phát triển như hãng nội địa duy nhất có dịch vụ chất lượng 4 sao, có mạng bay kết hợp quốc tế - nội địa, phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng, nắm chắc nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Thứ hai, thực hiện chiến lược
thương hiệu kép (Dual-brand) giữa VNA và Jetstar Pacific, phối hợp toàn diện về sản
phẩm. mang bay, chính sách ban, tiếp thị... tập trung trên các đường bay trục nhằm bao phủ dải sản phâm. phục vụ mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng bay và tần suất phối hợp.
giữ thị phần của VNA Group (gồm VNA, Jetstar Pacific và Vasco) đến 2025 ở mức trên
dưới 60%.
Cụ thê, để thực hiện được chiến lược kinh doanh này, Tổng công ty đã vạch ra kế hoạch đầu tư mạng tàu bay như sau: Mạng đường bay của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục được xây dựng với tần suất khai thác ngày càng cao, tập trung quy hoạch nối chuyến qua sân bay cửa ngõ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm từng bước xây dựng thành phó
Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành trung tâm trung chuyên hàng không khu vực, cạnh tranh
trực tiếp với các trung tâm trung chuyên lớn như Hongkong, Bangkok, Singapore, Kuala
Lumpur. Từng bước xây dựng sân bay Da Nẵng thành trung tâm bổ trợ cho 2 trung tâm chính là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, dé đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của hành khách. Tổng công ty nghiên cứu phát triển thêm đường bay nối các địa phương (không xuất phát từ 03 trung tâm lớn). Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sẽ phối hợp chặt chẽ sản phẩm với Jetstar Pacific dé thực hiện chiến lược thương hiệu kép (Dual-brand). Theo
đó, Vietnam Airlines chiếm lĩnh khách doanh thu cao và trung bình, duy trì thị phần có định
với doanh thu thấp. Jetstar Pacific sẽ cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ khác và chiếm lĩnh tăng trưởng của thị phần khách doanh thu thấp.
Kế hoạch phát triển đội tàu bay chở khách của Vietnam Airlines đến năm 2020 sẽ có 02 dòng tàu bay chính theo tiêu chuẩn chung của quốc tế:
SV: Nguyễn Thị Thanh Huyễn Lop: Kinh tế dau tư K57B
87
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Từ Quang Phương
- A350 | B787: Dòng tàu bay 280 - 300 ghế (thân rộng 2 lối đi). Tập trung khai thác các đường bay tầm xa và tầm trung (Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc A, Ức,...).
- A321 | A321NEO: Dòng tau bay 150-180 ghé (than hep 1 lối di). Sử dụng trên
các đường bay nội địa, các đường bay quốc tế khu vực Đông Bắc A, Đông Nam A...
tam bay trên/dưới 5 giờ, chủng loại tàu bay lựa chọn là A320/321 và tương đương.
2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tố chức đấu thầu mua sắm
2.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đấu thầu, lập HSMT/HSYC, đánh giá
HSDT/HSĐX
Việc thực hiện tốt công tác lập kế hoạch đấu thầu, lập HSMT/HSYC cũng như
đánh giá HSDT/HSĐX, tránh được những sai sót không đáng có sẽ giúp Tổng Công ty Hàng không Việt Nam — CTCP tránh được hiện tượng chậm tiến độ trong đấu thầu. Cụ
thé, dé thực hiện được mục tiêu nay, Tổng công ty cần:
Thứ nhất, lập kế hoạch đấu thầu một cách chỉ tiết, hiệu quả
Đây là bước đầu tiên và có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đấu thầu của Tổng công
ty sau này. Kế hoạch đấu thầu càng chỉ tiết và hợp lí sẽ giúp cho Tổ chuyên gia đấu thầu và
những cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu có thê hoàn thiện các công việc một cách
nhanh chóng và hợp lí, đảm bảo các nguyên tắc yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng công việc. Để có thể xây dựng được một kế hoạch đấu thầu chi tiết và hợp lí, các cán bộ trực tiếp tham gia quá trình xây dựng và lập kế hoạch đấu thầu, cần phải nam rõ các bước
Sau:
Trong quá trình khảo sát, đánh giá tình hình, tình trạng hoạt động của các trang thiết bị máy móc tại Tổng công ty, cần phải xác định rõ những hạng mục thiết bị cần được bổ
sung, mua mới và nâng cấp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Tổng công ty mới xác định rõ được những hạng mục hàng hóa cần thiết cho hoạt động của Tổng công ty, từ đó xây dựng được mục tiêu hàng hóa cần được mua sắm. Bước khảo sát đánh giá này cần phải được tiến hành chính xác nhằm hạn chế những thiết sót tránh tình trạng đánh giá thiết sót cũng như vượt quá nhu cầu thực tế của Tổng công ty, hàng hóa mua sắm không phù hợp với hệ thống trang thiết bị đang được vận hành, lãng phí nguồn vốn kinh doanh.
Phân chia dự án thành các gói thầu nhỏ một cách đồng bộ và hợp lí dựa trên đặc
điểm cũng như quy mô của dự án. Việc phân chia này phải đảm bảo nguyên tắc quá trình thực hiện, triển khai của gói thầu này không phụ thuộc vào quá trình thực hiện, triển khai
của gói thầu khác. Dé thực hiện được việc nay, cần đòi hỏi những cán bộ chuyên trách của Tổng công ty có am hiéu về lĩnh vực các gói thầu cũng như nắm vững các quy định, quy
trình thực hiện của gói thầu.
SV: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lép: Kinh té đầu tw K57B
88
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Từ Quang Phương
Trong quá trình đánh giá tài chính các gói thầu, công ty cần phải nghiên cứu kĩ biến động thị trường, dựa vào cơ sở giá của những gói thầu có nội dung tương tự đã được
thực hiện trong thời gian trước đây. Bên cạnh đó, công ty cũng phải tính đến các chỉ phí dự phòng phát sinh của gói thầu, nhằm xây dựng được một giá trị dự toán của gói thầu
hợp lí nhất là cơ sở để xác định giá trúng thầu sau này. Xây dựng một giá trị dự toán của
gói thầu không hợp lí sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đấu thầu sau này, làm phát sinh thêm đấu thầu lại, ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch đấu thầu và triển khai thực hiện cũng như là làm gia tăng thêm chi phí phục vụ cho cuộc đấu thầu.
Thứ hai, chuẩn bị tốt HSMT/HSYC
Hồ sơ mời thầu được chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện cho hồ sơ dự thầu được soạn thảo
tốt, giúp cho các gói thầu được thực hiện thuận lợi với các giải pháp tối ưu nhất. Tránh tình trạng HSMT/HSYC mua sắm hàng hóa một cách chung chung, không chỉ tiết, gây ra nhiều khó khăn với các nhà thầu, dẫn tới số lượng nhà thầu thầu tham gia ít, chất lượng các HSDT/HSĐX thấp, gây ra nhiều khó khăn cho tổ chuyên gia trong quá trình cham
thầu, đánh giá các HSDT/HSĐX. Như thế việc chuẩn bị HSMT/HSĐX cũng là một trong
những tiền đề quyết định sự thành công góp phần hoàn thiện công tác đấu thầu. Do vậy lập HSMT/HSĐX đòi hỏi tính khoa học cao, mọi thông tin phải chính xác giúp nhà thầu
dễ đọc và dễ hiểu yêu cầu của bên mời thầu, tránh hiện tượng lặp đi lặp lại một thông tin
nào ở các phần khác nhau.
Hai bộ phận trong hồ sơ mời thầu là Chỉ dẫn cho các nhà thầu và Bản tiên lượng
càng được soạn thảo kỹ lưỡng, đầy đủ và chính xác bao nhiêu thì thông tin cho các nhà
thầu càng rõ ràng, đầy đủ bấy nhiêu. Vì thế hai bộ phận này đòi hỏi phải được tiến hành soạn thảo bởi các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm của Tổng công ty, am hiểu về dự
án, am hiểu về các quy phạm pháp luật đấu thầu.
Bên cạnh đó, một phần rất quan trọng của HSMT/HSYC chính là tiêu chuan đánh giá HSDT/HSĐX. Đây chính là căn cứ, cơ sở dé tổ chuyên gia đấu thầu có thé lựa chọn, đánh giá một cách công bằng, chính xác những HSDT/HSĐX có khả năng đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu đặt ra của gói thầu. Việc tiêu chuẩn đánh giá càng được xây dựng chỉ tiết và rõ ràng sẽ càng giúp cho nhà thầu có thể tự đánh giá được khả năng thực sự của
HSDT của mình. Qua đó, tránh những tình trạng tiêu chí đánh giá quá chung chung,
không rõ ràng, dẫn tới sự không tán thành của các nhà thầu đối với kết quả chấm thầu của tổ chuyên gia. Không những vậy, các tiêu chí được phân chia, nêu rõ tạo điều kiện thuận
lợi cho tổ chuyên gia tiến hành công việc chấm thầu được diễn ra một cách nhanh chóng
và chính xác.
SV: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lop: Kinh tế dau tư K57B
89
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Từ Quang Phuong
Khác với các công tác khác. hợp đồng được ký kết trong đấu thầu có các nội dung được quy định trước trong hồ sơ mời thầu và đã được nhà thầu chấp nhận khi soạn thảo
hồ sơ dự thầu như : phương thức thực hiện hợp đồng. thủ tục thanh toán, nghiệm thu. xử
lý tình huống khi có trường hợp bất thường xảy ra, thưởng phat, xử lý các tranh chấp hợp
đồng. ..(HSMT/HSYC). Tiến độ và thời gian hoàn thành, giá cả...(HSDT/HSĐX). Những
quy định này được Tổng công ty nêu rõ trong HSMT/HSĐX và đây là những quy định
phải tuân theo của cả hai bên kẻ từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành của đối tượng được đấu thầu. Chính vì thế, nếu Bản điều kiện của hợp đồng mà
chung chung. sơ sài, không chặt chẽ dẫn đến việc khi có phát sinh không biết phải xử lý
như thế nào và nhà thầu sẽ từ chối những nghĩa vụ thuộc phạm vi phải thực hiện của mình
chỉ vì trong hồ sơ mời thầu không nêu cụ thể. Nhưng bản yêu cầu chỉ mà công ty lập ra
cũng không được lập một cách quá cứng nhắc. đây trách nhiệm cho các nhà thầu... bởi như thế sẽ hạn chế các nhà thầu tham gia. Cho nên đối với mỗi gói thầu. công ty cần phải dựa vào đặc điểm. tính chất. quy mô thực hiện của gói thầu để đưa ra những điều kiện
hợp ly, phù hợp với tình hình cụ thé của việc thực hiện gói thầu sao cho những điều koản
nêu ra là khả thi nhất. dam bảo được quyền lợi của cả 2 bên.
Cuối cùng, đề tránh được hiện tượng nhà thầu nhận thầu nhưng không dt khả năng thực hiện, hủy thầu, Tổng công ty cần phải chú trọng điều khoản rõ ràng trong bản thảo
hợp đồng đưa ra trong HSMT/HSYC . Thường trong một hợp đồng kinh tế có ba lĩnh vực
được nêu ra: tiến độ thực hiện hợp đồng. lĩnh vực pháp lý và lĩnh vực thương mại thì
trong Bản điều kiện của hợp đồng trong HSMT/HSYC cũng cần nêu rõ những quy định như thế. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của HSMT/HSYC
- Tiến độ nhà thầu triển khai. lắp đặt các loại hàng hóa máy móc trang thiết bị dé đưa vào vận hành có được thực hiện đúng hay không thì phải thường xuyên đối chiếu tiến độ
triển khai thực tế so với tiến độ trién khai mà nhà thầu đã thống nhất với công ty qua quá trình thương thảo. Căn cứ vào đó công ty kịp thời có biện pháp xử lý các chậm trễ trên
từng khâu công tác, từng giai đoạn triển khai. Vì thế, trong hồ sơ mời thầu cần nêu rõ đây là một tiêu chuân kha quan trọng trong việc đánh giá nhà thầu và vì thế các nhà thầu phải tiễn hành lập ra được một tiền độ trién khai đưa vào vận hành hop lí, tin cậy, dam bảo tiến
độ yêu cầu của sử dụng của hoạt động sản xuất của Tong công ty.
- Trong hồ sơ mời thầu phải quy định cụ thé khi chậm tiến độ trién khai vận hành lắp ráp thì phải xác định nguyên nhân chậm là do đâu và đề ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu do lỗi của phía nhà thầu thì nhà thầu phải có biện pháp day nhanh tiến độ và sẽ không được trả chỉ phí cho các biện pháp làm tăng tiến độ đó. Nhưng nếu lỗi là do phía Tổng công ty thì chi phí cho việc day nhanh tiến độ sẽ công ty chỉ trả. Khi tiến độ bị chậm SV: Nguyễn Thị Thanh H uyên Lóp: Kinh té dau tw K57B
90
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Từ Quang Phuong
lại và có nguy cơ làm chậm thời gian hoàn thành đã được néu rõ như trong hô sơ dự thâu
đã nêu thì trong hô sơ mời thâu cũng phải nều rõ.
- Trường hợp bị phạt: phạm vi. mức độ (có thê là mức phạt nhà thầu đã nêu trong hồ
sơ dự thầu hay một tỷ lệ phần trăm nào đó thì trong hồ sơ mời thầu phải nói rõ).
- Trường hợp bị chấm dứt một phần hay toàn bộ hợp đồng do dang với nhà thầu và công ty sẽ phải tiến hành thay thế bằng một nhà thầu khác; hồ sơ mời thầu phải quy định
trường hợp nào thì áp dụng điều khoản này.
- Trách nhiệm của nhà thầu: Quy định cụ thé trách nhiệm của nhà thầu trên mọi khía cạnh gồm trách nhiệm tong quát va trách nhiệm cụ thê trong một số vấn đề. Trách nhiệm cụ thé đó là những trách nhiệm về : kế hoạch và biện pháp đảm bao chất lượng. khắc phục các vi phạm về chất lượng, lập kế hoạch triển khai lắp ráp vận hành chi tiết, tuân thủ sự quản lý và giám sát chất lượng triển khai của Tổng công ty, chế độ bảo hành các trang
thiết bị, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, cách thức vận hành của các trang thiết bị.
Những trách nhiệm này phải được nêu thật cụ thé đầy đủ và công ty cần phải dự tính trước mọi tình huồng có thé xảy ra dé có những quy định về các vấn đề đó.
- Trách nhiệm của chủ đầu tư: khi nêu lên những điều khoản nêu rõ trách nhiệm của
Tổng công ty đối với gói thầu và các nhà thầu thì không những giúp cho các nhà thầu biết
được quyền lợi của mình trong quá trình tham gia gói thầu mà còn giúp cho họ yên tâm
hơn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là khi lập hồ sơ mời thầu không nên yêu cầu một cách quá máy móc về quy trình, kế hoạch triển khai thực hiện lắp rap mà Tổng công ty chỉ nên chỉ
nêu yêu cầu về tính chất của hàng hóa mua sắm của gói thầu đề tự nhà thầu tìm ra cách thực hiện và triển khai theo họ là hợp lý nhất nhưng lại đảm bảo về chất lượng. Có như
vậy mới phát huy được yếu tô sáng tạo của các nhà thầu.
Thủ ba, danh giá HSD1/HSDX nghiêm túc, chính xác
Đây là bước mang tính chất quyết định, giúp lựa chọn ra nhà thầu xứng đáng nhất
dé thực hiện gói thầu. Nếu xảy ra sơ xuất, tiến hành đánh giá HSDT/HSĐX không đúng
theo yêu cầu nêu trong HSMT/HSYC thì kết quả LCNT sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng đến tiến độ. chất lượng gói thầu. Dé công tác đánh giá HSDT/HSĐX được chính xác, yêu cầu
thành viên có trách nhiệm trong Tổ chuyên gia phải thật can than, đánh giá đúng theo
từng tiêu chí nêu ra trong HSMT/HSYC, không đánh giá sai lệch theo ý kiến chủ quan,
gay khó dé cho các nhà thầu.
SV: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lop: Kinh tế dau tư K57B
CHỈ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. 1S. Từ Quang Phương
Ở bước đánh giá tài chính HSDT/HSĐX, phải đặc biệt chú trọng việc tính toán giá
dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), đưa giá dự thầu về
cùng một mặt bằng quy đôi (nếu có) một cách chính xác. Đây là công việc quan trọng và
bắt buộc phải thực hiện đúng vì nó trực tiếp quyết định kết quả xếp hạng NT. Tổ chuyên gia cần thực hiện tính toán theo đúng các bước, tránh làm hời hot; thiếu chính xác, ảnh
hưởng đến chất lượng gói thầu.
Trong thực tế tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam — CTCP, đôi khi, việc chậm
tiến độ thực hiện đánh giá HSDT/HSĐX cũng xảy ra do Tổ chuyên gia gặp khó khăn
trong công tác đánh giá hợp đồng tương tự của nhà thầu. Để nâng cao chất lượng, tiến độ thực hiện đánh giá HSDT/HSĐX, các cán bộ đấu thầu của Tổng công ty cần phải chủ động, linh hoạt và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đánh giá hợp đồng tương tự, tránh mất thời gian một cách lãng phí, làm ảnh hưởng tiến độ cả gói thầu.
2.2.2 Tăng cường hoạt động đấu thầu qua mạng
Hiện nay, nhận thức về đấu thầu qua mạng tại Việt Nam nói chung và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam — CTCP nói riêng đều chưa cao. Thực tế cho thấy, cả bên mời thầu và nhà thầu đều ngại đấu thầu qua mạng. Trong khi, đấu thầu qua mạng mới chính là
hình thức mang lại tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, giúp tăng tính cạnh tranh, công khai trong đầu thầu. Dé công tác đấu thầu qua mạng tại Tổng công ty được nâng cao, Tổng công ty cần nâng cao nhận thức đấu thầu qua mạng cho toàn thé cán bộ, dần dần thay đổi thói quen đấu thầu theo cách thức truyền thống, bên cạnh đó nên đặt chỉ tiêu hàng năm về số lượng
gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng dé đưa hình thức này vào thực tiễn.
Dé nâng cao nhận thức về đấu thầu qua mạng, thay thế cho đấu thầu truyền thống theo cách cũ cho toàn thể cán bộ thực hiện đấu thầu trong cơ quan, đơn vị, Tổng công ty
cần:
- Tổ chức các lớp học hướng dẫn cụ thể về đấu thầu qua mạng cho toàn thể chuyên viên đấu thầu thuộc Tổng công ty. Có thể qua các lớp học này cung cấp kiến thức đầy đủ
nhất về đấu thầu điện tử cho các cán
- Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện cũng như đưa ra những đề xuất để triển khai thành công. Đây là công
tác hết sức quan trọng, giúp đưa quá trình đấu thầu qua mạng từ lý thuyết vào thực tiễn, khắc phục những khó khăn để tạo được
- Khuyến khích các cơ quan đơn vị thuộc Tổng công ty thực hiện đấu thầu qua
mạng.
SV: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lop: Kinh tế đầu tư K57B
92