CÁC GIẢI PHAP QUAN LY CHAT THAI RAN

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 43)

3.1. Dự báo khối lượng chat thải rắn phat sinh đến năm 2020

3.1.1. Cơ sở tính toán và dw bao

Lượng CTRSH phát sinh của 18 phường trên địa ban quận Hoàn Kiếm

phụ thuộc chủ yếu vào dân số, mức sống, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, GDP

bình quân đầu người và mức độ văn minh thương nghiệp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề trong tương lai, phong tục tập quán và ý thức của

cộng đồng dân cư.

Theo quy luật phát triển, số lượng và thành phan chat thải ran cũng sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Xu hướng thay đổi là: giảm tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, tăng tỷ lệ kim loại, giấy và các chất khó phân huỷ khác như: bao bì

nhựa PVC, PP, PE...

Với tính chất là một thành phố phát triển toàn diện về thương mại, du lịch và dịch vụ, phương pháp dự báo được lựa chọn cho Hoàn Kiếm sẽ là dự báo theo quy mô dân số. Đây là phương pháp sử dụng số liệu thống kê dân số (tính cả lượng du khách đến Hoàn Kiếm hằng năm) và mức tăng dân số tự nhiên để dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai trên cơ sở dự báo quy mô dân số. Đây là phương pháp sử dụng số liệu thống kê dân số ( tính cả lượng khách du lịch đến Hoàn Kiếm hàng năm) và mức tăng dân số tự nhiên để dự báo lượng CTRSH trong tương lai trên cơ sở dự báo quy mô dan số.

s* Số liệu dự báo

Khối lượng CTRSH phát sinh được dự báo dựa vào tốc độ gia tăng dân số và

lượng CTRSH phát sinh bình quân đầu người (suất phát sinh chất thải). Dự báo dân

số theo mô hình Euler cải tiến:

Nei+1 = Ni +rN¡. At Trong đó:

Ni : Số dân hiện tại (người)

Neis1 : Số dân sau một năm (người) r : Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

At: Thời gian (năm)

Khối lượng CTRSH được tính như sau:

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 36 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

Khối lượng phát sinh = lượng phát thải bình quân đầu người * dân số Khối lượng thu gom = khối lượng phát sinh * tỷ lệ thu gom

s* Suất phát sinh chat thải

Căn cứ trên khối lượng thu gom của xí nghiệp môi trường đô thị số 2 ước tính suất phát sinh CTRSH bình quân đầu người năm năm 2010 là 1,3

kg/ngudi/ngay.

Tỷ lệ thu gom trung bình của quận Hoan Kiếm dựa trên năng lực thu gom hiện tại, hiện trạng quản ly và định hướng theo chiến lược quản lý môi trường chung của thành phố Hà Nội. Theo số liệu thống kê, có thể dự báo tốc độ gia tăng chất thải quận Hoàn Kiếm trung bình khoảng 8%, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 94%

vào năm 2015, 98% năm 2020

“+ Dự báo gia tăng dân số

Theo thống kê thì dan số quận Hoàn Kiếm tăng khoảng 3% /năm ( giai đoạn 2008 — 2010). Có thể tính toán tốc độ tăng dân số trung bình đến năm 2020 như sau:

- Giai đoạn 2011 — 2015: tốc độ tăng dân số trung bình là 2,6%/năm

- Giai đoạn 2016 — 2020 trở đi tốc độ tăng dân số trung bình là 2,3%/năm

Theo số liệu thống kê, dân số Quận Hoàn Kiếm năm 2008 là khoảng 190.000 người. Kết quả dự báo dân số quận Hoàn Kiếm được trình bày như bảng dưới:

Bảng 3.1: Kết quả dự báo dân số Quận Hoàn Kiếm đến 2020

Năm 2008 2010 2011 2015 2020

Dân số

. 178.000 190.000 195.510 220.926 246.333 (người)

(Nguồn: tính toán cua tác giả)

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế của quận những năm gần đây làm đời sống của người dân được cải thiện, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Kéo theo đó mức tiêu dung cũng tăng, dẫn đến lượng rác thải tăng. Các dịch vụ du lịch phát triển, lại là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử nên quận luôn thu hút một lượng

lớn khách tham quan trong và ngoài nước, khách vãng lai tăng làm lượng rác cũng tăng theo

3.1.2. Dự báo lượng CTR.SH phát sinh.

Trên cơ sở dự báo dân sé, tốc độ gia tang dân số và tỷ lệ thu gom rác thải của quận Hoàn Kiếm (giả định suất phát sinh rác thải là không đổi), có thé dự báo lượng

rác thải phát sinh trên địa bản quận Hoàn Kiêm như sau:

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 37 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

Bảng 3.2: Dự báo lượng CTRSH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2020 , ; Tổn :

ok Suat phat Tong luong ` . vo. Tong luong

Dan so - vụ Loe lượng chat | Ty lệ thu

Nam 1 sinh(kg/người chât thải . thu gom (người) . l thải gom (%) .

/ngay) (tan/ngay) . (tân/năm) (tân/năm)

2010 | 190.000 1.3 243.007 88.723,23 91 80.738, 14 2011 | 195.510 1.3 254.163 93.721,71 91 85.286,76 2015 | 220.926 1.3 287.204 104.829,6 94 98.539,76 2020 | 246.333 1.3 320.233 116.884,9 98 114.547,23

( Nguồn: tính toán của tác giả)

Qua dự báo trên ta thấy lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2015 là 104.829,6 tan và năm 2020 là 116.884,9 tan. lượng CTRSH phat sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi hệ thống thu gom, xử lý phải có sự thay đổi, cải thiện cho phù hợp nếu không sẽ rất khó để đảm bảo các tiêu chí về VSMT cũng như phát triển quận thành đô thị bền vững.

3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý

Dựa vào các phân tích, dự báo ở trên ta thay lượng rác phát sinh trên dia ban quận Hoàn Kiếm đến năm 2015 là 98.539,76 tan, năm 2020 là 114.547,23 tan.

Lương chất thải răn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, điều đó đòi hỏi hệ thống từ quan lý đến thu gom, xử lý CTRSH của quận Hoàn Kiếm phải có sự thay đối, điều chỉnh hợp lý để đảm bảo môi trường cảu quận trung tâm luôn xanh — sạch — đẹp.

Có nhiều cách tiếp cận trong công tác quản lý CTRSH. Dưới đây là các đề xuất, các nhóm giải pháp nhăm giúp quận Hoàn Kiếm quản lý, hạn chế sự gia tăng

lượng CTRSH đồng thời có thé ứng phó với sự gia tăng đó trong tương lai.

3.2.1. Giải pháp kinh tế, tài chính

Lượng rác ngày càng tăng, đòi hỏi số lượng nhân công nhiều hơn, dụng cụ cũng cần được cải tiến, thay thế dé phù hợp. Nhung theo ý kiến của cán bộ và công nhân môi trường của quận thì mức phí môi trường hiện nay là không đủ để chỉ trả cho các dịch vụ môi trường, vẫn phải bù lỗ nhiều. Quận Hoàn Kiếm với đặc thù nhiều ngõ nhỏ, hẹp đặc biệt là khu phố cô. Việc thu gom rác ở những khu vực này gặp không ít khó khăn. UBND quận Hoàn Kiếm có thé quy định cụ thé mức phi thu gom cho từng khu vực, như những khu phố nhỏ hep, chi phí cho việc thu gom cao

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 38 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

hơn nhưng khu vực xe dé vào hay trên các trục đường chính. Như vậy sẽ khuyến

khích công nhân của Xí nghiệp Môi trường thu gom cả ở những nơi khó thu gom.

Bên cạnh việc thu phí VSMT, UBND quận và Xí nghiệp Môi trường Đô thị

có thé áp dụng các hình phạt đánh vào kinh tế đối với các hộ gia đình, các nhân, tổ

chức vi phạm việc bảo vệ môi trường hay cản trở cán bộ, công nhân môi trường hoàn thành nhiệm vụ.

Việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài là một giải pháp quan trọng dé giải quyết các van đề về tài chính. Các nguồn vốn có thé là trong nước hoặc nước ngoài.

Xí nghiệp Môi trường Đô thị cần có kế hoạch xin vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội dé mua thêm các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyên chất thải rắn.

3.2.2. Giải pháp pháp lý, chính sách

- _ Trong thời gian qua, công tac quản lý CTRSH trên địa bàn quận đã dat

được nhiều kết quả khả quan. Vai trò của đơn vị tổ chức tham gia thu gom, vận chuyên và xử lý CTRSH nagyf càng được khang định. Công tác thanh tra và kiểm

tra, xử lý vi phạm quản lý CTR cũng được tăng cường. Tuy nhiên, bên cạnh đó

những bắt cập như thiếu rõ rang trong các quy định của văn bản pháp luật, sự chồng chéo của các tổ chức quản lý, thiếu sựu đầu tư đồng bộ nên công tác triển khai, thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, cần hoản thiện thể chế và chính sách về quản lý CTRSH, triển khai triệt dé, thống nhất từ trung ương đến địa

phương, đảo tạo, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý môi trường, tăng cường

nhân lực nhân sự thu gom, vận chuyền và xử lý rác, đồng thời điều chỉnh các văn bản pháp lý liên quan đến van đề môi trường, quản lý CTRSH sao cho phù hợp với thực tê cau quận Hoàn Kiếm nham đạt hiệu quả quan lý tốt nhất.

- Công tác phân công, phân nhiệm quản lý CTRSH cần thống nhất, đồng bộ từ cấp trung ương tới cấp địa phương

- Ap dụng quản lý tổng hợp CTR trên địa bàn quận, đây là cách tiếp cận mới trong quan ly CTR va dang được nhiều nước trên thé giớii áp dụng

- Hién nay công nghệ xử lý chủ yếu là chôn lấp, vì vậy Nha nước cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng), thuế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTR, hỗ trợ đào tạo lao động, vay vốn...

Quan lý tổng hop CTR xem xét một cách tổng thé các khía cạnh cần thiết nhất liên quan tới quản lý chất thải là môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 39 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

với sự tham gia của các bên liên quan vào các thành phần của hệ thống quản lý chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp)

Quản lý tổng hợp chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau:

- Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải.

- Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, thể chế, môi trường và công nghệ trong quản lý chất thải.

- Phối kết hợp ý kiến ưu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các bên liên

quan.

Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Cách quan lý này khác biệt với cách truyền thống là chỉ thu gom chất thải rồi đem chôn lấp, ở đây còn có một loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải đem chôn lấp, là giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng. Nguyên tắc chung cho mọi cách tiếp cận trong quản lý chất thải là sử dụng hiệu quả và tối ưu các tính năng hữu dụng của

chất thải trước khi trả lại cho môi trường.

Trong tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải thì phòng ngừa là nguyên tắc hàng đầu. Phòng ngừa là ngăn chặn sự phát thải hoặc tránh tạo ra chất thải. Giảm thiểu là việc làm dé sao cho sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát thải được giảm tới mức bang 0 thì đó là sự phòng ngừa tuyệt đối. Phòng ngừa được coi là phương thức tốt nhất dé giảm thiêu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.

Phòng ngừa và giảm thiểu là hai nac thang đầu tiên trong thang bậc quản lý chất thải.Trong kinh tế chất thải bản chất của phòng ngừa là ngăn chặn, tối đa sự phát sinh chất thải trong mọi hành động kinh tế (sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu

dùng). Tái sử dụng và tái chế là hai nắc thang tiếp theo

Như vậy, quản lý tổng hợp chat thải xét theo cách tiếp cận phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng và chôn lấp. Mối quan hệ, liên kết giữa các giải pháp này đặt trong tổng thé quản lý quá trình sản xuất và tiêu dùng có thé khái quát hóa dưới dạng sơ đồ

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 40 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

Hình 3.1: Mối quan hệ liên kết trong các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải

N

Nguyên Sản xuất Tiêu

liệu, vật dùng liệu, năng

lượng

(Chat thai `

Chen lip fo Tái chế, “a

( i sử dun. md

Dé việc áp dụng quan ly tong hop CTR thực sự phát huy hiệu qua ở nước ta nói chung và quận hoàn Kiếm nói riêng thì cần có sự phối kết hợp giữa các biện pháp về kinh tế, giáo dục, tuyên truyền...

Ngoài ra việc quản lý CTRSH trên địa bàn quận cũng hiệu quả hơn nếu các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai và thực hiện tôt, nhằm

hạn chế sự gia tăng dân số, từ đó hạn chế sự gia tăng khối lượng CTRSH

3.2.3. Giải pháp kỹ thuật

Cùng với các giải pháp về chính sách và kinh tế, dé giảm thiểu lượng rác thai sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quận cần xúc tiến các giải pháp kỹ thuật liên quan đến nguyên tắc 4R. Nguyên tắc 4R bao gồm các chiến lược Ruduce, Reuse, Recycle, Reject. Đây là chiến lược dựa trên nguyên tắc 3R đã từng được thực hiện thí điểm trên địa bàn phường Phan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm. Việc sử dụng và thực hiện thành công chiến lược này sẽ hạn chế sự phụ thuộc vào phương pháp thu

gom hiện nay. Chiến lược bao gồm các hành động cụ thể như sau:

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 41 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

- _ Tập huấn chương trình phân loại rác thải tại nguồn

- _ Xây dựng mô hình thí điểm vè quan lý và phân loại rác - _ Tổng kết kết quả triển khai các mô hình thí điểm

Việc trang bị thêm các trang thiết bị, máy móc cũng giúp công tác thu gom, vận chuyền đạt hiệu quả cao:

- Pau tư thêm các thùng rác dé tăng hiệu quả thu gom

- Pau tư thêm các xe gom, các máy móc thiết bị hiện đại

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện chưa có trạm trung chuyển rác, nên việc tập kết rác cũng như vận chuyền đến nơi xử lý còn gặp không ít khó khăn. Vì vậy bên cạnh việc trang bi các trang thiết bị thu gom, vận chuyền tiên tiễn cần xây dựng trạm trung chuyền rác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Thực tế cho thấy hiện nay công nghệ xử lý CTRSH của quận vẫn chủ yếu là biện pháp chôn lấp và chế biến chất thải hữu cơ thành phân compost. CTRSH của quận hầu hết đều được vận chuyên tới chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Tuy nhiên, lượng rác ngày càng tăng các công nghệ xử lý hiện tại không thé đáp ứng yêu cầu do mật độ dân số cao, quỹ đất giành cho chôn lấp thì hạn chế. Vì vậy,UBND quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung cần nghiên cứu, áp dụng các

công nghệ mới vào xử lý CTRSH hạn chế chôn lắp nhăm tiết kiệm nguồn đất, bảo vệ môi trường lại tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thai. Có thé dé xuất thành phố và các thành phố lân cận cùng áp dụng công nghệ đốt rác tạo năng lượng, công

nghệ liên hợp xử lý rác

- Công nghệ đốt rác sinh hoạt là công nghệ hiện đại, có thé thu hồi nhiệt, năng lượng, sạch, ít tốn đất nhưng chi phí đầu tư ban đầu, vận hành cao, kỹ thuật phức tạp, khó kiểm soát khí thải

- Cong nghệ liên hợp xử lý CTRSH: là công nghệ tích hợp các cụm công

nghệ thiết bị tái chế các thành phan rác thải nhằm hạn chế chôn lap. Công nghệ này chiếm ít đất, tái chế được hơn 70% tổng lượng rác thải, phù hợp điều kiện địa phương, đảm bảo môi trường, có thé đầu tư theo giai đoạn tùy theo kha năng tài chính. Tuy nhiên lại đòi hỏi dây truyền thiết bị đồng bộ, chi phí đầu tư và vận hành tương đối lớn, yêu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm tái chế

3.2.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

Ngày nay, công nghệ truyền thông ngày càng đa dạng và phát triển. Vì vậy có thể dựa vào công cụ thông tin để giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 42 GVHD: TS. Lê Hà Thanh

trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhan...qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.

- Xây dựng một chương trình giảng dạy về môi trường và phát triển bền

vững

- Thiết lập các khóa đào tạo chuyên nghiệp, có băng cấp về lĩnh vực quản lý và xử lý CTRSH, về các vấn đề môi trường cấp bách

- Phat hành và phổ biến các tư liệu về môi trường phục vụ nâng cao nhận thức cảu quần chúng về môi trường. Tìm kiếm sựu trợ giúp của các phương tiện thông tin đại chúng, các nhóm tình nguyện và các tô chức phi chính phủ dé phô biến

các tư liệu này

SV: Ngô Thị Thanh Hường Lép: Kinh tế Môi trường 50

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)