Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm đò, khai thác dầu khí giữ vị trí trọng tâm. Viện Dầu khí Việt Nam- VPI đã và đang sử dụng nhiều công nghệ hiện đại , ké cả các ứng dụng mới nhất của công nghệ tin học như các
phần mềm xử lý và minh giải số liệu, tài liệu địa vật lý , mô phỏng hóa và mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, công nghệ khai thác dầu trong móng.
Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, VPI đã nghiên cứu và thiết kế tối ưu
~17.000km địa chấn 2D phục vụ nghiên cứu cơ bản và tìm kiếm thăm đò dầu khí, góp phần bảo vệ chủ quyền; xác định dị thường biên độ chứa khí Lô 103 - 107, xác định vị trí giếng khoan thăm dò Kỳ Lân; khẳng định sự tồn tại dầu khí tại cấu tạo Cá Tầm và đề xuất vị trí giếng khoan CT-3X; cải tiến và hoàn thiện hệ hóa phẩm bom ép nâng cao hệ số thu hồi dau cho các đối tượng lục nguyên mỏ Bạch Hồ, cùng với Vietsopetro bơm ép thành công 250 tấn hóa phẩm cho 2 giếng 700 và 64 thuộc Oligocene dưới mỏ Bạch Hồ; đánh giá tiềm năng gas-hydrate trên vùng biển và thêm lục địa Việt Nam (giai đoạn 1). Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, VPI đã hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam và Liên bang Nga; xây dựng các phương pháp và chương trình tinh toán phân chia sản phẩm ở các giếng khai thác đồng thời nhiều tang sản phẩm; giữa các giếng (Cá Ngừ Vang, Bạch Hồ, Hải Sư Trắng, Tê Giác Trắng...)
Trong giai đoạn 2011-2015 Viện Dầu khí Việt Nam đã thực hiện hàng trăm các công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao trong công cuộc tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí trong đó có dự án “ Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam “ do viện Dầu khí Việt Nam chủ trì thực hiện, có nhiều đóng góp mới, quan trọng cho khoa học địa chất dầu khí. Lần đầu tiên gianh giới giữa các bể trầm tích Cenozoic (Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu- Phú Quốc, Trường Sa- Tư chính- Vũng mây ) được xác định trên cơ sở xử lý, minh giải một số lượng lớn tài liệu, số liệu khảo sát địa chất- địa vật lý, có đủ các luận cứ khoa học và độ tin cậy cần thiết nhằm định hướng cho hoạt
động tìm kiếm, thăm dò dầu khí, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Dự án đã cung cấp các dữ liệu phục vụ việc hoạch định chính sách, thăm dò và khai thác dầu khí; đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển
Việt Nam một cách khoa học, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền
vững, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
31
2.1.6.2 Linh vực hóa- chế bién dau khí
Trong lĩnh vực hóa - chế biến dầu khí, VPI đã tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển khâu sau của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; định hướng hóa dầu từ khí. Đồng thời, VPI tư vấn lập FS và mô phỏng động Xưởng sản xuất chất phụ
gia UFC-85, nâng cấp Phân xưởng NH3 và NPK công nghệ hóa học cho PVFCCo;
xây dựng phương pháp và cải hoán thiết bị giảm hoạt tính CMD nhằm giảm hoạt tính xúc tác, giúp giả lập tốt E-cat của Nhà máy Lọc dầu Dung Quat (tiết kiệm khoảng 4 tỷ đồng so với phương án đầu tư mới), từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của Fe, Ca và Na trong dau thô đến hiệu quả hoạt động của phân xưởng RFCC của Nha máy Loc dầu Dung Quat và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng của các kim
loại này; sản xuất và cung cấp sản phẩm anode hy sinh (H5 Tê Giác Trắng, Nha máy Lọc dau Dung Quất)...
1.1.6.3 Lĩnh vực kinh tế và quản lý dau khí
Trong lĩnh vực kinh tế quản lý, VPI đã hỗ trợ Tập đoàn xây dựng hệ thống quản trị; đề xuất các giải pháp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quat, các dự án đầu tu, dự án kho xăng
dầu; đề xuất cơ chế chính sách phát triển thị trường khí, giá khí, tăng cường thu hồi dầu, mỏ cận biên...
2.1.6.4 Lĩnh vực ứng dụng chuyển giao công nghệ
Trong năm 2014, Viện Dầu khí Việt Nam đã và đang thực hiện hơn 130 đề tài nhiệm vụ phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Tap đoàn Dầu khí Việt Nam, cũng như các chương trình trọng điểm của Nhà nước.
Trong số đó, có 49 đề tài đã được nghiệm thu với kết quả được đánh giá cao.
Đặc biệt, Dự án trọng điểm cấp Quốc gia “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” do Viện Dầu khí chủ trì đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Quốc gia xếp loại xuất sắc. Dự án này đã lần đầu tiên xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học đầy đủ, tin cậy về tiềm năng và trữ lượng dau khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, chính xác hóa cấu trúc, làm rõ việc hình thành, tích tụ và phân bố dầu khí, cung cấp các dữ liệu phục vụ việc hoạch định chính sách và xây
dựng chiến lược tìm kiếm, thăm đò và khai thác dầu khí, các giải pháp quản lý và
khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển của Nhà nước một cách khoa học, hiệu
quả; góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong thực tiễn cũng được Viện Dầu khí Việt Nam đặc biệt coi trọng, với tổng cộng 174 Hợp đồng
32
địch vụ khoa học công nghệ được thực hiện trong năm 2014, và hơn 60% trong số các Hợp đồng này đã được các đơn vị đối tác nghiệm thu với kết quả tốt. Bên cạnh đó, một số Trung tâm thuộc Viện đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật trong một số lĩnh vực nhất định, ví dụ như Trung tâm CPSE được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, và được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ KHCN cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực Hóa học, sinh học; Trung tâm PVPro được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ KHCN cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt
động thử nghiệm đối với lĩnh vực Hóa học (đối với sản phẩm phân bón trong phạm vi đã được công nhận). Các Giấy chứng nhận này không chỉ khăng định chất lượng và năng lực của các Trung tâm, mà còn tạo dựng niềm tin, sự đảm bảo với các đối tác khi tham gia đấu thầu cho các dich vụ khoa học kỹ thuật.
Các cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Dầu khí Việt Nam cũng rất tích cực tham gia các hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin nghiên cứu khoa học, với trên 80 bài
báo, báo cáo KHCN được đăng tải và trình bày tại các chuyên trang KHCN, tạp chí
KHCN, các Hội nghị lớn trong nước và quốc tế. Bên cạnh các bài đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Dầu khí, các cán bộ Viện Dầu khí Việt Nam còn là
tác giả của các bài đăng tại các Tạp chí chuyên khảo được công nhận, có giá trị
khoa học, học thuật cao trong nước và quốc tế, có chỉ số trích dẫn ISI cao, ví dụ như
các tạp chí Journal of Earth Science and Engineering, Biomass & Bio Energy,
Catalysis Letter. Một số kết quả nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, có thể chuyên giao và thương mại hóa đã được Viện nộp hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ, tiêu biểu như Quy trình sản xuất metanol từ hỗn hợp H2/CO2 bang lò phản ứng dạng mang (QD chấp nhận đơn số 4423/QĐ-SHTT ngày 20/01/2014); Quy trình cracking nhựa thải bằng phương pháp cracking nhiệt và cracking xúc tác sử dụng chất xúc tác cracking tầng sôi (FCC) thải từ các nhà máy lọc dầu (QD chấp nhận đơn s65270/QD-SHTT ngày 23/01/2014); Chất xúc tác
dùng để chuyển hóa hỗn hợp H2/CO2 thành metanol và phương pháp sản xuất metanol sử dụng chat xúc tác này (QD chấp nhận đơn số 32428/QD-SHTT ngày 09/06/2014); Chế phẩm xử lý nước thải nhiễm dầu và kim loại nặng từ các giàn khai thác dầu khí ngoài khơi, quy trình chế tạo chế phẩm này và quy trình xử lý nước thải nhiễm dầu và kim loại nặng từ các giàn khai thác dầu khí ngoài khơi (QD chấp nhận đơn số 31777/QĐ-SHTT ngày 09/06/2014); và Phương pháp tính toán độ
33
rỗng của mẫu lõi thông qua ảnh chụp cắt lớp độ phân giải cao (QD chấp nhận don số 69130/QĐ-SHTT ngày 17/11/2014).
Những hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của Viện Dầu khí Việt Nam trong giới nghiên cứu khoa học trong nước, mà còn vươn ra tầm quốc tế, với nhiều dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài rất thành công, như Dự án “Phân tích tổng hop, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dau khí các bể tram
tích ở Việt Nam” thuộc Chương trình “Nâng cao nang lực nghiên cứu (ENRECA)”
do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ; Dự án VPI-Idemitsu Pha 5 “Áp dụng kỹ thuật địa hóa tiên tiến nghiên cứu hệ thống dầu khí và dự đoán CO2 các bể tram tích Việt Nam: Bé Sông Hồng”; hoặc Dự án với JCCP (Nhật Ban) về “Tối ưu hóa năng lượng, đánh giá xúc tác, xây dựng và chuyền giao mô hình quy hoạch tuyến tính cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất”. Các Dự án hợp tác quốc tế nêu trên đều đã hoàn thành, và kết quả của các Dự án này được Tập đoàn cũng như các đơn vị hợp tác đánh giá rất cao.
#4 Kết Luận : Khác với các công ty thương mại, công ty sản xuất, hoạt động đầu tư phát triển của Viện Dầu khí Việt Nam chú trọng hơn đến đầu tư vào
lĩnh vực khoa học công nghệ dé trở thành một trong ba giải pháp đột phá , là động lực thúc đây ngành Dầu khí Việt Nam phát triển. Trọng tâm là nghiên cứu ứng dụng, có chú ý đúng mức đến nghiên cứu cơ bản phục vụ cho sản xuất kinh doanh và khoa học Dầu khí. Do đó đầu tư vào KHCN được Viện Dầu khí ưu tiên đầu tư phát triển số một.
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển tại Viện Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2013-2015 2.2.1 Von và nguồn vốn đầu tư phát triển
2.2.1.1 Quy mô vốn dau tư phát triển.
Trong bắt kì lĩnh vực nào, vốn luôn là nhân tố quan trọng tiền đề, duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại phục vụ nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Dé xứng đáng là đơn vị nghiên cứu, tư
vấn hàng đầu Việt Nam và vươn ra xứng tầm với thế giới, hàng năm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia luôn dành cho Viện Dầu khí Việt Nam một lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển công nghệ, cập nhập những ứng dụng mới nhất, hiện đại nhất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.
34
Trong giai đoạn 2013- 2015 tình hình giá dầu thế giới suy giảm từ khoảng 110,08 USD/ thùng xuống 54 USD trung bình mỗi thùng, làm do doanh thu và lợi nhuận khai thác giảm nhưng trong giai đoạn này nhưng PVN vẫn dành cho VPI
những lượng vốn rất lớn dé đầu tư phát triển nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tìm kiếm, chế biến, khai thác dầu khí...
Bảng 1.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển tại Viện Dầu khí giai
đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Vốn đầutư | Triệu đồng 120.000 405.000 374.000
phát triển
Tốc độ tăng % : 237,5% -8.,1%
lién hoan
Tốc độ tăng % : 237,5% 217%
định gốc
Nguồn - Bao Cáo tổng kết năm của Viện Dau khí Việt Nam giai đoạn 2013-2015
Từ năm 2013 tới năm 2014 quy mô vốn đầu tư phát triển tăng 239% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống chỉ còn -8,1% cho thấy tác động của giá dầu giảm đã ảnh hưởng khá lớn tới quy mô vốn đầu tư phát triển tại Viện. Vốn đầu tư không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện rõ được tầm nhìn của Viện Dầu khí, xứng
đáng trở thành đơn vị nghiên cứu hàng đầu của cả nước.
2.2.1.2 Nguôn von dau tư phát triển
Bên cạnh việc nghiên cứu, đánh giá quy mô vốn của Viện ta tiếp tục nghiên cứu đến nguồn vốn của Viện để đánh giá tính ổn định và bền vững đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển. Dấu ấn quan trong trong quá trình phát triển là Viện Dầu khí Việt Nam được chuyển đổi thành công mô hình theo nghị định 115/2005/NĐ-CP từ ngày 1/7/2008 với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Mô hình tổ chức NCKH theo nghị định 115 là rất mới chưa có tiền lệ ở Việt Nam đã tạo áp lực nhất định về doanh thu, việc làm, ảnh hưởng đến việc khai thác các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu có tính chiến lược lâu dài...
Trong giai đoạn 2013-2015 nguồn vốn chủ yếu của Viện vẫn chủ yếu từ nguồn
vốn của Tap đoàn Dầu khí Việt Nam và một phần nhỏ từ các hoạt động khác của Viện.
Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn Viện m Nguồn khác
= Nguồn Tập đoàn
_
Nguồn: Báo cáo tong kết năm của Viện Dau khí Việt Nam giai đoạn 2013-2015 Từ biểu đồ cho thấy nguồn vốn đầu tư của Viện vẫn phụ thuộc rất lớn vào Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam. Song so với trước đây với việc tự chủ về tài chính của Viện đang được cải thiện. Dự kiến giai đoạn 2016-2020 VPI sẽ tăng dần công tác thâm định, giám định, giáo dục đào tạo ... dần dần năng cao vị thế trong khu vực và tăng nguồn vốn tự chủ của Viện.