VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dầu cây đậu nành (Glycinemax L.) trồng trên nền đất đỏ bazan tại thành phố Pleiku (Trang 24 - 34)

2.1 Thời gian thực hiện

Thí nghiệm sẽ được tiến hành từ tháng 06/2023 đến tháng 09/2023 tại xã Diên Phú thành phó Pleiku, tỉnh Gia Lai.

2.2 Điều kiện thí nghiệm 2.2.1 Điều kiện thời tiết

Khí hậu Gia Lai mang đặc tính chung của khí hậu vùng cao nguyên Pleiku,

nằm trong vùng khí hậu của Tây Nguyên, Gia Lai có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5, đến tháng 10. Mùa khô từ tháng

11, kết thúc vào tháng 4 năm sau

Qua Bảng 2.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động từ 23.3°C —23,8°C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là thang 6 và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 7

Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết tại TP. Pleiku trong thời gian thí nghiệm

Nhiệt độ (°C) Tổng lượng mưa(mm) Âm độ không khí

Tháng (%)

Trungbình Cao nhất Thấp nhất Cao nhất

6 23,5 32,0 20,2 362,5 89,0 7 23,6 32,9 19,5 525,8 90,2 8 23,6 291 20,2 2932 91,2 9 23,3 31,9 19,7 497,7 90,9

( Trung Tam Nghiên Cứu Cây Hồ Tiêu Tinh Gia Lai năm 2023)

14

2.2.2 Dat đai

Đất tại nơi tiến hành thí nghiệm thuộc loại đất đỏ bazan, bằng phẳng, chủ

động được nước tưới.

Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá dat của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 1960), Slavich và Petterson (1993), Rayment và Lyons (2011), đất tại khu vực thí nghiệm có sa cấu thịt pha sét, đất có phản ứng rất chua. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trung bình, lân tổng số ở mức cao, nhưng kali tổng số trong đất thấp.

Hàm lượng đạm dễ tiêu ở mức trung bình, tuy nhiên hàm lượng lân dễ tiêu, kali dễ tiêu thấp và hàm lượng các cation trao đổi như Ca?' và Mg?* đều rất thấp (Bang 2.2). Vi thé, dé mang lại hiệu qua su dung dat va phat triển sản xuất cây trên vùng đất này, người sản xuất cần tăng cường bón vôi nhằm điều chỉnh pH đất, tăng khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cũng như tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất. Đồng thời sử dụng các loại phân vô cơ có tính kiềm như phân lân nung chảy Văn Điển, lân Long Thanh hay lân Supe-Tecmo dé nâng cao hiệu qua sử dung phân bón đối với cây trồng

2.3 Vật liệu thí nghiệm

2.3.1 Giống

> Giống đậu nành: HL07-15

Nguồn gốc: chọn tạo từ tô hợp lai (HL 203 x HL 92) năm 2005. Thời gian sinh trưởng 80 — 82 ngày, cho năng suất ổn định, chịu hạn. Năng suất 1,5 — 1,8 tan/ha trong mùa mưa; và 2,2 — 3,5 tan/ha trong mùa khô. Đánh giá và tuyển chon dòng thuần theo phương pháp phả hệ. Được Bộ NN & PTNT công nhận và đưa vào sản xuất thử theo Quyết định 333/QĐ-TT-CCN ngày 05/08/2013.

2.3.2 Phan bón

Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm gồm phân bò ủ hoai, phân urea (46,3% N), KCl (60% K20) có nguồn gốc từ Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí; phân lân nung chảy Văn Dién (15% — 17% P2Os, 28% — 38% CaO, 15% — 18%

15

MgO, 24% — 30% SiOằ) cú nguồn gốc từ Cụng ty cụ phần phõn lõn nung chảy Van Điển và vôi bột (40% CaO).

- Chat điều hòa sinh trưởng được sử dung trong thí nghiệm

+ Ethephone 40% chai 500 ml nguồn gốc: Trung Quốc được nhập khẩu từ

Công ty Nguyên Phong.

2.3.3 Dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ làm đất: cuốc, cảo.

Dụng cụ do lường và thu thập số liệu: số, viết, thước, cân, kéo Bảng 2.2 Đặc điểm lý, hóa tính của đất thí nghiệm

Chỉ tiêu thử nghiệm Đơn vị Kết quả Phương pháp thử nghiệm Thành phần cơ giới

Cát 42

a % - TCVN 8567:2010

Sét 32

pH-KCI (1:5) : 4,15 TCVN 5979 -2007

Chất hữu co 1,85 TCVN 8941 -2011 N tong số % 0,173 TCVN 6498-1999 PzOs tổng số % 0,121 TCVN 8940:2011 K20 tổng số % 0,052 TCVN 8940 -2011 N dễ tiêu mg/kg 20,05 TCVN 5255:2009

PzOs dé tiêu mg/kg 7,06 TCVN 8661:2011 K20 dễ tiêu mg/kg 114 TCVN 8662:2011 Ca?* meq/100g 0,158 TCVN 8569:2010 Mg?" meq/100g 0,442 TCVN 8567:2010

(Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học va Môi trường, Truong Dai học Nông Lam

TP. Ho Chi Minh, 2023).

16

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố tri theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nghiên (RCBD), 5 nghiệm thức và ba lần lặp lại. năm nghiệm thức tương ứng với 5 múc nồng độ Ethrel khác nhau phun tại thời điểm ra hoa rộ ( 50 NSG)

Nghiệm thức 1 (E1): 100 ppm Nghiệm thức 2 (E2): 150 ppm

Nghiệm thức 3 (E3): 200 ppm (D/C) Nghiệm thức 4 (E4): 250 ppm

Nghiệm thức 5 (E5):300 ppm

2.4.2 Quy mô thí nghiệm

-Tổng số ô cơ sở: 5 NT x 3 LLL = 15 ô

- Diện tích mỗi 6 cơ sở thí nghiệm là: 4 m x 2,5 m = 10 m?

- Diện tích thí nghiệm: 10 m?/6 x 15 6 cơ sở = 150 m? (không kể hàng bảo

vệ và khoảng cách giữa các ô)

- khoảng cách gieo : 20 x 50cm, mật độ 100.000 cây/ha, 100 cây/ô cơ sở

- Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,7 m

17

- Khoảng cách giữa các 6 cơ sở: 0,5 m - Lượng dung dịch phun: 400 lit/ha

Lượng phân bón cho 1 ha (kg/ha) theo công thức: 5 tan phân hữu cơ + 30

kg N + 90 kg P205 + 60 kg KaO

2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu nành (QCVN 01 — 58: 2011/BNNPTNT). Mỗi 6 thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 cây theo năm

điểm chéo góc (2 cay/diém, không lay các cây ở đầu hàng) dé theo đõi cố định các

chỉ tiêu.

Hàng bảo vệ

LLL1 LLL2 LLL3

El E2 E5

Hang E3 E4 H2 Hàng bảo bảo

E4 ES EI

vệ vệ E2 E3 E4

E5 El E3

Hang bao vé

Hướng dốc theo chiều biến thiên

` Lễ >

Hình 2.3. So đô bô tri thí nghiệm

18

2.5.1 Cách lấy mẫu

Điều tra 10 cây mẫu/ô, lay 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa của mỗi 6, không lay cây hàng đầu và cây hang cuối, 10 ngày đo/lần trước và sau phun, c4m cọc, đóng dấu lấy chỉ tiêu.

Tổng số cây theo dõi trong thí nghiệm: 10 cây mẫu/ô x 15 ô = 150 cây.

2.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất

~ Thời gian sinh trưởng (NSG): Tính từ lúc gieo đến lúc thu hoạch.

— Chiều cao cây (cm): Do từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô (vào thời điểm 40 NSG va 60 NSG).

— Số cành cấp 1/cây (cành/cây): Đếm số cành cấp 1 của 10 cây mau/6 tại thời điểm thu hoạch.

— Đường kính thân (mm): đo ở đốt thứ nhất trên đốt lá mầm của 10 cây mẫu/ô tại thời điểm trước phun và sau phun Ethrel.

— Số lá/cây (lá): Đếm tổng số lá thật trên cây từ vị trí cặp lá đơn của 10 cây chỉ tiêu/ô, lá được xác định khi thấy rõ cổ lá (40 NSG và 60 NSG).

— Chỉ tiêu về nốt san: Chọn ngẫu nhiên 10 cây/ô (khác với 10 cây theo dõi) khi cây được 60 ngày sau gieo dé lay chỉ tiêu.

— Tổng số lượng nốt sằn/cây (nốt sằn/cây): Đếm tổng số lượng nét san rồi tinh

trung bình trên 1 cây.

— Tỷ lệ nốt san hữu hiệu/cây (%) = (Số lượng nót san hữu hiệu/tông số lượng nốt san) x 100.

2.5.3 Chỉ tiêu về tính chống đỗ ngã và sâu, bệnh hại

> Chống đỗ ngã

Đồ ngã (điểm): Đếm số cây bị dé trên ô trước khi thu hoạch. Được chia thành 5 điểm:

Điểm 1: Không đồ (hau hết các cây đều đứng thang).

19

Điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đồ rạp).

Điểm 3: Trung bình (25% — 50% số cây bị dé rạp, các cây khác nghiêng ~

45%).

Điểm 4: Nang (51% — 75% số cây bị dé rạp).

Điểm 5: Rất nặng (75% số cây bị đồ rạp).

Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại định kỳ 7 ngày/lần, dùng thuốc hóa học dé

phòng trừ khi có mật độ sâu hại cao trên 10 con/m? và tỷ lệ bệnh trên 10%.

Sâu đục quả (Eitiella zinekenella): Điều tra 10 cây mẫu. Quan sát trước khi

thu hoạch. Tính theo công thức:

e Tỷ lệ quả bị hại (%) = (Số quả bị hại/tổng sé quả trên 10 cây mau) x

100.

Sâu cuốn lá đậu nành (Lamprosema indicate Fab.): Điều tra 10 cây mẫu.

Quan sat trước khi thu hoạch. Tính theo công thức:

e Tý lệ lá bị hại (%) = (Số lá bị hại/tổng số lá trên 10 cây mẫu) x 100.

> Bệnh hại

Bệnh đốm nâu (Septoria glycines Hemmi): Điều tra 10 cây mẫu/ô trước khi thu hoạch. Được đánh giá qua 5 cấp độ:

Cấp 1: Rất nhẹ (dưới 1% diện tích lá bị hại).

Cấp 2: Nhẹ (1% — 5% diện tích lá bị hại).

Cấp 3: Trung bình (>5% đến 25% diện tích lá bị hại).

Cấp 4: Nặng (>25% đến 50% diện tích lá bị hại).

Cấp 5: Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại).

2.5.4 Các yếu tô cầu thành năng suất và năng suất

- Số quả/cây (qua): Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô khi thu hoạch, tinh trung bình số quả trên một cây.

- Số quả chắc/cây (quả): Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô khi thu hoạch, tính trung bình số quả chắc trên một cây.

20

- Ty lệ quả chắc (%) = Số quả chắc/số quả trên cây x 100.

- Số quả 1 hạt/cây (quả): Đếm tổng số quả có 1 hạt trên 10 cây mẫu/ô lúc thu

hoạch, tính trung bình cho 1 cây.

- _ Tỷ lệ quả 1 hạt (%) = số quả 1 hạt/số quả trên cây x 100.

- Số quả 2 hạt/cây (quả): Đếm tổng số quả có 2 hạt trên 10 cây mẫu/ô lúc thu

hoạch, tính trung bình cho 1 cây.

- Tỷ lệ quả 2 hạt (%) = số quả 2 hạt/số quả trên cây x 100.

- Số quả 3 hạt/cây (quả): Đếm tổng số quả có 3 hạt trên 10 cây mẫu/ô lúc thu

hoạch, tính trung bình cho 1 cây.

- Ty lệ quả 3 hạt (%) = số quả 3 hạt/số quả trên cây x 100.

- __ Số quả 4 hạt/cây (quả): Đếm tổng số quả có 4 hạt trên 10 cây mẫu/ô lúc thu

hoạch, tính trung bình cho | cây.

- Tý lệ quả 4 hạt (%) = số quả 4 hạt/số quả trên cây x 100.

- Trong lượng 100 hạt (g): Cân 3 mẫu/nghiêm thức, mỗi mau 100 hạt ở độ am 12% lay một chữ số sau dau phẩy, lay mau lúc hạt khô sau thu hoạch.

- Năng suất lý thuyết (tan/ha) = (Trọng lượng 100 hat x số hạt chắc/cây x số

cây/m2 x 10000) / (1000 x 1000000)

- Nang suất thục thu (tan/ha): Thu riêng hạt khô sạch của từng 6, tính năng suất toàn ô (gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu) ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất trên 1 ha bằng công thức:

- NSTT (tan/ha) = [(năng suất 6 thí nghiệm (kg)/diện tích 6 thí nghiệm (m?)]

x [10000 (m^)/1000]

1.5.7 Phân tích hàm lượng dầu

- Lay 200 g hạt khô chắc ở mỗi nghiệm thức gửi và phân tích hàm lượng dau tại Viện Nghiên Cứu Dau và Cây Có Dau.

2.5.5 Hiệu qua kinh tế

-Tổng thu nhập (VND/ha/vu) = năng suất thực thu (tan/ha) x giá ban

(VNĐ/ha/vu).

21

-Téng lợi nhuận (VND/ha/vu) = tông thu nhập (VNĐ/ha/vu) — tổng chi phí

(VNĐ/ha).

-Ty suất lợi nhuận = lợi nhuan/téng chi phí.

2.6 Xử lý số liệu và phân tích thống kê

-Sử dụng chương trình Microsoft Office Excel dé tổng hợp số liệu. Các chỉ tiêu được xử lý thống kê bằng phương pháp ANOVA trên phần mềm SAS 9.1 phân

hạng.

2.7 Quy trình kỹ thuật canh tác

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu nành (QCVN 01 — 58 : 2011/BNNPTNT, 2011) dé thực hiện

các nội dung nghiên cứu.

2.7.1 Chuẩn bị đất trồng

Đất phải được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và dam bảo độ âm đất lúc gieo khoảng 75 — 80% độ âm tôi đa đồng ruộng. Sau đó chia ô, đánh rãnh, lên luống theo diện tích 6 thí nghiệm. Lên luéng cao 25 — 30 cm dé tránh nước tràn giữa các 6 thí nghiệm, mặt luống dai 4 m, rộng 2 m, mặt luống bằng phẳng nhằm đảm bảo giữ 4m và thoát nước tốt.

2.7.2. Khoảng cach và mật độ thí nghiệm

- _ Gieo hạt với khoảng cây cách cây 20 cm, hang cách hàng 50 em, mỗi hốc gieo 5 hạt, tỉa còn 3 cây/hốc đến khi một lá thật, đảm bảo mật độ 30 cây/m2 Độ sâu lap đất thích hợp là 3 — 4em, trường hợp đất khô phải gieo sâu 5 — 6 cm, tia cây khi cây có 1 lá thật, dam bảo mật độ một hốc 1 cây.

2.7.3 Phần bón

— Lượng phân chung cho thí nghiệm (kg/ha): 5 tan phân hữu cơ; 30 kg N

(tương đương 64,8 kg urea Phú Mỹ); 90 kg P.O (tương đương với 563 kg lân nung

chảy Văn Điển) , K2O 60 kg; tương đương 100kg Kcl; 200 kg CaO (tương đương

500 kg vôi bột).

22

— Cách bón:

+ Bon lót toàn bộ phân bò, phân lân, vôi + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali. Toàn

bộ phân hóa học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, lấp một lớp đất 4 — 5 cm phủ kín phân rồi mới gieo hat dé tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nay

e Làm cỏ

Biện pháp áp dụng: Nhồ cỏ bằng tay Lan 1: 15 ngày sau gieo.

Lan 2: 25 ngày sau gieo.

e Vun gốc

Lan 1: Vun, xới nhẹ vào gốc, tỉa định cây kết hợp với bón thúc khi cây có 2

— 3 lá thật.

Lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có 4 — 5 lá thật.

e Tưới nước: Giữ độ âm thường xuyên khoảng 70 — 75% độ ẩm tối đa đồng

ruộng.

2.7.4 Chăm sóc

Tưới nước: Giữ độ âm đất thường xuyên khoảng 70 — 75% độ âm tối đa đồng ruộng.

Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hóa học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật

2.7.5 Thu hoạch

Thu hoặch khi số quả trên cây đã chín. Thu hoạch dé riêng từng 6, tránh dé quả bị rơi rụng. Đập lấy hạt ngay khi quả được phơi khô.

23

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của nồng độ ethrel đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dầu cây đậu nành (Glycinemax L.) trồng trên nền đất đỏ bazan tại thành phố Pleiku (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)