Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được tương ứng với các nội dung nghiên cứu, đề tài rút ra được một số kết luận sau:
(1) Số họ bắt gặp ở trạng thái rừng nghèo thuộc kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu là 24 họ, trong đó có 7 họ ưu thế và đồng ưu thé, họ chiếm ưu thé là họ Đào lộn hột, họ đồng ưu thé là họ Séu, ho Thị, họ Cỏ roi ngựa, họ Trinh nữ, họ Na và họ Bàng. Số loài cây gỗ bắt gặp là 46 loài, trong đó có 6 loài ưu thé và đồng ưu thế, loài ưu thé là Cóc rừng, loài đồng ưu thé là Ma tra, Săng trắng, Quần đầu, Bình linh và Mà ca, tổng mức độ quan trọng của 6 loài ưu thế và đồng ưu thế là 45,3%. Thành phần họ, loài cây gỗ trong trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều, hệ số tương đồng về ho thực vật dao động từ 24,0% đến 75,0%, hệ số tương đồng về loài đao động từ 21,4% đến 66,7%. Trữ lượng và mật độ quần thụ ở trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu lần lượt là 61,37 mÌ/ha và 1056 cây/ha.
(2) Phân bố thực nghiệm N%/D,; ở trạng thái rừng nghèo thuộc kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu có dạng giảm dần bắt đầu từ cấp đường kính 15 cm, số cây tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 9 — 17 em;
Phân bố thực nghiệm N%/H có hình dang gap khúc, đỉnh chính tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 6,5 đến 8,5 m và giảm mạnh từ cấp chiều cao 10,5 m trở đi. Các phân bồ thực nghiệm này đã được mô phỏng bằng hàm phân bồ lí thuyết phù hợp.
(3) Chỉ số hỗn giao (HG) về cấu trúc ở trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu biến động từ 0,132 đến 0,333, chỉ số phức tạp về cấu trúc (SCI) biến động từ 0,021 đến 0,063. Giữa các quần xã thực vật (OTC) của trang thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số SCI và chỉ số hỗn giao (HG) chi mang tính ngẫu nhiên, chưa thé hiện rõ tính quy luật. Độ tàn che bình quân của
rừng tự nhiên trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu là 0,52.
(4) Tái sinh tự nhiên của những loài cây gỗ ở trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu diễn ra khá tốt, hệ số tương đồng giữa thành phần cây tái sinh và cây mẹ trong các ô tiêu chuẩn nghiên cứu tái sinh đều lớn hơn 50%, dao động từ 58,3 đến 81,8%. Mật độ cây tái sinh khoảng 3.530 cây/ha, số cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hat, tỉ lệ cây tái sinh theo nguồn gốc có xu hướng giảm dan theo cấp chiều cao, số lượng cây tái sinh có pham chất tốt và trung bình chiếm 83,57%, số cây tái sinh có triển vọng thay thé cây me đã vượt tang cây bụi (có H > 200 cm, có chất lượng tốt và trung bình) là 19,83%. Phần lớn cây tái sinh phân bố ở lớp H <
200 cm.
(5) Đa dạng loài cây gỗ ở trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu có độ phong phú của các loài cây gỗ khá đồng đều (J' = 0,96); chỉ số đa dạng Shannon (H) trung bình là 2,43. Trong 30 6 tiêu chuẩn tiến hành điều tra thì có 46 loài xuất hiện trên tổng số 1584 cá thé, số loài cây gỗ bắt gặp trung bình là 13 loài/0,05 ha, số lượng cá thé bình quân là 24 cây/ 0,05 ha. Độ giàu có của loài tăng từ 1 OTC đến 26 OTC, Từ 27 OTC trở đi số loài ôn định không thay đổi. Tại mức tương đồng 40%
có 12 nhóm loài đứng riêng biệt cần được ưu tiên và bảo tồn dé các nhóm loài phát triển 6n định không bị mat đi trong tương lai.
Kiến nghị
Rừng tự nhiên là một đối tượng rất đa dạng và phức tạp về các đặc điểm lâm học. Vì thời gian có hạn cùng với một số điều kiện khách quan khác, nhất là sự đa dạng, phong phú và phức tạp về mặt lâm học của rừng nhiệt đới. Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp Cao học, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản nhất về đặc điểm lâm học của rừng gỗ núi đá nghèo thuộc kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trong phạm vi 30 ô tiêu chuẩn điển hình (500 m?), ở độ cao dưới 300 m, mà chưa có điều kiện để nghiên cứu ở cấp độ cao địa hình khác và một số trạng thái rừng, kiểu rừng khác.
Kết quả nghiên cứu của đề tài về mặt thực tiễn cũng như mặt lý luận có thé
đưa vào áp dụng trong thực tế, những thông tin của đề tài nay là tài liệu bố ích giúp cho khu bảo tồn xây dựng những biện pháp quản lý rừng và kỹ thuật lâm sinh. Tuy
nhiên, cần có nhiều nghiên cứu khác với phạm vi lớn hơn, đối tượng phong phú hơn và tăng dung lượng mẫu quan sát nhằm bao quát được nhiều hơn các kiểu trạng thái rừng khác nhau trên các dạng địa hình để nâng cao giá trị sử dụng và tính thiết thực của đề tài. Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược quản lý sử dụng rừng một cách hợp lý và bền vững hơn trong tương lai.