NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến quản lý và sử dụng đất tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 41 - 46)

2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng

Xoài giai đoạn 2010 — 2022.

- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Tình hình kinh tế - xã hội

- Đánh giá chung

2.1.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình sử dụng đất giai đoạn 2010 —

2022

- Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyên đổi các mục đích sử dụng đất - Sự gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa và sử dụng đất

- Hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nhiều tổ chức kinh tế phát triển tại TP. Đồng Xoài

2.1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến công tác quản lý sử dụng đất - Tình hình quan ly đất đai trên địa bàn thành phó

- Đô thị hóa ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất

đai

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến công tác xác định và quản lý địa giới hành

chính

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến công tác xây dựng các chính sách về quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế

- Đô thị hóa ảnh hưởng đến giá đất

- Đô thị hóa ảnh hưởng nhiều vấn đề tranh chấp, khiếu nại về đất đai

220

- Đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế - Hiệu quả của quản lý đất đai trong quá trình đô thị hóa

2.1.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất trong bối cảnh đô thị hóa

- Phân tích những bat cập, vướng mắc

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Đề tài đã thu thập các tài liệu, số liệu hiện có từ các cơ quan, ban, ngành như

sau:

Bảng 2.1. Tài liệu đã thu thập

STT Tên tài liệu Đơn vị cung cấp

Cục Thống kê tỉnh

Bình Phước

1 Số liệu về đặc điểm tự nhiên, KTXH.

Báo cáo tổng kết ngành TN&MT; Báo cáo tình hình hình QLSDĐ; Báo cáo kiểm kê, thống kê đất dai:

2 KHSDD hang năm tỉnh Bình Phước và TP. Đồng

: ơ `... Sở TN-MT tỉnh

Xoài; Báo cáo công tác thanh tra, giải quyêt khiêu

nại tố cáo ngành TN&MT từ năm 2010-2022 Bình Phước

3 Bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng SDD, bản đồ

QHSD dat TP. Đồng Xoài và tinh Bình Phước

UBND và Phòng Báo cáo tình hình hình QLSDĐ TP. Đông Xoài từ l 4 TN&MT TP. Đông

năm 2010-2022. ; Xoai

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phong van trực tiếp các hộ gia đình, cá

28

nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bị ảnh hưởng của đô thị hóa, các hộ lân cận và tham van y kiến của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đất đai theo mẫu phiếu soạn sẵn.

Qua thu thập dữ liệu từ phòng Tài nguyên và Môi trường, đề tài xác định được 5.821 có đất bị thu hồi và chuyền mục đích sử dung bat hợp pháp trong kỳ quy

hoạch 2010 - 2022. Với 5.821 hộ (lớn hơn 200) nên trong trường hợp này dung

lượng mẫu được áp dụng theo công thức của Yamane (1967):

N

#=————

14+ N(ey

n: Số hộ cần điều tra.

N: Số hộ có đất bị thu hồi và hộ chuyên mục đích sử dung bat hợp pháp trong

kỳ quy hoạch 2010 - 2022

e: Sai số cho phép ( e = 1- độ tin cậy);

Độ tin cậy mong muốn của tác giả là 95%

- Ap dung công thức tinh cỡ mẫu điều tra trên, với N= 5.821 hộ, số hộ cần điều tra khảo sát thu được sau khi tính toán là 375 hộ.

Nội dung điều tra, khảo sát người sử dụng đất: Điều tra, khảo sát các thông tin liên quan đến những ton tai, bat cập trong việc sử dụng và quản lý đất đai TP.

Đồng Xoài dưới tác động đô thị hóa, mẫu phiếu điều tra thé hiện tại phụ lục 1.

2.2.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia

a/ Đối tượng được tham vấn: Đề tài tiễn hành phỏng van 18 cán bộ có nhiều kinh nghiệm, uy tín trực tiếp tham gia quản lý đất đai liên quan đến hộ gia đình, cá nhân đang làm việc ở các cơ quan sau: Cán bộ, công chức UBND thành phố (4 phiếu); công chức Phòng TN&MT thành phố (5 phiếu); Sở Tài nguyên và Môi trường gồm: Chi cục Quản lý đất đai (5 phiếu); Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh (5 phiếu);

Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố (5 phiếu); Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố (4 phiếu).

b/ Nội dung phỏng van: Đề tài tiễn hảnh khảo sat cán bộ quản lý Nhà nước theo mẫu phiếu tại phụ lục 2, nội dung khảo sát bao gồm các thông thông tin về các

29

bất cập, vướng mắc trong việc quản lý sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân bị

ảnh hưởng như:

- Thông tin chung về người trả lời phỏng vấn: Họ và tên; chức vụ, đơn vị

công tác.

- Xác định những bất cập, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân như: sử dụng đất không đúng với mục đích; chậm tái định cư cho người dân khi thu hồi dat, thủ tục tái định cư phức tạp, bồi thường chưa thỏa đáng: thời gian giao đất tái định cư chưa hợp lý; giá thu thu hồi đất chưa sát với giá thị trường, chưa đạt sự đồng thuận cao khi thu hồi đất; công tác quy hoạch chưa đồng bộ: công tác tra cứu, sao lục hồ sơ lưu trữ khó khăn; chưa chấp hành tốt sau thanh, kiểm tra; phát sinh một số trường hợp tranh chấp đất đai của các hộ gia đình,

cá nhân.

- Nêu một số giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc.

c/ Tién trình thực hiện điều tra, khảo sát: Đề tài tiễn hành thực hiện điều tra, phỏng vấn chuyên gia theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, mỗi ngày khảo sát 07 phiếu điều tra, đề tài tiến hành khảo sát cán bộ

vào ngày 27, 28 và 29 tháng 6 năm 2022.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê mô tả, phân tích tổng hợp

Đề tài tiến hành nhập và tong hợp số liệu thông qua phần mềm excel 2010 đối với các số liệu sau:

- Số liệu về cơ cấu kinh tế và chuyền dịch cơ cấu kinh tế TP. Đồng Xoài.

- Số liệu về dân sé, lao động, đô thị hóa TP. Đồng Xoài.

- Số liệu về hiện trạng sử dụng đất các năm 2010, 2015, 2020, 2022, TP.

Đồng Xoài.

- Số liệu liên quan tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân.

- Số liệu về cấp giấy chứng nhận QSDĐ được thống kê số lượng các năm 2010, 2015, 2020, 2022, TP. Đồng Xoài.

- Số liệu các trường hợp vi phạm đất đai và tranh chấp đất đai được thống kê từ năm 2010 đến 2022.

30

Các số liệu sau khi thu thập và được xử lý bằng phần mềm excel 2010, đề tài tiến hành thống kê, mồ tả các đặc trưng của số liệu, qua đó phân tích làm rõ các vấn đề nổi bật từ kết quả xử lý số liệu. Cuối cùng, đề tài tiến hành tong hợp, đưa ra các nhận định khách quan từ kết quả phân tích số liệu.

2.2.5. Phương pháp đánh giá đô thị hóa

Mức độ DTH (hay còn gọi là tỷ lệ DTH) là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển mở rộng của đô thị được xác định bằng tỷ lệ dân số khu vực nội thành, nội thị so với tong dân số toàn đô thị. Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 34/2009/TT- BXD của Bộ Xây dựng ngày 30/9/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị có quy định tỷ lệ DTH của đô thị

(T) được tính theo công thức sau:

Mức độ đô thị hoá = Dân số đô thi/Téng dân số (%).

Tốc độ DTH là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của đô thị thông qua các chỉ tiêu về dân số đô thị hoặc đất đai đô thị theo thời gian (1 năm hoặc một khoảng thời gian nhất định). Theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, tốc độ DTH theo chỉ tiêu dan số đô thi được xác định như sau:

Tốc độ đô thị hoá = {((Dân số đô thị cuối kỳ - Dân số đô thi đầu kỳ)/(Dân số đô thị đầu ky))*100}/n (%/năm).

31

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến quản lý và sử dụng đất tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)