Phân tích những bắt cập, vướng mắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến quản lý và sử dụng đất tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 89 - 98)

Trong nghiên cứu nay, dé tài đã khảo sát 2 đối tượng: (i) 373 người dân sống trong các khu vực bị ảnh hưởng của thu hồi đất; chuyên mục đích; người dân sống trong khu vực lân cận và người dân sông trong các đô thi mới hình thành: (1)

28 cán bộ làm công tác quan lý Nhà nước có liên quan.

1D

3.4.1.1 Kết quả khảo sát người dân

Dé đánh giá khảo sát về tình hình sử dụng đất của người dân, đề tài đã trực tiếp tham khảo ý kiến của 375 hộ trong bằng cách phát phiếu điều tra (Mẫu phiếu 1) và kết quả như sau:

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát người dân về tình hình sử dụng đất

STT Thông tin khảo sát người dân Tong so _ S0 phiểu chon

phiéu So phiêu %

1 Dién tich sử dụng đất = 20 5,33

2 _Dadugc cap GCNQSD dat 355 94,67

3 _ Mục đích sử dung đất 187 49.06 4 _ Hiện trạng sử dụng đất 375 150 40,21 5. Việc quản lý và sử dụng đất 40 10,72 6 Kinh tế, ha tầng, việc làm 117 30,83

7 Sự hợp lý của các công trình DTH 375 204 54,69

8 Vé môi trường 54 14,48 9 Quan lý của cấp chính quyền địa phương 475 175 26,81

10 DTH phù có phù hợp 200 53,62

Qua Bảng 3.17, thống kê trên tổng 375 phiếu khảo sát cho thay:

Tỷ lệ người dân đang sống tại địa phương có tỷ lệ khảo sát đã được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ 94,67%, còn lại tỷ lệ chưa được cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ thấp 5,33%. Lý do chưa được cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh Bình Phước mới có hướng dẫn thực hiện Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2017 tỉnh về chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần

theo quy hoạch 3 loại rừng.

Tỷ lệ sử dụng đất vào mục dich dé ở là 49,06%; dé đầu tư là 40,21%; mục

đích khác là 10,72%.

Mức độ hài lòng của người dân về sự phù hợp của các công trình đô thị hóa chiếm 54,69%; về hạ tầng kỹ thuật, anh sinh xã hội, thương mại, dịch vụ chiếm chiếm 30,83%; môi trường với mức độ hài lòng 14,48%; không hài lòng 0%.

Ty lệ chấp nhận về sự phù hợp của đô thị hóa chiếm 53,62%; hài lòng về sự phản ứng kịp thời của cấp chính quyền địa phương khi giải quyết các vướng mắc về

76

giá đất, cấp giấy chứng nhận, giải tỏa đền bù chiếm 26,81%; không hài lòng chiếm 14,57% và ý kiến khác chiếm 5%.

Như vay, qua khảo sát ý kiến của người dân đang sinh sống tại địa phương và người dân tại dự án đô thị hóa đa số mua đất đề ở và điều đồng thuận cao với các dự án đô thị hóa và đồng ý về chính sách đô thị hóa của tỉnh là rất tốt.

3.4.1.2. Kết quả khảo sát cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước có liên quan Dé đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất các khu vực bị thu hồi dat, trong các khu đô thị mới và gan cac du an chuyén muc dich giao dat, thuê đất, đề tài đã trực tiếp tham khảo ý kiến của 28 cán bộ làm công tác quan ly dat đai tại địa phương bằng cách phát phiếu điều tra (Mẫu phiếu 2) và kết quả như sau:

Bảng 3.18. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý sử Số

K t ˆ Re K kK „ 5 2 yA

STT dung sad rong ĐI VỤ HH tees HỘI dat, phiêu Số ý kiến Tỷ lệ trong các khu đô thị mới và gân các dự tham %

án chuyển mục đích giao dat, thuê dat vấn

1 Thu hỏi thực hiện đúng tiễn độ của dự án 28 21 74.07

2 Hỗ tâng, kí thiệt phat men đông bộ dap 28 28 100,00 ứng nhu cau của người dan

3 Gai dat, ee) su dựng MAI kn ĐH Hội ấp 28 16 55,56 tai dinh cu dé thuc hién du an dung tién d6

4 cane tac cap GCNQSD dat và quan lý có 28 18 62,96 tot hay chua

5 thiết sinh một sô trường hợp tranh châp đât 28 22 17.78 dai

Giải quyết van đề về việc làm cho người

6 in: l 28 6 25,93 dân bị thu hôi đât

7 _ Giá dat thu hồi còn chưa phủ hợp 28 § 26,93

g - dự án đô thị hóa và việc đô thị hóa phù 28 28 100,00

op

Qua kết quả tham van 28 chuyên gia có liên quan đến quan lý sử dung đất trong khu vực bị thu hồi đất, trong các khu đô thị mới và gần các dự án chuyên mục đích giao đất, thuê đất tại TP. Đồng Xoài cho thấy:

V7

Có 74,07 % ý kiến đánh giá các dự án thu hồi để phục vụ mục đích phát triển kinh tế, xã hội thực hiện đúng tiến độ của dự án, các dự án thu hồi còn lại chậm tiến độ thu hồi do công tác giải phòng mặt bằng và giá đền bù chưa thống nhất.

Có 100,00 % ý kiến đánh giá Hạ tang, kỹ thuật phát triển đồng bộ đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố Đồng Xoài.

Có 55,56 % ý kiến cho rằng việc giao dat, CMD sử dụng đất khi thu hồi dat, tái định cư đúng tiến độ, chưa đạt được sự đồng thuận cao. Do khâu GPMT còn chậm tiền độ.

Có 62,96 % ý kiến đánh giá công tác cap GCNQSD đất và quản lý đất chưa tốt do lượng hồ sơ tăng đột biến cục bộ, việc chuyên mục đích để phân lô tách thửa diễn ra mạnh tại các phường xã các dự án được nhà nước đầu tư hạ tầng hoặc lân

cận các dự án Khu dân cư, Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp đang thực hiện.

Có 77,78 % ý kiến đánh giá phát sinh một số trường hợp tranh chấp đất đai trong các khu phân lô chuyển mục đích tự phát của người dân.

Có 25,93 % ý kiến đánh giá van đề về giải quyết việc làm cho người dân nơi có đất thu hồi dé thực hiện dự án còn chậm và chưa giải quyết được triệt dé vẫn còn một số hạn chế như cập nhật kiến thức, đòa tạo cho người dân có trình độ để làm trong các doanh nghiệp, tô chức kinh tế đòi hỏi trình độ khoa học, công nghệ.

Có 26,93 % ý kiến đánh giá, giá đất thu hồi còn chưa phù hợp một số nơi do khi khảo sát dé cập nhật bảng giá đất chưa sát với giá chuyên nhượng.

Có 100 % ý kiến đánh các dự án đô thị hóa và việc đô thị hóa là phù hợp làm cho đời sống, an sinh của người dân, kinh tế, xã hội được nâng cao chất lượng, hạ tang cảnh quan đô thị được nâng cao xanh đẹp, văn minh hơn.

Đánh giá a/ Thuận lợi

Từ năm 2010 cho đến nay, trên địa bản TP. Đồng Xoài được thực hiện với nhiều dự án mục đích là thương mại, tái định cư, chỉnh trang đô thị, nhà ở xã hội.

Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng tại dự án được thực hiện theo đúng

78

quy trình, trình tự, phù hợp với hiện trạng kinh tế xã hội và hướng đến đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cây xanh công viên được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ phục vụ tốt cho nhu cầu ở, sinh hoạt của người dân.

Đô thị hóa góp phan day nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyền dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đôi sự phân bố dân cư.

Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

b/ Khó khăn

Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyên đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu, mù chữ, tệ nạn như trộm cắp nếu không kịp thời có chính sách quản lý.

c/ Nguyên nhân của tồn tại

Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai còn có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, chồng chéo, thiếu thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tạo kẽ hở dé không it cá nhân, tổ chức lợi dụng, tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà

nước.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý phát triển đô thị trong quá trình đô thị hoá thường chạy theo bề nồi: xây dựng nhiều khu công nghiệp, nhiều khu đô thị

mới, các khu vui chơi giải trí.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng xã hội (nhà trẻ, nhà mẫu giáo, trường học, nhà văn hoá, trạm y tế...) không đáp ứng yêu cầu phục vụ của cộng đồng dân cư sống trong các khu đô thị mới. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh

nghiệp it mặn mà trong việc dau tư vào khu vực này vì it mang lại lợi nhuận cho ho.

719

Công tác lồng ghép các nội dung quy hoạch và bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị còn rất yếu kém vì chưa có các văn bản pháp quy dé thực hiện yêu cầu này.

Công tác quản lý đô thị còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển của quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị. Mặt khác, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý đô thị hầu như chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị chưa được thực hiện bài bản, hệ thông.

Việc phối hợp quản lý, điều hành và quản lý hệ thống đô thị trong vùng đô thị hoá, vùng phát triển kinh tế xã hội còn yếu kém, nhất là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào công cuộc phát triển đô thị như sông, bờ biển, hồ, rừng, núi... Do đó, gây ra không những lãng phí tài nguyên thiên nhiên, mat cân bằng các hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công cuộc phát triển kinh tế đô

thị và vùng.

Tóm lại, công tác xây dựng và quản lý đô thị và lập các đồ án Quy hoạch Xây dựng đô thị trong quá trình đô thị hoá hiện nay cần hướng tới các yêu cầu về phát trienr đô thị bền vững. Với chức năng của mình, ngành Xây dựng đã và đang đáp ứng các yêu cầu cũng như các loại hình quy hoạch xây dựng theo Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị dé có một hệ thong đô thị phat triển bền vững trên

phạm vi cả nước.

3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

3.4.2.1. Xây dựng quy hoạch đô thị hợp lý

Dé phát huy tốt nhất mọi nguồn lực giúp phát triển kinh tế - xã hội cần phải bố trí quỹ đất hợp lý do đó quy hoạch sử dụng đất phải là nóng cốt để xây dựng các quy hoạch ngành khác. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, hạn chế được tình trạng sử dụng đất sai mục đích và ô nhiễm môi trường. Hiện nay quy hoạch sử dụng đất thành phố đã thực hiện xong, tuy nhiên cần phải nghiên cứu, rà soát dé điều chỉnh những khu vực không còn phù hợp, đặc biệt là những khu vực sản xuất nông nghiệp đã bị manh mún do việc chuyển đổi mục dich sử dung dat ở những khu vực lân cận hoặc điều kiện tự

80

nhiên không còn phù hợp nữa, đồng thời đưa các số liệu dự báo về dân số và tốc độ đô thị hóa để xây dựng các kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Bên cạnh đó cần quan tâm đầu tư để hoàn thiện quy hoạch xây dựng vì hiện nay còn nhiều nơi chưa có quy hoạch xây dựng chỉ tiết tỷ lệ 1/500. Điều này gây ra khó khăn trong công tác xây dựng đô thị, do không có quy hoạch thì không thé cấp Giấy phép xây dựng được mà không cấp được giấy phép thì cơ quan Nhà nước không thể quản lý được các công trình xây dựng, từ đó dẫn đến hệ lụy là người dân xây dựng tràn lan và sử dụng đất không đúng mục đích. Do đó, thành phố Đồng Xoài cần khan trương hoan thiện quy hoạch xây dựng chỉ tiết tỷ lệ 1/500.

3.4.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh

Việc xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh giúp công tác quản lý đất đai được chặt chẽ hơn, đây nhanh tốc độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai góp phần thúc đây thị trường bat động sản phát triển, hạn chế tình trạng tranh chấp, khiếu nại, lắn, chiếm đất công gây mat an ninh trật tự tại địa phương. Đề xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải có tầm nhìn và quyết tâm tháo rỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thành lập các bản đồ

địa chính chính quy.

3.4.2.3. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Quá trình đô thị hóa gây ra rất nhiều sức ép lên môi trường sống đô thị, nêu quản lý không tốt vấn đề môi trường thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đô thị. Do đó các cơ quan chức năng cần có giải pháp xử lý tốt vấn đề rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường, ô nhiễm không khí và đặc biệt phải xử lý vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến ngày càng tăng trong quá trình đô thị hóa, hơn nữa cơ cấu kinh tế mũi nhọn của TP. Đồng Xoài trong những năm tới vẫn là phát triển công nghiệp, dich vụ và trồng cây công nghiệp do đó nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành kinh tế UNDN tỉnh kêu gọi thu hút đầu tư này.

81

3.4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ dẫn đến việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dan ty trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dan ty trọng ngành nông nghiệp điều đó kéo theo việc thay đổi cơ câu sử dụng đất theo hướng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm dần. Khi diện tích giảm thì phải nâng cao trình độ canh tác cũng như ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến hơn dé đảm bảo sản xuất nông nghiệp được hiệu quả. Trong những năm gần đây thành phố Đồng Xoài đã kêu gọi thu hút đầu tư ngành công nghiệp, dịch vụ mang lại hiệu quả cao. Do đó dé đảm bảo hiệu quả sản xuất thì trong những năm tới thành phố cần phải đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, điều này còn giúp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất do ảnh hưởng ngày càng rõ rệt của biến đồi khí hậu.

3.4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục Nhằm khắc phục tình trạng tăng giá đất do đầu cơ đất đai và nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng đất hạn chế được vấn đề sử dụng đất sai mục đích, tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện. Dé nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi phải có sự hợp tác của người dân, mà muốn dân hợp tác thì phải làm cho nhân dân hiểu rõ và thấy được lợi ích trong việc thực hiện các chính sách này.

Do đó, cần phải nâng cao công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dự án thu hồi đất trên địa bàn.

Hiện nay, thành phố Đồng Xoài cũng đã công khai các bản đồ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tuy nhiên, việc công khai này cũng chỉ là treo bản đồ trước cửa phòng TN&MT thành phố mà thôi. Vì vậy mà hiệu quả tuyên truyền

không cao.

3.4.2.6. Thực hiện việc bồi thường và hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất nông

nghiệp

Van đề bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp của người dân là van đề lớn có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và xã hội của địa phương mà đặc biệt là van đề khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Hiện nay tuy tỉnh

82

Đồng Xoài đã có những chính sách rõ ràng và chặt chẽ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hối đất nhưng khi triển khai thực hiện thì mọi khoản hồ trợ đều được quy thành tiền, trong đó bao gồm cả phí đào tạo nghề và giải quyết

việc làm cho lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa. Nói cách khác là

thành phố Đồng Xoài chưa có giải pháp về sinh kế cho người dân khi đã bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Vậy để bảo đảm sinh kế cho người dân thì chính quyền địa phương cần có và phải thực hiện phương án đào tạo nghé, giải quyết việc làm cho nông dân khi họ bị thu hồi đất.

83

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến quản lý và sử dụng đất tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)