KET QUÁ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Thuận (Trang 45 - 53)

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh ly của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Nam, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tọa độ địa lý của tinh từ 10933°42” đến 11°33’ 18” vĩ độ Bắc và từ 107923°41”

đến 108°52’42” kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Đông Bắc: giáp tỉnh Ninh Thuận.

- Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Nai.

- Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tau.

- Phía Đông và Nam: giáp Biển Đông.

Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 01 thành phó, 01 thị xã, 8 huyện) với 124 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 19 phường, 12 thị tran và

93 xã).

INDEX

@ Industial Zone << River, Sping

“53 National Road = + Air Pot

-ẾTỒ- Provincial Road 4e $saPow 4 Railway Train Station

TT" Boundary of NaðOn

@ Administrative

Boundary of Province Center

4 tao Cou

gat Xee

BÀ RỊA -

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận

Bảng 3.1. Diện tích và đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận

STT Đơn vị hành chính nu Tin

1 Thanh phô Phan Thiết 21.116 2,66 B Thị xã Lagi 18.373 231 3 Huyén Tuy Phong 77.858 9,8

4 Huyén Bac Binh 186.576 23,5 5 Huyén Ham Thuan Bac 134.348 16,92

6 Huyén Ham Thuan Nam 105.818 13,32 7 Huyén Tanh Linh 119.902 15,1 8 Huyện Đức Linh 54.588 6,87 9 Huyén Ham Tan 73.861 9.3 I0 Huyện Phú Qúy 1.801 0,22 Toàn tỉnh 794.241 100

(Nguồn: Niên giám thong kê tỉnh Bình Thuận, 2021)

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nang, nhiéu

gió, không có mùa đông và là một trong những dia phương có khí hậu khô hạn nhất

cả nước. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa

thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đát

- Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 401.235 ha (chiếm 51,25%

diện tích): khả năng đưa vào sử dụng cho nông nghiệp thực sự ở khu vực này chỉ

khoảng 50-60% diện tích theo tiềm năng, ước khoảng 200-250 ngàn ha.

- Đất không có khả năng nông nghiệp 381.611 ha (chiếm 48,75% diện tích).

Bảng 3.2. Các nhóm đất chính của tỉnh Bình Thuận

Diện tích Tỷ lệ

STT Nhóm dat

(ha) (%) I1 - Dat do vàng 366.130 46,77 2 Đất xám bạc màu 137.349 17,54 3. Đấtcátbiển 117.486 15,01 4 — Đấtphùsa 87.374 11,16 5 Dat den 21.240 2,71 6. Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô han 11.708 1,50 7 Đất mun vàng đỏ trên núi 10.325 1432 8 Pat xói mon tro sỏi đá 8.229 1,06 9 _ Đấtdốc tu 5.102 0,65 10. Dat man 853 0/11

(Nguôn: UBND tinh Binh Thuận, 2021)

b. Tài nguyên nước

Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Ca Ty, sông Phan, sông Dinh va sông La Nga.

Nguồn thủy năng khá lớn, tong trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện Hàm Thuận — Đa Mi với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh. Khả năng khai thác nguồn thủy năng trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình thủy điện nhỏ (15 công trình) với công suất lắp máy

1.900KW.

c. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng là 336.405 ha, gồm: Rừng tự nhiên 288.675 ha;

rừng trồng 47.730 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn đề tính tỷ lệ che phủ toàn

tỉnh Bình Thuận năm 2019 là 336.405,42 ha, tỷ lệ che phủ 43,06 %.

d. Tài nguyên khoáng sản

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chúng loại: vàng, wolfram,

chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là nước khoáng, sét, đá xây dựng.

Nước khoáng: có nhiều điểm nước khoáng như Vĩnh Hảo (Tuy Phong), Da Kai (Đức Linh), Đồng Kho (Tánh Linh) Văn Lâm, Hàm Cường, Tà kóu (Hàm Thuận Nam), Phong Điền (Hàm Tân).

Nguồn khoáng sản lớn nhất của Bình Thuận là cát trắng thủy tinh phân bố ở Dinh Thay, Tân An, Tân Thắng (Hàm Tân), Cây Táo, Long Thịnh, Hồng Sơn (Hàm Thuận Nam), Nhơn Thanh, Phan Ri và Phan Ri Thành (Bắc Bình). Có thé thoả mãn yêu cầu sản xuất thủy tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc xuất khẩu nguyên liệu.

Khoáng vật liệu xây dựng có cát kết vôi phân bố ở Vinh Hảo và Phước Thể (Tuy Phong), đá vôi san hô (Tuy Phong). Sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi (Hàm Thuận Nam, Đức linh, Tánh Linh, Bắc Bình). Đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu

(Hàm Thuận Nam), Núi Nhọn (Hàm Tân).

e. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 300 di tích lich sử - văn hóa và danh

lam thắng cảnh đã được Sở Vở Văn hóa, Thé thao và Du lich phân loại, thâm định giá trị và đưa vào danh mục nghiên cứu, bảo vệ. Trong đó, 28 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 40 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 08 tôn giáo chính thống đang hoạt động, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Baha’i, Hồi giáo Bani và Bà la môn. Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáo có chất lượng cao như: thêu, mây tre đan... làm phong phú thêm tài nguyên

nhân văn của Bình Thuận.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich cơ cấu kinh tế Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2021

(Đơn vị: %) Ngành 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Nông, lâm, thủy sản 3061 336 32,91 30,82 2866 29,96 Công nghiép-xay dung 2649 301 2999 2728 3105 34,27 Dịch vụ 4290 363 37,10 41,90 40,29 35,77

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Cục Thống kê tinh Bình Thuận, 2021) Từ Bảng 3.3 cho thấy, cơ cau kinh tế chuyền dịch theo hướng: giảm dan ty

trọng ngành nông, lâm, thủy sản (từ 30,61% năm 2016 còn 29,96% năm 2021); tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2021 do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên tỷ trọng ngành dịch vụ giảm (từ 41,9% năm 2019 còn 35,77% năm 2021).

Kinh tế của tỉnh tập trung phát triển mạnh 03 trụ cột gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp. Trong đó:

- Khai thác tốt tiềm năng, thúc đầy phát triển các ngành công nghiệp. Phát triển công nghiệp năng lượng trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh, ưu tiên phát

triển năng lượng tái tạo dựa trên tiềm năng về bức xạ mặt trời và năng lượng gió, nhất

là điện gió ngoài khơi.

- Cơ cấu lại và phát triển nhanh ngành dich vụ, du lịch gắn kết phát triển các đô thị ven biển; đây mạnh phát triển kinh tế biển.

- Đây mạnh tái cơ cau ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị và xây dựng nông

thôn mới.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

Công nghiệp là nhóm ngành tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, dự án công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang được thi công nên sản lượng khai thác cát, sỏi và đá xây dựng vẫn tiếp tục tăng, kéo theo sự tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng. Nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng, hơi nước tiếp tục đóng góp cao vào giá trị sản xuất công nghiệp.

b. Nông, lâm, thủy sản

Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,24%, đóng góp

0,67 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,01%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp giảm 0,7%, dẫn đến tỷ trọng

đóng góp giảm 0,01%; ngành thủy sản tăng 1,13%, đóng góp 0,11% vào mức tăng

tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

c. Thương mại, dịch vụ

Ngành dịch vụ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Kết thúc năm 2021, dự ước lượng khách du lịch đến tỉnh giảm 48,57% so với cùng kỳ năm 2020, riêng lượng khách quốc tế đến tỉnh giảm 77,88%

so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động du lich dự ước đạt 9.400,4 tỷ đồng,

giảm 38,16% so với cùng kỳ năm trước.

Tác động tiêu cực của dịch bệnh đã khiến khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng âm, giảm 0,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất so với cùng kỳ các năm 2016-

2021.

3.1.2.3. Dân số và vấn đề đô thị hóa Bảng 3.4. Dân số và mức độ đô thị hóa

Tổng dân số Phân theo khu vực Tốcđộ Nông Đôthị Mức độ

tăngDS thôn (DT) đô thị hóa (Người) (ngkm2) (%) (Người (Người) (%)

STT Năm Sốlượng Mật độ

1 2 3 4 5 6 7 7=7/3*100 1 2010 1.176.913 151 0,64 714.446 462.467 39,29 2 2011 1.180.339 151 0,45 716.465 463.874 39,3 3 2012 1.193.504 153 0,98 724.394 469.110 39,3 4 2013 1.199.532 153 0,66 725.965 473.567 39,47 5 2014 1.207.398 155 0,66 732.791 474.607 39,3 6 2015 1.205.447 157 0,63 740.617 464.830 38,56 7 2016 1.213.562 156 0,63 747.062 466.500 38,44 8 2017 1.220.467 157 0,63 752.774 467.693 38,3 9 2018 1.227.269 156 0,59 758.436 468.833 38,2 10 2019 1.232.267 156 0,44 762.991 469.276 38,1 II 2020 1.239.256 156 0,64 760.542 478.714 38,63 12 2021 1.246.306 157 0,62 766.461 479.845 38,5

(Nguon: Cuc Thong kê tinh Binh Thuận, 2021) Từ Bang 3.4 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2010-2021 là 0,63%/năm, giảm nhiều so với 10 năm trước đây (tỷ lệ này trong giai đoạn 2000- 2010 là 1,10%/năm). Bình Thuận là tỉnh có quy mô dân số thứ 8 trong vùng Bắc

Trung Bộ và duyên hai Nam Trung Bộ và thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Mức độ

đô thị hóa không cao, có xu hướng giảm nhưng không đáng ké (từ 39,29% năm 2010 còn 38,5% năm 2021). Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong quy mô dân số của

tỉnh.

3.1.3. Hiện trạng và biến động sử dụng đất 3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất

2021 là 794.241 ha. Trong đó:

nhiên.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2021

Tổng điện tích đất tự nhiên trên địa bàn tỉnh theo kết quả thống kê đất đai năm

- Đất nông nghiệp: diện tích 702.782 ha, chiếm 88,48% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp: diện tích 82.428 ha, chiếm 10,38% tổng diện tích tự

- Đất chưa sử dụng: diện tích 9.031 ha, chiếm 1,14% tổng diện tích tự nhiên.

(Đơn vị: ha)

STT Đơn vị —— ne ch. pon

hanh chinh tu nhién nghiện nghiền dựng 1 Thanh phô Phan Thiết 21.116 12.331 8.463 322 2 Thi xã Lagi 18.373 14.794 2.726 853 3 Huyén Tuy Phong 77.858 68.915 6.547 2.396

4 Huyén Bac Binh 186.576 172.322 11.395 2.859 5 Huyén Ham Thuan Bac 134.348 124.148 9.154 1.046

6 Huyện Hàm Thuận Nam 105.818 97.754 7.078 986 a Huyén Tanh Linh 119.902 112.615 7,120 217 8 Huyện Đức Linh 54.588 49.114 5.467 7 9 Huyện Hàm Tân 73.861 49.601 24.024 236 10 Huyện Phú Qúy 1.801 1.189 454 158

Tong 794.241 702.782 82.428 9.031 (Nguon: Sở TNMT tinh Bình Thuận, 2021) Từ Bảng 3.5 cho thấy, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (88,48%).

Phan lớn điện tích là đất trồng cây lâu năm, phân bố rộng trên địa ban tỉnh với cây trồng chính là cây thanh long và cây cao su, chủ yếu nằm ở các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh. Điều này cho thấy, cơ cấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Thuận (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)