a, Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương) b,Bài thơ "Qua Đèo Ngang "của Bà Huyện thanh Quan có câu:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc , Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."
Có ý kiến cho rằng hai câu thơ trên chủ yếu miêu tả tâm trạng.Em có đồng ý như vậy không ?Vì sao?
II, Tự luận :( 14 điểm)
Phát biểu cảm nghỉ của em về vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh
HƯỚNG DẪN CHẤM I.Cảm thụ văn học (6điểm)
Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao …
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. 2 điểm
- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con
“đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.
2 điểm
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có thể nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận của mình ... khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc. 2 điểm
II, Tự luận :( 14 điểm)
Đây là đề văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học – Học sinh phải trình bày cảm nghỉ của mình về kỷ niệm tuổi ấu thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ trử tình, đầy cảm súc “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
a) Yêu cầu về nội dung:
- Trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ: Đó là con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng; xem trộm gà đẻ lại bị bà mắng, hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiu dành giụm cho cháu, niềm vui mong ước nhỏ bé của tuổi thơ diện bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngũ tuổi thơ.
- Tình bà cháu trong kỉ niệm nỗi bật: Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu báo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.
Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu sâu nặng thắm thiết, bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
- “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước.
- Bài thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gủi, bình dị của gia đình, quê hương để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại.
b) Hình thức:
- Bài làm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Viết đúng thể dạng văn phát biểu cảm nghĩ do vậy bài đòi hỏi viết có cảm xúc, diển đạt trôi chảy, văn có hình ảnh mạch lạc.
- Hạn chế các lỗi: chính tả, diển đạt, đặt câu, từ…. chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đẹp.
Lưu ý: Giáo viên chấm bài. Tuỳ theo bài làm học sinh mà cho điểm thích hợp – khuyến khích đối với các bài làm sáng tạo, có cảm xúc văn viết hay để cho điểm phù hợp.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …”
(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).
a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn ? Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong đoạn văn ? c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu trong câu văn: Cái ấn tượng
khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
d. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản.
Câu 2:
Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1) a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.
C©u 3:
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Tr)i và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong ch−ơng trình Ngữ văn 7).
GỢI Ý Câu 1”
a/ Chủ đề của đoạn văn trên là tâm trạng nôn nao, hồi hộp và ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.
b/ - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
- Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
c/ - Chủ ngữ: "Mẹ"
- Vị ngữ: " muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy"
- Kiểu câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ
d/ Người mẹ trong văn bản "Công trường mở ra" có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng thương yêu con, muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Người mẹ ấy không chỉ rất thương yêu con mà còn hiểu rẩt rõ vai trò của giáo dục có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2:
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: vì . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.
* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước.
Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.
b. Viết đoạn văn cảm nhận:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ:
“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê- ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.
*Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo trình tự khác, miễn là khai thác hiệu quả các phép tu từ để khám phá các giá trị của đoạn thơ, làm chủ được ngòi bút. Khuyến khích liên hệ mở rộng hợp lí, giàu cảm xúc. Cần căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm.
C©u 3 (7 ®iÓm):
A- Mở bài (0,5 điểm):
* Yêu cầu:
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ
qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Tr)i và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
* Cho ®iÓm:
- Cho 0,5 điểm: Đạt nh− yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
B- Thân bài (6 điểm):
- Trình bày những cảm xúc, liên t−ởng, t−ởng t−ợng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Tr)i và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Tr)i ta nh− lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp nh− một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta nh− đ−ợc th−ởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta nh− đ−ợc ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát.
D−ới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nh) … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương
đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con ng−ời thả hồn mình cùng những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với
đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta th− thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có
đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ
mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con ng−ời th− thái, thảnh thơi nh− trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì
nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất l)ng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
- Trình bày những cảm xúc, liên t−ởng, t−ợng t−ợng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Tr)i trong bài “bài ca Côn Sơn” đ) chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nh−ng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên c−ờng, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên c−ờng qua cách x−ng hô, giọng điệu, hành
động và những hình ảnh thiên nhiên.
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến tr−ớc tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đ) thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nh−ng cái đẹp trong tâm hồn Ng−ời không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền nh− Nguyễn Tr)i mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Ng−ời càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con ng−ời Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ng−ời chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị l)nh tụ vĩ đại Hồ ChÝ Minh.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG HÀ
Trường T H CS Bắc Sơn
Đề kiểm tra học sinh giỏi vòng 4 Môn Ngữ Văn 7
(Thời gian 120 phút không kể chép đề)
Câu 1( 6 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Câu 2 (14 điểm):
Có ý kiến cho rằng :
“ Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động .Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.”
Dựa vào những câu ca dao đã được học và đọc thêm, em hãy trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta .
_______________________________
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÍCH HÒA
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(2 điểm)
Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết:
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên ?
Câu 2.(6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương) ( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).
Câu 3 (12 điểm):
Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn- đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
ĐỀ CHÍNH THỨC