Công đoạn hoàn thiện sản phẩm

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng diacetyl trong quá trình lên men phụ (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình tổng quát công nghệ sản xuất bia

4.1.3 Công đoạn hoàn thiện sản phẩm

4.1.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ: tiến hành theo hình 18

Hình 18: Sơ đồ công đoạn hoàn thiện sản phẩm

Chai thu hồi Rữa chai

Kiểm tra Chai sạch

Kiểm tra

Chiết chai Đóng nắp

Thanh trùng Dán nhãn

Vô két Nhập kho Bia TBF

Kiểm tra

Sản phẩm

SVTH : Nguyễn Thị Quỳnh Tiên Trang 39 4.1.3.2 Rửa chai

a. Mục đích: Rửa chai nhằm loại bỏ toàn bộ nhãn, các cặn bẩn trong và ngoài chai, đồng thời đảm bảo chai được vô trùng trước khi chiết bia.

b. Yêu cầu đối với chai chứa bia

Chai được chế tạo từ vật liệu thuỷ tinh đáp ứng các yêu cầu:

 Có độ cứng đủ để chịu các va chạm và chống lại áp suất tạo ra do CO2 bên trong chai, nhất là khi thanh trùng

 Nhẹ nhất có thể được nhằm giảm chi phí vận chuyển

 Có hình dáng sao cho không dễ bị rơi hoặc đổ và dễ vệ sinh

 Phải hoàn toàn đồng nhất

 Thuỷ tinh phải có màu sao cho tránh khỏi tác động của ánh sáng

 Chai có hình dạng hấp dẫn

c. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rửa chai

Quá trình rửa chai cần đảm bảo hai yêu cầu: Loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn và loại bỏ hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây hư hỏng bia.

Trong quá trình rửa chai cần chú ý một vài yếu tố ảnh hưởng:

 Thời gian ngâm chai, ngâm chai phải đảm bảo các cặn bẩn có đủ thời gian hoà tan, các nhãn phải được tách rời khỏi chai

 Áp suất phun có tác động cơ học tới sự loại bỏ cặn bẩn và nhãn ra khỏi chai

 Nhiệt độ nước rửa, nhiệt độ càng cao sự hoà tan cặn bẩn càng nhanh

 Tác nhân tẩy rửa, chất tẩy rửa được sử dụng là kiềm ở nhiệt độ cao để tăng hiệu quả rửa và tiêu diệt vi sinh vật

d. Kiểm tra chai sau khi rửa

Chai ra khỏi máy rửa sẽ được kiểm tra: thành chai, đáy chai, miệng chai, bên trong chai, đảm bảo chai hoàn toàn sạch bên trong, không chứa các vật lạ, không bị hư hỏng nứt nẻ.

SVTH : Nguyễn Thị Quỳnh Tiên Trang 40 4.1.3.3 Chiết bia vào chai

Định lượng bia thành phẩm vào chai nhằm thuận lợi cho quá trình bảo quản, vận chuyển và lưu thông trên thị trường, nâng cao tính thương mại cho sản phẩm.

Các giai đoạn chiết bia:

 Giai đoạn hút chân không: Khi vào máy chiết (hình 19), chai được hệ thống hút chân không loại bỏ hoàn toàn không khí bên trong chai.

 Giai đoạn tạo áp suất đối kháng: Sau khi hút chân không, CO2 được đưa vào chai tạo áp suất cân bằng với bể chứa bia trong máy chiết.

 Giai đoạn rót bia vào chai: Chai sau khi được nạp CO2 sẽ có áp suất cân bằng với áp suất trong bể chứa bia, bia sẽ chảy tự nhiên vào chai do sự chênh lệch độ cao. CO2 trong chai được đẩy ra ngoài theo đường dẫn khí của vòi chiết. Mức bia trong chai được điều chỉnh bằng độ sâu của vòi dẫn khí CO2 ra ngoài.

Chai sau khi chiết được dập nút càng nhanh càng tốt.

4.1.3.4 Thanh trùng

Thanh trùng là một biện pháp xử lý nhiệt nhằm tiêu diệt hầu hết các tế bào vi sinh vật trong bia, kéo dài thời gian bảo quản và ổn định chất lượng bia thành phẩm. Thanh trùng bia theo nguyên tắc thanh trùng Pasteur. Máy thanh trùng được chia thành 9 khoang thanh trùng có nhiệt độ khác nhau (bảng 3.18).

Bảng 10: Nhiệt độ của khoang thanh trùng

Khoang 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhiệt độ (oC) 33 45,1 58 61,6 61,5 60,2 58 45,1 33 (Nguồn: Tài liệu Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Tây)

Hình 19: Máy chiết

SVTH : Nguyễn Thị Quỳnh Tiên Trang 41 4.1.3.5 Dán nh n chai và in date

Hình 20: Máy dán nhãn

Nhãn của sản phẩm là một thành phần không thể thiếu trong quá trình lưu thông trên thị trường của sản phẩm. Nhãn chai nhờ máy dán nhãn (hình 20) nằm ở phần thân có vai trò cung cấp thông tin chính về sản phẩm. Lớp giấy bạc bọc ở cổ chai cũng được coi là nhãn của sản phẩm có vai trò trang trí.

Trên nhãn chai có in ngày tháng sản xuất và thời hạn sử dụng.

4.1.3.6 Vô két và bảo quản

Bia sau dán nhãn được cho vào két với 20 chai/két. Bia được chuyển vào kho bảo quản bia thành phẩm ở nhiệt độ thường. Thời gian bảo quản của bia Sài Gòn đỏ là 1 năm. Kể từ ngày sản xuất.

Một phần của tài liệu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng diacetyl trong quá trình lên men phụ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)