Chương 2 TƯ TƯỞNG DUY VẬT TRONG TRIẾT HỌC FEUERBACH
2.3 Tính tích cực và hạn chế trong triết học của L.Feuerbach
2.3.1 Tích cực trong triết học của L.Feuerbach
Công lao vĩ đại của L.Feuerbach là chỗ ông dương cao ngọn cở cách mạng, kiên quyết, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khôi phục lại địa vị xứng đáng cho triết học duy vật, đúng như Marx nhận xét, L.Feuerbach đã thay thế cái tư biện say rượu bằng triết học tỉnh táo. Điều này thể hiện ở một số điểm sau đây:
L.Feuerbach đã có công xây dựng quan niệm mới và đề cao vai trò của triết học.
Với mong muốn dùng triết học để giúp ích cho đời và “sửa lại những hạn chế” của các nhà triết học tiền bối, L.Feuerbach mơ ước “xây dựng một thứ triết học mới”, “triết học của tương lai”. L.Feuerbach cho rằng, triết học mới, có sức mạnh tìm ra lời giải đáp đích thực để giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học mới khác hẳn với triết học cũ, bởi lẽ triết học cũ gắn liền với thần học, chứng minh cho sự tồn tại vĩnh hằng của Thượng đế, triết học mới thừa nhận chỉ có một thế giới hiện thực duy nhất đang tồn tại là thế giới vật chất và triết học phải giúp con người nhận thức và tìm thấy hạnh phúc ngay trên thế giới trần gian khi họ đang sống. Ông cho rằng, hơn lúc nào hết nhân loại đang cần triết học mới, triết học đó lấy con người làm đối tượng nghiên cứu trên cở sở kết hợp chặt chẽ với khoa học tự nhiên. Sự kết hợp giữa tự nhiên và con người là đối tượng chân chính của triết học. Sự kết hợp này sẽ bên bền bỉ hơn, may mắn hơn, có lợi hơn là kết hợp gượng ép đang tồn tại giữa triết học với thần học.
L.Feuerbach cho rằng, triết học mới lấy con người làm đối tượng nghiên cứu nên nó có tính nhân bản về bản chất. Do vậy con người và tự nhiên là điểm khởi đầu của triết học và trong bản tính của con người, chúng luôn thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau.
Triết học mới muốn thực hiện mục tiêu của mình phải biết kế thừa và phát triển triết học của các nhà duy vật thế kỷ XVII – XVIII như Xpinôda, La Mêtơri, Hônbách, Diderot, phải khẳng định cho được thế giới là vật chất, là giới tự nhiên, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Giới tự nhiên là hiện thực duy nhất, còn con người là sản phẩm cao nhất của nó, là sự biểu hiện, sự hoàn thiện của giới tự
nhiên. Do vậy, người ta chỉ có thể giải thích đúng đắn nguồn gốc của giới tự nhiên chỉ khi nào xuất phát từ chính bản thân nó, L.Feuerbach đã đúng khi cho rằng, ý thức là thuộc tính đặc biệt của vật chất và “Quan hệ thật sự của tư duy đối với tồn tại là: Tồn tại – chủ thể, tư duy – thuộc tính”. Với quan niệm này, L.Feuerbach đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật, thừa nhận vật chất, giới tự nhiên là có trước, “là thực thể duy nhất” sản sinh ra con người và ý thức của con người. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Vật chất không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại vĩnh viễn và vô hạn, vật chất quyết định ý thức.
L.Feuerbach đã bảo vệ quan niệm duy vật về vật chất và vận động, không gian và thời gian, ông cho rằng, vận động là một trong những thuộc tính căn bản nhất của vật chất. Vật chất và vận động không thể phân chia mà vận động thì tồn tại vĩnh viễn nên vật chất cũng tồn tại vĩnh hằng. Vật chất có nhiều tính chất, do đó vận động cũng có tính chất đa dạng. Vận động là không do ai sáng tạo ra và không bị tiêu diệt. Vật chất vận động và phát triển trong không gian, thời gian. Với quan niệm này, L.Feuerbach đã bác bỏ quan điểm triết học duy tâm chủ quan của I.Kant khi I.Kant cho rằng không gian, thời gian chỉ là những phạm trù tiên thiên, nhờ đó mà các sự vật được sắp xếp lại, có trật tự.
L.Feuerbach đã đóng vai trò lịch sử lớn lao trong việc phát triển nhận thức luận duy vật, chống lại bất khả tự luận, chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong nhận thức luận và chứng minh rằng, thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan và con người có thể nhận thức được thế giới. Theo L.Feuerbach, sai lầm của I.Kant là đặt trước nhận thức một cái giới hạn tuyệt đối, tựa như hàng rào mà người ta không thể bước qua được, làm như thế, I.Kant đã tước đoạt và cướp đi sức mạnh của nhận thức, trói buộc và ngăn cản con người nhận thức, khám phá, chinh phục thế giới.
L.Feuerbach khẳng định càng khó khăn, phức tạp thì nhận thức của con người càng có điều kiện phát triển và thể hiện sức mạnh khám phá bí mật của thế giới.
L.Feuerbach phát triển và làm sâu sắc thêm cảm giác luận duy vật, ông quả quyết rằng, cảm giác là đầu nguồn của nhận thức và nhận thức bắt đầu từ cảm giác, đồng thời ông
cũng đề cao lý trí của con người và tin tưởng rằng, bằng lý trí, con người mới có thể nhận thức đúng đắn mọi hiện tượng của thế giới khách quan. Ông cho rằng, đọc sách bằng giác quan nhưng không dùng giác quan để hiểu bản chất của nó. L.Feuerbach tin tưởng lạc quan vào khả năng nhận thức của con người. Theo ông, những gì mà vào thời của mình chưa nhận thức được thì sau này đến đời con cháu của mình sẽ nhận thức được.
L.Feuerbach có nhiều luận điểm mang mầm mống duy vật lịch sử. L.Feuerbach khẳng định ý thức là sản phẩm của bộ óc người. Ông cho rằng, người ta chỉ có thể suy nghĩ bằng đầu óc tồn tại một cách cảm tính của mình. Lý trí có ở trong đầu óc, ở trong bộ não, ở trong vị trí tập trung của các giác quan, một cơ sở cảm tính vững chắc.
L.Feuerbach đã đúng cho rằng, tồn tại quyết định ý thức. Ông cho rằng, ở cung điện, người ta suy nghĩ khác ở trong những gian nhà lá. L.Feuerbach đã hiểu được vai trò của cái ăn, cái mặc, hiểu giá trị của các sản phẩm lao động mà con người làm ra với ý nghĩa là cái quyết định cuộc sống con người, quy định sự phát triển của xã hội. Lập luận của L.Feuerbach về vấn đề này thật giản dị, nhưng lại có tính thuyết phục cao, vì nó phản ánh chân thật cái điều hiển nhiên mà cuộc sống vốn có. L.Feuerbach cho rằng, nếu vì đói nghèo, vì thiếu ăn, có nghĩa là trong con người không có chất bổ và như vậy thì trong đầu óc, trong tình cảm và trong tim anh ta cũng không có chất bổ cho đạo đức.
Mầm mống duy vật lịch sử của L.Feuerbach còn thể hiện rõ trong quan điểm về tiến hóa, về phát triển của đời sống xã hội. Theo L.Feuerbach, trái đất và sự sống ngày nay là kết quả của sự phát triển lâu dài của bản thân thế giới vật chất. Trong quan điểm chính trị - xã hội, L.Feuerbach cho rằng, nhà nước là do con người xây dựng nên và con người có thể xóa bỏ nhà nước khi nó lỗi thời để xây dựng nên nhà nước tiến bộ hơn và để xã hội ổn định, phát triển thì một mặt, phải ra sức mở rộng sản xuất, phát triển công nghiệp và thương nghiệp; mặt khác, mọi thành viên trong xã hội đều phải có của cải riêng, có ruộng đất, nhà cửa, vật dùng…, nhờ đó mà bớt đi sự ganh đua, sự bất
công và tệ nạn xã hội dần dần được xóa bỏ, tính “chân thật của con người” được nãy nở, phát triển, đơm hoa và kết trái.
Từ một đệ tử của Hegel, L.Feuerbach đã vượt qua chủ nghĩa duy tâm Hegel, đến với chủ nghĩa duy vật. “Với một sức mạnh không gì cưỡng lại được, F.Engels viết, L.Feuerbach buộc phải đi đến chổ thừa nhận rằng cái mà G.W.F.Hegel đã nói tới: sự tồn tại của “ý niệm tuyệt đối” trước khi có thế giới, sự “tồn tại từ trước của những phạm trù lôgic” trước khi có thế giới, không phải là cái gì khác, mà chỉ là tàn dư hư ảo của lòng tin vào một đấng sáng tạo siêu phàm; rằng thế giới vật chất, cảm thấy được bằng giác quan, thế giới mà bản thân chúng ta cũng phụ thuộc vào đấy, là hiện thực duy nhất; rằng ý thức… cũng chỉ là sản vật của một khí quan vật chất, nhục thể, tức là bộ óc. Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, mà chỉ có bản thân tinh thần mới là sản phẩm tối cao của vật chất. Đó dĩ nhiên là chủ nghĩa duy vật than túy”. Sự chuyển biến của L.Feuerbach sang chủ nghĩa duy vật là hiện tượng có tính quy luật.
L.Feuerbach hiện thân như là một lực lượng của xã hội tiến bộ, quan tâm đến sự phát triển công nghiệp, khoa học tự nhiên. Mặc dù L.Feuerbach không tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chính trị, song ông bài tỏ rõ ràng và thẳng thắn quan điểm của mình. L.Feuerbach nhìn thấy nhiệm vụ chủ yếu của công cuộc cải tổ dân chủ là ở chổ phải giải phóng mọi người ra khỏi xiềng xích phong kiến và những ràng buộc chính trị, còn trong đời sống tinh thần – ra khỏi sai lầm của triết học duy tâm và tín điều tôn giáo.
L.Feuerbach gọi triết học Hegel là tòa tháp vĩ đại của tư duy con người, song đó là tư duy tự mình sáng tạo nên mọi khuôn mẫu cho toàn bộ hiện thực, cho giới tự nhiên mà ông xem như “tinh thần hóa đá”, chết cứng, và đem đối lập thế giới quan duy vật với triết học tư biện ấy với người thầy một thời. Khi xem xét giới tự nhiên và quá trình con người nhận thức nó, L.Feuerbach trình bày hàng loạt quan điểm duy vật cơ bản.
“Tự nhiên mang tính vật thể, vật chất, tính cảm giác được…”. Khác với chủ nghĩa duy vật máy móc thế kỷ XVII – XVIII, L.Feuerbach khẳng định giới tự nhiên đa dạng, đa chất. Vật chất theo L.Feuerbach là vĩnh cửu, không có khởi đầu và kết thúc. Không
gian và thời gian là “điều kiện cơ bản”, là “phương thức” tồn tại của vật chất. Trong tự nhiên hoạt động mang tính khách quan, tính nhân quả, tính tất yếu.
Mặc tích cực trong triết học L.Feuerbach còn thể hiện ở chổ ông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về thượng đế. Tôn giáo với các dân tộc là hình thức sinh hoạt cần thiết. Chúa hay một biểu tượng sung bái nào đó, là khác vọng của con người là nơi con người gửi gấm niềm tin.
Trái với với quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định chính con người mới tạo ra thượng đế. Khác với Hegel nói đến sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, L.Feuerbach nói đên sự tha hóa của bản chất con người vào thượng đế. Kế thừa truyền thống của các nhà duy vật pháp thế kỷ XVIII, L.Feuerbach bác bỏ quan niệm “hai chân lý”, và cho rằng tôn giáo trái với khoa học, niềm tin trái với lý trí, do đó cần chon một trong hai – hoặc tôn giáo hoặc khoa học, hoặc niềm tin hoặc lý trí. L.Feuerbach mong muốn giải phóng con người khỏi các tín đồ tôn giáo và thiên kiến, coi việc “biến con người từ những tín đồ trở thành những nhà tư tưởng, từ ứng cử viên của thế giới bên kia thành những nhà nghiên cứu thế giới đó”
là cần thiết. Trong việc đánh giá tôn giáo xuất phát từ thuyết nhân bản của mình, L.Feuerbach chỉ rõ, tôn giáo trước hết là sản phẩm của sự tưởng tượng của con người, thượng đế là bản chất của con người bị biến thành bản chất siêu tự nhiên, siêu nhân, bị thần thánh hóa và đưa lên trời. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới những cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gấm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; từ đó L.Feuerbach phủ nhận mọi thứ tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên đứng ngoài tạo ra con người, chi phối cuộc sống con người.
Không dừng lại ở việc phê phán chủ nghĩa duy tâm khác quan của Hegel, L.Feuerbach còn có những đóng góp đáng kể trong phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan của J.G.Fichte, thủ tiêu chủ nghĩa nhị nguyên của I.Kant, phê phán chủ nghĩa duy vật tầm thường của Phốc, Môlêsốt… L.Feuerbach không chỉ chống lại chủ nghĩa duy
tâm, mà với triết học nhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý, tinh thần về các hiện tượng lý hóa, không thấy sự khác nhau về chất của chúng, chẳn hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Tuy các quan điểm của L.Feuerbach về vấn đề này chưa hẳn đã hoàn toàn đúng, song thái độ và dũng khí của ông thật đáng trân trọng và hoan nghênh, giá trị của nó là đã kịp thời chặn đứng những tư tưởng độc hại này.