Câu 1: Theo qui định tại tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xữ lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì thời hạn xữ lý kỷ luật của viên chức được quy định như sau:
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. (20 điểm)
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 04 tháng. (20 điểm)
Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì số lượng cán bộ y tế cơ sở theo địa bàn xã, phường, thị trấn xã, phường, thị trấn tại mục a điểm 2 được quy định như sau:
a) Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế gồm:
- 01 Bác sỹ hoặc Y sỹ đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm Trưởng trạm. (10 điểm)
- 01 Y sỹ đa khoa (biết về Sản nhi) hoặc Nữ hộ sinh trung học, hay sơ học.
(10 điểm)
- 02 Y tá trung học hoặc sơ học biết về Nữ hộ sinh. (10 điểm)
Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc không được làm của cán bộ, viên chức y tế tại điểm 2 Điều 5 được quy định như sau:
- Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với tổ chức, cá nhân; (10 điểm).
- Cố ý kéo dài thời gian khi thi hành công vụ, nhiệm vụ liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân; (10 điểm)
- Có thái độ, gợi ý nhận tiền, quà biếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (10 điểm)
CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN
Câu 1: Theo qui định tại tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xữ lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì hình thức kỷ luật khiển trách của viên chức được quy định như sau:
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; (05 điểm)
2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; (05 điểm)
3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng; (05 điểm)
4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; (05 điểm)
5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị; (05 điểm)
6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng; (05 điểm)
7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật. (5 điểm)
8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức. (05 điểm) Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì nhiệm vụ của y tế xã, phường, thị trấn tại mục l, m điểm 1 được quy định như sau:
l) Phát hiện, báo cáo Uỷ ban Nhân dân xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý. (15 điểm)
m) Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã, để tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. (15 điểm)
Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc phải làm đối với người đến khám bệnh của cán bộ, viên chức y tế tại mục a, b, c điểm 2 Điều 6 được quy định như sau:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; (10 điểm)
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định; (10 điểm)
c) Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết; (10 điểm)
CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN
Câu 1: Theo Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì giãi quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ được qui định như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải có trách nhiệm hướng dẫn công khai quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định. Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do. (20 điểm)
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo đúng quy định của pháp luật. (20 điểm)
Câu 2: Theo Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, thương binh và xã hội số 08/1995/TT-LB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì số lượng cán bộ y tế cơ sở theo địa bàn xã, phường, thị trấn xã, phường, thị trấn tại mục c điểm 2 được quy định như sau:
c) Ở vùng cao, vùng sâu, miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí 1 hoặc 2 Bác sỹ hay Y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm y tế để làm nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình công tác y tế trong xã, thực hiện các dịch vụ y tế cho nhân dân tại các bản, buôn, làng gần cơ sở y tế và nhu cầu của nhân dân trong xã; cán bộ y tế còn lại được phân công về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm. (30 điểm)
Câu 3: Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế theo Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những việc phải làm đối với người đến khám bệnh của cán bộ, viên chức y tế tại mục d, đ,e điểm 2 Điều 6 được quy định như sau:
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh; (10 điểm)
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú; (10 điểm)
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định. (10 điểm)