Câu 1: Theo quy định tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010 thì viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; (05 điểm)
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; (05 điểm)
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động; (05 điểm)
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng; (05 điểm)
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
(05 điểm)
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa phục hồi. (05 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1966 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về y đức” thì ý 5, 6, 7, 8 về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được quy định như sau:
1. Ý 5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy người bệnh. (7,5 điểm)
2. Ý 6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. (7,5 điểm)
3. Ý 7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh. (7,5 điểm)
4. Ý 8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. (7,5 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định được quy định như sau:
a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị; (05 điểm)
b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; (05 điểm)
c) Điều chuyển vị trí công tác; (05 điểm)
d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm; (05 điểm)
đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm; (05 điểm)
e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định.
(05 điểm)
CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN
Câu 1: Theo quy định tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010 thì trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng được quy định như sau:
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. (14 điểm)
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương. (13 điểm)
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. (13 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1966 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về y đức” thì ý 9, 10, 11, 12 về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được quy định như sau:
1. Ý 9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. (7,5 điểm)
2. Ý 10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. (7,5 điểm)
3. Ý 11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước. (7,5 điểm)
4. Ý 12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch. (7,5 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế thì trách nhiệm của công chức, viên chức y tế được quy định như sau:
1. Học tập, nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định về những việc công chức, viên chức y tế phải làm và những việc công chức, viên chức y tế không được làm. Ngoài các quy định tại Thông tư này, công chức, viên chức y tế còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan. (06 điểm)
2. Ký cam kết với trưởng khoa, phòng trong đơn vị về thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế theo hướng dẫn của đơn vị. (06 điểm)
3.Gương mẫu chấp hành và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện. (06 điểm) 4. Vận động nhân dân thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật để nhân dân tạo điều kiện giúp viên chức thực thi, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(06 điểm)
5. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị nếu vi phạm quy định về Quy tắc ứng xử. (06 điểm)
CHỨC DANH: VIÊN CHỨC TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN
Câu 1: Theo quy định tại Điều 5, Chương I - Luật Viên chức ngày 15/11/2010, các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức là:
1. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (10 điểm)
2. Tận tụy phục vụ nhân dân. (10 điểm)
3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (10 điểm)
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (10 điểm)
Câu 2: Theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế thì những việc phải làm của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được quy định như sau:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; (04 điểm)
b) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; (04 điểm)
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; (04 điểm)
d) Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; (04 điểm)
đ) Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; (3,5 điểm)
e) Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; (3,5 điểm)
g) Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; (3,5 điểm) h) Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có). (3,5 điểm)
Câu 3: Theo quy định tại Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính – Lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, tổ chức Trạm y tế được quy định như sau:
a) Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và địa phương cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập 1 Trạm y tế. (10 điểm)
b) Việc thành lập, sát nhập, giải thể Trạm y tế xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Nhân dân xã, huyện, và đề nghị của Giám đốc Sở y tế. (10 điểm)
c) Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và Trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập Trạm y tế, số cán bộ và các nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ... do phòng khám hoặc Trung tâm y tế đảm nhiệm. (10 điểm)