Một số thao tác châm kim và vê kim cơ bản

Một phần của tài liệu Cấy chỉ (chôn chỉ catgut vào huyệt châm cứu) (Trang 149 - 152)

Saú 1 Saú 1 lấn cấy chỉ giảm llk g , đi lại bình thường

4. Một số thao tác châm kim và vê kim cơ bản

Châm kim kèm bấm hu yệt : ngón tay cái hoặc ngón trỏ bàn tay trái bâ'm vào vùng huyệt cần châm, ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải cầm đốc kim châm dọc theo móng tay qua da vào huyệt. Cách này thường dùng với kim ngắn.

Châm kim dài : ngón cái và ngón trỏ bàn tay trá i nắm đầu kim, cách đầu mũi kim 5mm. Ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải nắm đốc kim. Hai bàn tay cùng ấn kim nhanh vào vùng huyệt. Sau đó các ngón tay trá i vẫn giữ thân kim, dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải vê tiếp kim vào sâu vùng huyệt.

Châm xuyên nhanh : ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải nắm thân kim chừa khoảng 5mm đầu mũi kim, ấn m ạnh đưa mũi kim xuyên qua da. Sau đó ngón cái và ngón trỏ bàn tay trá i đỡ kim cùng các ngón bàn tay phải ấn kim xuyên sâu vào huyệt. Có thể vừa vê vừa đẩy nhanh kim. Cách này thường dùng cho cả kim ngắn và kim dài.

151

Châm véo da : dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay trá i véo vùng da trên huyệt lên rồi tay phải cầm kim châm xuyên nhanh vào huyệt.

Cách này thường dùng cho các huyệt ở vùng cơ mỏng trên mặt.

Châm căng da : dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái căng vùng da trên huyệt rồi tay phải cầm kim châm xuyên vào huyệt.

Cách này dùng cho các huyệt ở vùng da chùng, nhiều nếp gấp như vùng bụng.

Hình 89: Một số thao tác châm và vê kim cơ bản

152

Ngoài ra còn nhiều cách châm kim khác như vừa kê kim vừa tiến kim qua qua vảo huyệt.

Thao th á c th ư ờ n g d ù n g sa u k h i ch âm và o h u y ệ t

Tiến và lui kim : sau khi kim đã vào độ sâu cần thiết, dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay trái ấn hai bên huyệt, ngón trỏ và ngón cái bàn tay phải cầm đốc kim lui ra và đâm vào nhịp nhàng (mũi kim vẫn nằm dưới da). Huyệt gần các tạng phủ, vùng m ắt hoặc vùng có động mạch lớn không nên dùng cách này.

Vê kim : dùng ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải nắm đốc kim, vê kim xoay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Không vê quá rộng, gây tổn thương cơ da vùng châm.

Kết hợp vê kim, tiến và lui kim : là phôi hợp ba thao tác vừa vê kim vừa lui ra hoặc đâm vào, mũi kim vẫn nằm dưới da.

Gãi đô'c kim : ngón cái bàn tay phải ấn nhẹ lên đốc kim rồi dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa gãi đốc kim từ dưới lên trên. Hoặc dùng tay trái giứ cô' định kim trên huyệt, ngón tay cái và trỏ bàn tay phải gãi đốc kim từ dưới lên trên.

Rung kim : bàn tay phải nắm nhẹ đốc kim, khẽ lui kim ra và đẩy vào nhanh tạo dao động rung.

Ba cách kích thích trên đều dùng để dò cảm giác “đắc khí” sau khi đã châm kim vào độ sâu đã định ở vùng huyệt. Hai cách còn lại dùng để tăng cường kích thích.

Châm kim vào huyệt thấy “đắc khí” ngay là tôt, nếu chưa “đắc khí”

phải đưa kim lên, â'n kim xuổng, đảo kim để tìm cho được cảm giác. Đắc khí là kinh khí đi đến huyệt đã được châm; về phía người bệnh thấy tê, tức, nặng noi châm, có cảm giác như điện giật nhẹ, lan truyền theo đường đi của kinh lạc; về phía người châm cứu khi vê kim thẫy hơi sít chặt giông như châm vào cục tẩy. Nếu châm thấy lỏng lẻo đó là chưa đắc khí cần xem lại huyệt, hướng châm, thủ th u ậ t để điều chỉnh. Nếu vẫn không đắc khí đó là kinh khí hư, dùng châm cứu ít hiệu quả. Đắc khí xong cần dẫn khí đến nơi có bệnh nếu đạt được như vậy châm sẽ có kết quả nhanh.

153

Sau khi châm “đắc khí” phải tiến hành bổ tả thì bệnh chóng lui.

Bổ, tả là hai thủ th u ậ t quan trọng của châm cứu. Bổ là tăng cường, tả là tiêu hao. Chứng hư thì bổ, chứng thực thì tả.

Châm cứu truyền thông có một số thủ th u ậ t bổ tả dưới đây : Vê kim

Bổ : vê kim nhẹ nhàng thuận chiều đường kinh.

Tả : vê kim mạnh, ngược chiều đường kinh.

Châm kim và rút kim

Bổ : châm vào nhanh, vê nhẹ, khi rú t kim để mũi kim nằm dưới da một lúc rồi rú t ra tữ từ.

Tả : châm kim vào chậm, vê mạnh khi rút kim ra nhanh, vê lỗ rộng Bịt lỗ châm

Bổ : sau khi rú t kim ra, bịt ngay lỗ châm bằng cách ấn nhẹ, hoặc day lên đó, bôi bông cồn ngay.

Tả : trước khi rú t kim, vê vài lần cho lỗ kim rộng ra, không bịt lỗ kim ngay và đợi một lúc mới bôi cồn.

Theo hoi thở

Bổ : khi bệnh nhân thở ra châm kim vào, khi hít vào thì rú t kim ra.

Tả : bệnh nhân hít vào thì châm vào, thở ra thhì rú t kim ra.

Bình bổ bình tả : là phương pháp kích thích vừa phải thường dùng cho các chứng không hư, không thực hoặc khó phân biệt hư thực.

Tiến kim tốc độ bình thường, vê kim vừa phải để đạt “đắc khí” rồi tuỳ bệnh mà lưu kim.

Ngoài ra, các sách cổ còn đề cập khá chi tiết thủ th u ậ t bổ tả như phép thiêu sơn hoả, th ấu thiên lương, tý ngọ đảo cực, long hổ quy phụng, phi kinh tiếp khí, thanh long bãi vĩ, bạch hổ giao đầu, thương quy thám huyệt...

Một phần của tài liệu Cấy chỉ (chôn chỉ catgut vào huyệt châm cứu) (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(284 trang)