Hiệu quả khai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 20 - 26)

Từ chỗ mỗi năm chỉ biểu diễn vài lần vào dịp năm mới, lễ hội, thì hôm nay, có những ngày phường rối nước Đào Thục, xã Thuỵ Lâm - huyện Đông Anh, diễn đến 2 - 3 suất phục vụ khách du lịch gần xa. Trong đó, rất nhiều khách du lịch quốc tế tìm đến Đào Thục

vừa để xen rối nước, vừa thưởng ngoạn khung cảnh đồng quê.Nhờ có phát triển du lịch, nghề rối nước được bảo tồn và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Làng quê "hút" khách Tây

Làng Đào Thục nằm giữa bốn bề ruộng lúa bát ngát.Tòa thuỷ đình, nơi diễn ra hoạt động biểu diễn rối nước nằm ở ven làng.Tòa thuỷ đình mái cong cong nhô lên hồ nước, chỉ cách đó một con là ruộng lúa xanh mướt. Hương lúa ùa vào cùng mỗi cơn gió thổi qua.

Thật khó có thể từ chối thưởng thức một buổi biểu diễn rối nước trong khung cảnh làng quê thanh bình như thế."Làng Đào Thục cách trung tâm thành phố hơn 20km, nhưng chính khung cảnh làng quê này khiến không ít khách Tây tìm đến để thưởng thức rối nước, thay vì xem rối trong nhà hát. Nói thực với các bạn là xem rối nước, sản phẩm của làng quê Việt Nam trong nhà hát thì mất đi rất nhiều sự thú vị", nghệ nhân Đinh Thế Văn - nghệ nhân nổi tiếng của làng rối nước Đào Thục vì vừa giỏi nghề, vừa là Anh hùng lực lượng vũ trang, người trực tiếp tham gia bắn rơi máy bay B.52 trong trận Điện Biên Phủ trên không - tâm sự.

Tiểu Đoàn trưởng Đinh Thế Văn (đội mũ) đang thuyết minh cách đánh B.52 với Chủ tịch Tôn Đức Thắng (ngoài cùng bên trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu gia đình ông Đinh Thế Văn.

Đào Thục xưa vốn là một làng thuần nông.Đầu thế kỷ 18, Quận công Đào Đăng Khiêm đã về làng, dạy người dân biểu diễn rối nước.Phường rối Đào Thục ra đời từ ngày ấy.Cũng có lúc nghề biểu diễn rối nước tưởng chừng biến mất khi đất nước xảy ra chiến tranh, nhưng những người dân Đào Thục đã kiên trì gìn giữ và khôi phục.Nhưng chuyện làng rối đón khách du lịch nước ngoài là điều ít ai dám nghĩ đến trước đây.Được khôi phục, nhưng nhiều năm qua, mỗi năm phường rối chỉ có vài lần "xuất quân" trong những dịp hội hè.Các quân rối cứ xếp cả đống trong kho. Anh Nguyễn Thế Nghị, Trưởng bộ phận kinh doanh của phường rối cho biết: "Sinh ra ở mảnh đất có truyền thống múa rối nước, nên các thế hệ người Đào Thục đều say mê môn nghệ thuật này. Nhưng để nghệ nhân thực sự gắn bó, có trách nhiệm với những quân rối, để bảo tồn nghệ thuật tốt hơn thì phải làm thế nào để các quân rối đem lại hiệu quả kinh tế.Vì thế, chúng tôi đã tìm cách khai thác du lịch".

Chuyện khai thác du lịch hoàn toàn không dễ dàng.Đào Thục cách trung tâm thành phố khá xa, dù thú vị nhưng nếu đưa khách đến, các công ty lữ hành sẽ mất thêm chi phí.Nhiều công ty đã từ chối. Nhưng những nghệ nhân phường rối vẫn kiên trì giới thiệu sản phẩm độc đáo của mình, đó là xem rối nước, tham quan các biểu diễn và thưởng ngoạn khung cảnh làng quê, giao lưu các nghệ nhân... Đây là những thế mạnh riêng.Thế rồi nhiều khách du lịch đã tự tìm đến Đào Thục. Bên cạnh đó, nhiều khách du lịch dù đi tour nhưng đã yêu cầu được đến Đào Thục để trải nghiệm.Khách du lịch đến ngày một nhiều hơn.Mỗi tuần, các nghệ nhân phường rối nước Đào Thục thường có đến 4, 5 buổi biểu diễn.Cá biệt, có những ngày lên tới 2, 3 buổi, chủ yếu là khách nước ngoài.Kinh phí có được từ các buổi biểu diễn khiến các nghệ nhân gắn bó hơn trong gìn giữ nghệ thuật.Dịp cao điểm của phường rối Đào Thục thường là đầu năm.Vừa biểu diễn tại chỗ phục vụ khách, còn rất nhiều "đơn hàng" yêu cầu phường lưu diễn ở nơi xa.Các nghệ nhân Đào Thục tổ chức thành ba nhóm, để có thể phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng.

Dựa vào giới trẻ để phát triển nghệ thuật

Đào Thục có được hôm nay chính là nhờ các bậc tiền bối dám trao trọng trách cho giới trẻ.Thế hệ đi trước tuy giỏi nghề, nhưng không biết phương pháp quảng bá sản phẩm, hướng dẫn khách du lịch đến với rối nước.Chính những bạn trẻ là người lập website (www.roinuocdaothuc.vn), quảng bá hoạt động biểu diễn đến các công ty lữ hành, đi "tìm"

khách du lịch.Thậm chí còn đưa cả làng rối lên... facebook để quảng bá.Cũng chính các bạn là những người chủ động học tiếng Anh để giao tiếp, để giới thiệu với khách du lịch nước ngoài. Không chỉ tạo ra một nếp tư duy mới, cách làm mới mà các nghệ nhân trẻ ở Đào Thục còn rất giỏi tay nghề. Nghệ nhân Đinh Thế Văn cho biết: "Phường rối hiện giờ có hơn 20 cháu ở độ tuổi trên dưới 30. Với nghệ thuật rối nước, đây là độ tuổi còn trẻ, vì biểu diễn rối nước đòi hỏi phải có sức khoẻ, thời gian luyện tập lâu năm mới có thể thực hiện được các tích trò một cách nhuần nhuyễn được.Đây chính là tương lai của làng rối".

Thế hệ 8x này đã được đào tạo một cách bài bản cách đây 5 năm.Hiện giờ, các bạn đã có thể biểu diễn thuần thục, khéo léo các tích trò không kém các bậc tiền bối là bao. Có thể kể đến những nghệ nhân tài năng như: Đinh Hữu Hùng, Đinh Văn Dũng, Đinh Văn Chiến... Đây đều là những bạn trẻ sinh ra, lớn lên trong những gia đình có truyền thống biểu diễn rối nước. Ngoài lớp nghệ nhân trẻ này, các nghệ nhân phường rối tiếp tục tính chuyện "dài hơi" bằng việc bắt đầu cho các em học sinh cấp hai, cấp ba ở Đào Thục làm quen với nghệ thuật múa rối, học biểu diễn những tiết mục đơn giản. Các bạn trẻ ở Đào Thục rất ham mê biểu diễn.Mặc dù biểu diễn rối nước là công việc nặng nhọc, không phù hợp với phụ nữ, nhưng với tình yêu và quyết tâm, nhiều bạn nữ trẻ cũng trở thành người biểu diễn giỏi.

Trong khi ở nhiều địa phương, nghệ thuật truyền thống rơi vào cảnh sống lay lắt thì Đào Thục đang phát triển mạnh mẽ nghề biểu diễn rối nước, với sự năng động, sáng tạo của giới trẻ. Mặc dù vậy, làng rối vẫn còn không ít khó khăn.Có những "đoàn" khách quốc tế chỉ có 2 - 3 người đến đề nghị thưởng thức rối nước.Các nghệ nhân không thể từ chối.Trong khi đó, một buổi biểu diễn tối thiểu cũng phải huy động gần 10 nghệ nhân.

Đoàn khách ít người cũng không dám thu phí cao nên có những buổi biểu diễn khá vất vả mà nghệ nhân chỉ nhận được thù lao từ 30-50 nghìn đồng/người. Mặt khác, do phường đông người, với khoảng 50 thành viên, các nghệ nhân phải diễn xoay vòng, nên thu nhập

vẫn chưa đều đặn. Đào Thục đã "vượt lên chính mình", trở thành làng rối cổ truyền phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp nhất cả nước. Tuy nhiên, phường rối vẫn cần những sự hỗ trợ hơn nữa trong thu hút du lịch hơn nữa, để nghệ nhân có thu nhập ổn định hơn, qua đó, giúp nghệ thuật rối nước được bảo tồn, phát triển.

2.3.2Hiệu quảkhai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịchcủa quốc gia

Việc đưa nghệ thuật truyền thống trở thành sức hút đối với du khách trong và ngoài nước đã được nhiều quốc gia triển khai hiệu quả. Ở Việt Nam, nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương hay múa rối… được khai thác để phát triển du lịch đã được nhiều đơn vị nghệ thuật áp dụng, tuy nhiên, con đường này vẫn còn nhiều gian nan.

Trên thực tế, việc đưa nghệ thuật truyền thống vào để khai thác du lịch đã được các đơn vị nghệ thuật ý thức và xây dựng từ lâu. Năm 2010, Nhà hát Chèo Hà Nội đã xây dựng một chương trình riêng phục vụ khách du lịch “Trẩy hội ngày xuân” khá công phu, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các loại hình nghệ thuật: chèo, xiếc, ca trù, quan họ… rất phù hợp với du lịch và thu hút du khách, nhưng rồi cũng không hấp dẫn được du khách.

Những năm qua, múa rối đã được các nghệ sỹ nghiên cứu và tìm tòi những sáng tạo mới, nhằm phát triển múa rối lên một bước cao hơn, đáp ứng thị hiếu đa dạng của công chúng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm tòi và thử nghiệm mới cũng đặt ra vấn đề bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Thực tế hiện nay cho thấy, các nghệ sỹ múa rối Việt Nam đã đưa được chú Tễu cùng những “cô cậu” ngộ nghĩnh từ đồng ruộng Việt Nam đi biểu diễn khắp năm châu. Với những trò diễn vừa vui nhộn vừa độc đáo, hấp dẫn, rối nước Việt Nam đã thực sự chinh phục khán giả nước ngoài và được khẳng định là môn nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Cùng với sự hội nhập, nghệ thuật múa rối đang dần được phát triển hòa nhập với hơi thở của thời đại. Theo Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam, NSƯT Vương Duy Biên, múa rối Việt Nam đã tham dự nhiều Festival văn hóa nghệ thuật trong nước và trên thế giới và

hoan nghệ thuật ở nước ngoài, biểu diễn xong, chúng tôi đều nhận được những câu hỏi kèm theo là ngoài chương trình này các bạn còn chương trình khác nữa không? Nghĩa là cũng có những nhu cầu lựa chọn những chương trình khác.

Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi phải có những nghiên cứu tìm tòi, điều chỉnh nhằm đem lại cho du khách nước ngoài nhiều sự lựa chọn nhưng vẫn phải giữ được bản sắc”.

Hiện nay múa rối nói chung, rối nước dân gian nói riêng không chỉ dừng lại ở 16 trò diễn cổ mà nó đã được cách tân, đưa thêm yếu tố của nghệ thuật đương đại vào. Các chương trình múa rối được cải biên một cách mạnh dạn, nhiều vở mới được dàn dựng có không gian mở, phong cách diễn đạt đa dạng phong phú.

Sự kết hợp sân khấu rối nước với sân khấu rối cạn, cùng với nghệ thuật sắp đặt, tính dân tộc mộc mạc với hiện thực đương đại hòa quyện đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật mới lạ, ví như các vở diễn Đức Thánh Trần, Truyện cổ Andecxen, Những giấc mơ bí ẩn của TễuKangaroo... Đặc biệt, những vở diễn như Hồn quê - kết hợp múa rối với nghệ thuật sắp đặt, có nhạc điện tử (của Quốc Trung), có thơ (của Phan Huyền Thư) đã gây bất ngờ thú vị cho khán giả. Các diễn viên múa rối “lộ diện” khỏi tấm mành thủy đình. Ánh sáng rực chiếu mở thêm một lớp diễn mới. Các nghệ sỹ vừa múa rối vừa trình diễn động tác tạo hình về những hứng khởi của người nghệ sỹ sáng tạo ra những con rối có hồn từ những khúc gỗ vô tri...Tuy nhiên, sự cải biên này không phải phường rối nào cũng có thể làm được và thành công. Hầu hết các phường rối hiện nay đang gặp khó khăn và họ đã làm mọi cách để hút khách nhằm thu lợi nhuận.

Chính vì thế, việc giữ gìn bản sắc truyền thống đôi khi sẽ không được chú ý nhiều, trong khi việc duy trì hoạt động của các đoàn rối lại nằm ngoài tầm của địa phương. Ông Vương Duy Biên cho biết: “Chưa bao giờ việc phát triển các đoàn rối ở Việt Nam lại rộ lên như bây giờ. Phong trào rộng cũng tốt, sẽ có rất nhiều chương trình phong phú. Nhưng ngược lại, mặc dù hiện nay ở miền Bắc có khoảng hơn 20 đoàn rối nhưng chương trình cứ na ná nhau, rất nhàm chán”. Vì vậy, bảo tồn múa rối như thế nào vẫn là câu hỏi đang cần được giải đáp. Theo ông Biên, cách tốt nhất để bảo tồn vẫn là ở ý thức của người dân.

Ở tầm quốc tế, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng cho biết: “Khi được xem múa rối Việt Nam, các đại sứ hay tùy viên văn hóa ở Việt Nam đều mong muốn được đưa rối của Việt Nam sang nước của họ để giới thiệu. Hiện nay trong các ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài chúng tôi đều đưa rối đi để giới thiệu và đi đến đâu cũng để lại ấn tượng. Đó là một điều đáng mừng cho múa rối Việt Nam”.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w