Đưa nghệ thuật múa rối nước vào các chương trình du lịch

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH

3.2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm múa rối nước trong hoạt động

3.2.4. Đưa nghệ thuật múa rối nước vào các chương trình du lịch

Việt Nam, một đất nước có bề dầy lịch sử, với nền văn hóa truyền thống độc đáo, hàng nghìn di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều tài nguyên du lịch khác có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

Trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước ngành du lịch Việt Nam đã từng bước phát triển, số lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa mỗi năm một tăng nhanh:

Năm Khách du lịch quốc tế

(lượt người)

Khách du lịch nội địa (lượt người)

1990 250.000 4.203.420

1994 1.018.244 5.104.285

1996 1.607.155 6.500.320

1997 1.715.637 8.512.700

1998 1.580.128 9.632.103

1999 1.788.000 10.114.256

2000 (dự kiến) 2.000.000 11.000.000

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

Trong xu thế mở cửa để hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, ngành du lịch Việt Nam củng nhanh chóng mở rộng mối quan hệ bạn hàng của mình . Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có mối quan hệ với hơn 820 hãng du lịch ịdu lịch thế giới, Hiệp hội du lịch châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á…

Những thành tựu mà ngành du Việt Nam đạt được quả là đáng kể. Tuy vậy du lịch Việt Nam còn có nhiều hạn chế, tiềm năng du lịch Việt Nam chưa trở thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có tính cạnh tranh cao.

Trước bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt về du lịch trong khu vực và thế giới để đẩy mạnh và phát triển ngành du lịch theo tinh thần chỉ đạo của bộ chính trị và chính phủ về “phát triển du lịch trong tình hình mới” cần thiết phải tổ chức một chương trình hành động quốc gia nhằm khắc phục những tồn tại tạo nên bước phát triển để “từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” như Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đề ra.

Chương trình mang tên “Việt Nam- điểm đến của thiên niên kỉ mới”. Mục đích của chương trình là:

- Tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và toàn xã hội về vị trí và vai trò của du lịch, góp phần giáo dục toàn dân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo các tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động du lịch.

- Nâng cao hinh ảnh của Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng trên trường quốc tế, tạo thế và lực cho du lịch Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, đưa Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thế giới.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tạo các yếu tố hấp dẫn, tăng cường thu hút khách du lịch quóc tế và nội địa, từng bước đưa việc mua sắm của khách trở thành một nguồn thu quan trọng của đất nước, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.

- Thu hút số lượng khách quốc tế lớn vào Việt Nam và tăng nhanh lượng khác du lịch nộ địa, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đó 2 triệu khách quốc tế và trên 11triệu khách nội địa năm 2000, tạo đà tăng trưởng khách trong những năm tiếp theo.

Trước yêu cầu của chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch như vậy, Việt Nam cần phải có những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao để đáp ứng. Sản phẩm đó phải mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam và phải ấn tượng.

Với tư cách là môn nghệ thuật độc đáo duy nhất trên thế giới, nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đã thu hút được số lượng khách du lịch đáng kể. Sự lựa chọn loại hình nghệ thuật này trong hệ thống các loại hình nghệ thuật dân tộc đã khẳng định nghệ thuật múa rối nước là một sản phẩm văn hóa đặc sắc cần được khai thác để phát triển du lịch.

Chính vì vậy, việc đưa rối nước vào các chương trình lễ hội- du lịch năm 2014 là rất cần thiết. Trong những lễ hội lớn sắp tới chúng ta nên tỏ chức biểu diễn múa rối nước tại các điểm công cộng để cho đông đảo quần chúng nhân dân và du khách thập phương được thưởng thức.

Qua đó, môn nghệ thuật múa rối nước cũng được phổ biến rộng rãi và có tác dụng giáo dục to lớn. Đối vói khách du lịch nội địa thì đây là ơ hội giáo dục truyền thống, tình yêu qê hương và niềm tự hào về những tinh hoa văn hóa dân tộc.

Đối với khách du lịch quốc tế thì đây là cơ hội đẻ tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghệ giữa các quốc gia, từ đó họ càng thêm yêu quý, tôn trọng con người Việt Nam với óc thông minh đã sáng tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc.

Vấn đề nâng cao, kế thừa phát triển nghệ thuật múa rối nước cổ truyền và khai thác nó để mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội là điều cấp thiết. Nhưng trước hết chúng ta phải đi sâu vào từng mặt chính yếu của nghệ thuật để tạo cơ sở vững chắc cho bước nghiên cứu tổng hợp để trở thành một môn nghệ thuật sân khấu có khả năng tác dụng, giáo dục và phục vụ tốt.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo và ánh sáng của đường lối văn nghệ của Đảng đã và đang là cơ sở tốt cho việc nghiên cứu phát triển nghệ thuật múa rối nước dân tộc, hiện đại.

Nhưng để phát triển hơn nữa, để thu hút thêm nhiều khách du lịch, nhà nước cần đầu tư vào các phường hội múa rối nước ở các địa phương trên cả nước nơi có các di tích lịch sử, có khu du lịch để lưu truyền những nét độc đáo của văn hóa dân tộc mình rộng hơn.

Hơn nữa, để giữ bản sắc văn hóa trong nghệ thuật rối nước cần phải xây dựng lại các nhà Thủy đình ngoài trời tạo một không khí đúng với cội nguồn, đúng với cái nôi xuất phát của nghệ thuật độc đáo này. Du khách đến với Việt nam không chỉ để xem những nét lạ kì của nghệ thuật này mà còn phải để cho du khách thẩm nhận được bản sắc cổ truyền của dân tộc chứa đựng trong đó trong một khung cảnh vừa như sân khấu lại vừa như ngoài xã hội.

Tuy nhiên, khách du lịch nhất là khách du lịch du lịch nước ngòi không phải lúc nào cung sang đúng dịp lễ hội hay có điều kiện đến các cơ sở rối nước cổ truyền để thưởng thức múa rối nước.

Cho nên để có thể đáp ứng được nhu cầu cảu họ thường xuyên hơn thì chúng ta nê có sự phối hợp giữa các nhà hát múa rối nước và các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, ở Hà Nội có 142 công ty, doanh nghiệp lữ hành và vận chuyển khách du lịch, lại có lợi thế nằm trong vùng du lịch trọng điểm của khu vực phía Bắc nên có được môt thị trường khách du lịch rộng lớn.

Để đáp ứng được nhu cầu khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn Hà Nội như Hà Nội- Toserco, Vinatour, Saigontorist,… Trong chiến lược sản phẩm của mình đã tích cực khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt là nghệ thuật múa rối nước trong các chương trình city tour. Theo điều tra của cá nhân số khách nước ngoài nhất là

khách Trung Quốc, Pháp, Úc đến với Hà Nội đều trả lời là rất thích xem múa rối nước và rất có ấn tượng với loại hình nghệ thuật này.

Tuy nhiên, họ cho biết họ đã tự liên hệ mua vé vào xem qua sự giới thiệu của bạn bè đã từng đến Hà Nội và đã từng xem múa rối nước chứ không thông qua một công ty, một chương trình du lịch nào cả. Đây là một thiếu sót rất lớn của các công ty du lịch ở Hà Nội vì đã bỏ qua một tiềm năng to lớn để làm tăng tính dộc đáo của mình.

Vì vậy, nếu các công ty du lịch còn lại trên địa bàn thủ đô Hà Nội phối hợp với các nhà hát mùa rối nước để đưa múa rối nước vào các chương trình du lịch thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nhờ sự phối hợp đó mà giá trị văn hóa của địa phương, của đất nước được khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức, những giá trị cổ truyền được gìn giữ và phát huy… Đấy là chưa kể lợi ích kinh tế mà hai bên cùng có được.

Chính vì vậy, việc đưa sản phẩm độc đáo múa rối nước vào các chương trình du lịch là giải pháp tốt để phát triển loại hình này trong du lịch.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w