PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Một phần của tài liệu Đề hoá 12 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học kỳ, tốt nghiệp thi thử đại học cao đẳng tham khảo bồi dưỡng (147) (Trang 36 - 39)

A. benzen → nitrobenzen → m-brom nitrobenzen. B. but-1-en → 2-clobutan → butan-2-ol.

C. benzen → nitrobenzen → o-brom nitrobenzen. D. propan-1-ol → propen → propan-2-ol.

Câu 2: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) đi từ từ qua ống sứ nung nóng đựng 23,2 gam Fe3O4. Sau khi dừng phản ứng, thu được chất rắn X và khí Y có tỉ khối so với hiđro bằng 18. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X và thể tích khí NO thu được là

A. 20,0g và 3,36 lit B. 20,8g và 22,4 lit C. 21,6g và 2,24 lit D. 21,6g và 3,36 lit

Câu 3: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y khuấy đều tới kết thúc phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ của dung dịch X là:

A. 2M. B. 1,6M. C. 1M. D. 3,2M.

Câu 4: Cho các chất sau: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH3COOCH=CH2,CH2=CH-CH2Cl. Số lượng chất tạo trực tiếp ra anđehit axetic bắng 1 phản ứng là.

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 5: Cho các polime: PE, PVC, PPF, cao su buna, tơ olon, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, cao su buna-N, tơ lapsan, keo dán ure- fomandehit. Số polime được điều chế bằng phương pháp trùng hợp và phương pháp trùng ngưng lần lượt là:

A. 6, 4. B. 6, 5. C. 5, 5. D. 5, 6.

Câu 6: Cho các thí nghiệm sau: Điện phân dung dịch CuSO4, điện phân dung dịch NaCl, nhiệt phân hoàn toàn KMnO4, Cho khí ozon tác dụng với dung dịch KI, nhiệt phân hoàn toàn AgNO3. Số trường hợp tạo ra khí oxi là:

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 7: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl cho đến khi nước điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại. Dung dịch thu được sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anôt của bình điện phân có 448 ml khí bay ra (đktc).Giá trị của m là:

A. 4,95 gam. B. 5,97 gam. C. 3,875 gam. D. 4,8 gam.

Câu 8: Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng lần lượt với các chất sau: NH3, Na2CO3, HCl, Br2, AgNO3, Na2S, Cu, Mg, KMnO4/H2SO4. Số trường hợp xẩy ra phản ứng là:

A. 8. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 9: Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là:

A. 0,8M và 0,26M B. 0,21M và 0,18M C. 0,21M và 0,32M D. 0,2M và 0,4M

Câu 10: Để hiđro hóa hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 1,64 gam, cần 1,12 lít H2

(đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit trong X là:

A. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO B. H-CHO và OHC-CH2-CHO C. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO

Câu 11: Cho các chất sau: axetilen, vinyl axetilen, phenyl axetilen, anđehit fomic, axit fomic, glucozơ. Số chất khử được Ag+trong [Ag(NH3)2]OH là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 12: Cho V lít hỗn hợp khí X gồm H2, C2H2, C2H4 , trong đó số mol của C2H2 bằng số mol của C2H4 đi qua Ni nung nóng (hiệu suất đạt 100%) thu được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc), biết tỷ khối hơi của hỗn hợp Y đối với H2

là 6,6. Nếu cho V lít hỗn hợp X đi qua dung dịch Brom dư thì khối lượng bình Brom tăng

A. 5,4 gam. B. 2,7 gam. C. 4,4 gam. D. 6,6 gam.

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, etilen(C2H4) được điều chế từ

A. Cho etylclorua tác dụng với KOH trong ancol. B. Craking butan.

C. Đun đúng ancol etylic với H2SO4 ở 170OC. D. Cho axetilen tác dụng với H2 (Pd, tO).

Câu 14: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:

A. 88,7 gam. B. 95,2 gam. C. 86,5 gam. D. 99,7 gam.

Câu 15: Cho khí Cl2 tác dụng lần lượt với: khí H2S, dung dịch FeCl2, dung dịch FeCl3, dung dịch KOH, dung dịch NaI, dung dịch Na2CO3, kim loại Cu. Số trường hợp xẩy ra phản ứng hóa học là:

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 16: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ dd NaOH dư vào dd hỗn hợp {KHCO3 và CaCl2}. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần.

(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dd Ba(OH)2 dư vào dung dịch phèn chua.

(5) Cho dd Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.

Số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Cõu 17: Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Na2CO3 1,0 M và KOH 1,5 M. Sau khi phẳn ứng hoàn toàn đợc dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(NO3)2 d vào Y đợc m gam kết tủa. Giỏ trị của m l :à

A. 98,50 g B. 78,80 g C. 59,10 g D. 68,95 g

Câu 18: Cho dung dịch AlCl3 tác dụng lần lượt với lượng dư các dung dịch NH3, NaOH, AgNO3, Na2CO3, FeSO4, Na2S. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:

A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.

Câu 19: Phát biểu đúng là:

A. Tất cả các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Trong quá trình điện phân Al2O3 cực âm làm bằng than chì bị ăn mòn.

C. Điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn xốp thu được nước Javen.

D. Các vật liệu bằng nhôm bền trong không khí và nước do có lớp màng hiđroxit bảo vệ.

Câu 20: Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là:

A. C2H5OH, C2H5CH2OH. B. CH3OH, C2H5OH. C. C2H5OH, C3H7CH2OH. D. CH3OH, C2H5CH2OH.

Câu 21: Số đồng phân Amin thơm có công thức phân tử C7H9N là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 22: Cho cân bằng hóa học: n2 + 3H2 ˆ ˆ †‡ ˆ ˆ 2NH3 ∆ H = -92 KJ/mol. Cho các yếu tố: Tăng áp suất, tăng nhiệt độ, thêm chất xúc tác, thêm H2, giảm thể tích của hệ, thêm khí NH3, hóa lỏng NH3, thêm khí HCl. Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:

A. 6. B. 8. C. 4. D. 5.

Câu 23: Cho các cặp chất: Stiren và toluen, Benzen và toluen, anđehit fomic và anđehit axetic, glucozơ và fructozơ, etilen và axetilen, etilen và etan. Dùng dung dịch Brom có thể phân biệt được số cặp chất là:

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A cần 15,68 lít O2 (đktc) biết tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 52. Lấy 4,16 gam A cho tác dụng với CuO nung nóng dư sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 0,64 gam và thu được chất hữu cơ B không có khả năng tráng bạc. Vậy A là:

A. 3-metylbutan-1,3-điol B. Pentan-2,3-điol C. 2-metylbutan-1,4-điol D. 2-metylbutan-2,3-điol

Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp p là 10. Phát biểu đúng về nguyên tố X là:

A. X thuộc chu kỳ 3, nhóm IVA.

B. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn của bán kính nguyên tử Oxi.

C. Tính phi kim của X mạnh hơn của Oxi.

D. Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Photpho.

Câu 26: Cho a gam CuFeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch X và khí NO2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 34,95 gam kết tủa không tan trong dung dịch axit mạnh. Cho a gam CuFeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là:

A. 27,6 và 22,4. B. 13,8 và 14,28. C. 13,8 và 17,64. D. 27,6 và 20,16.

Câu 27: Hoá chất cần thiết trong phòng thí nghiệm để điều chế khí sunfurơ là:

A. Na2SO3 và dung dịch H2SO4 đặc B. CaSO3 và dung dịch H2SO4 đặc C. CaSO4 và dung dịch H2SO4 loãng D. CaSO4 và dung dịch H2SO4 đặc

Câu 28: Cho 13,7 gam Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 100 ml dung dịch FeSO4 0,7 M thu được kết tủa Y. Khối lượng kết tủa Y là:

A. 16,31 gam B. 25,31 gam C. 14,5 gam D. 20,81 gam

Câu 29: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:

A. 0,020 và 0,012 B. 0,120 và 0,020 C. 0,020 và 0,120 D. 0,012 và 0,096

Câu 30: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X.Giá trị pH của dung dịch X là:

A. 1. B. 2. C. 13. D. 12.

Câu 31: Đun nóng axit axetic với ancol iso-amylic có H2SO4 đặc xúc tác thu được iso-amyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam ancol iso- amylic là: (Biết: O=16; H=1; C=12 )

A. 295,5 gam. B. 286,7 gam. C. 200,9 gam. D. 195,0 gam.

Câu 32: Có thể dùng H2SO4 đặc làm khô được các khí:

A. N2, H2, SO2,CO2 B. O2, H2, SO3 C. O2, H2, NO2, H2S, Cl2 D. Cl2, SO2, CO2, NO2, H2S

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X( C, H, O) cho ra 4 mol CO2. Biết X tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1; X tác dụng với Na cho ra khí H2 và X cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của hợp chất X là

A. CH2= CH-CH(OH)-CHO B. CH3-CH2-CH(OH)-CHO C. HO- CH= CH- CH2 CHO D. CH2= C(OH)-CH2-CHO

Câu 34: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X.

Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y.

Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 55,125. B. 54,125. C. 49,125. D. 54,6.

Câu 35: Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong NaOH thu được rượu Y. Đề hiđrat hóa rượu Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là

A. sec-butyl fomat B. tert-butyl fomat C. etyl propionat D. iso-propyl axetat Câu 36: Cho các ion sau: Cl-; S2-; Ca2+; K+. Thứ tự tăng dần bán kính của các ion trên là

A. Ca2+; K+; S2-; Cl- B. Ca2+; K+; Cl-; S2-. C. S2-; Cl-; K+; Ca2+ D. Cl-; S2-; Ca2+; K+.

Câu 37: Cho Na vào dung dịch chứa 2 muối Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí X, dung dịch Y và kết tủa Z. Nung kết tủa Z được chất rắn R. Cho H2 dư đi qua R nung nóng thu được chất rắn P gồm hai chất rắn. Cho P vào dung dịch HCl dư. Nhận xét đúng là:

A. P tan hết trong HCl B. P hoàn toàn không tan trong HCl C. P tan một phần nhưng không tạo khí D. P tan một phần trong HCl tạo khí Câu 38: Phát biểu đúng là:

A. Dùng Cu(OH)2 phân biệt được đi peptit và tri peptit.

B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

C. Điều chế CH3COOC6H5 bằng phản ứng giữa CH3COOH với C6H5OH.

D. Anilin có tính bazơ mạnh hơn metylamin.

Câu 39: Cho dãy chuyển hoá sau:

+H O3 enzim ZnO,MgO t , p, xt0 4500

xenlulozơ+→ X→ →Y Z →T .T là:

A. Axit axetic. B. Cao su buna. C. Buta - 1,3 - đien. D. Polietilen

Câu 40: Este X chứa vòng benzen có công thức phân tử C8H8O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. 5 B. 6 C. 4 D. 3

Một phần của tài liệu Đề hoá 12 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học kỳ, tốt nghiệp thi thử đại học cao đẳng tham khảo bồi dưỡng (147) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(285 trang)
w