Tìm cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau

Một phần của tài liệu 150 đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt 5 (Trang 63 - 97)

Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.Như một con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng đăm chiêu lúc sôi nổi, ồn ã.

Bài 4:Trong các từ "bén " dưới đây từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?

a, Cậu bé đi vội vã, chân không bén đất.

b, Họ đã quen hơi bén tiếng.

c, Con dao này bén (sắc) quá.

Bài 5:Tìm từ đồng nghĩa và phân biệt sắc thái nghĩa trong các dòng thơ sau.

a, Trờ thu xanh ngắt mấy tầng cao.(nguyễn khuyến ) b,Tháng Tám mùa thu xanh thắm.(Tố Hữu)

c,Một vùng cỏ mọc xanh rì.(NGuyễn Du)

d,Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.(Chế Lan Viên) e, Suối dài xanh mướt nương ngô.(Tố Hữu)

Bài 6.Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a,đậu tương-đất lành chim đậu-thi đậu b,bò kéo xe -hai bò gạo -cua bò lổm ngổm

c, cái kim sợi chỉ-chiếu chỉ-chỉ đường -một chỉ vàng

bài 7:Gạch dưới từ đòng nghĩa trong đoạn thơ sau .Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng những từ đồng nghĩa này.

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Bài 8:Tìm từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây.Nói rõ tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ.

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm)

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 45

Bài 1: Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của chúng:

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ, siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp.

Bài 2:

Tìm từ đơn , từ ghép, từ láy trong các câu sau:

Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

Bài 3:

Tìm hình ảnh nhân hoá và nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng , phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con

( Tre Việt Nam) Bài 4: Em hãy tả con đường từ nhà em đến trường vào buổi sáng.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 46

I-Câu 1:(1 điểm): Trong các nhóm từ sau, một từ không cùng cấu tạo với 3 từ còn lại.

Em hãy chỉ ra từ đó và nói rõ sự khác biệt giữa chúng.

Quần dài, áo dài, quần áo, áo ấm.

II-Câu 2: (1 điểm): Từ ngữ: Sông Tiền và Sông Hậu trong câu dưới đây đặt sau dấu 2 chấm giải thích cho từ ngữ nào trước đó?

Đồng bằng nam bộ có 2 con sông lớn chảy qua: Sông Tiền và sông Hậu.

II-Câu 3: (2 điểm): Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau và phân loại câu theo cấu tạo:

-Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

-Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu lục.

-Hồ Chí Minh, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lich sử.

IV-Câu 4: (2 điểm): Viết một đoạn văn (5 đến 6 câu) kể lại một cuộc nói chuyện giữa em và các bạn về một bộ phim đã xem, trong đó có dùng dấu hai chấm (:), dấu ngoặc kép ("... ").

V-Câu 5: (4 điểm):

Dưới mái trường Tiểu học, tuổi học trò của em gắn liền biết bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu. Em hãy nêu cảm xúc của mình về những kỉ niệm đáng nhớ

ấy

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 47 Câu 1: Trắc nghiệm:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:

“Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn ở đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.”

(Tình quê hương – Nguyễn Khải) 1. Nêu nội dung của đoạn văn trên?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.

B.Thể hiện niềm tự hào về quê hương giàu đẹp.

C. Thể hiện tình cảm gắn bó, yêu quê hương tha thiết . D. So sánh tình yêu quê hương với tình yêu đất nước.

2.Tình cảm của tác giả được bộc lộ trong hoàn cảnh nào?

A. Lần đầu tiên xa quê.

B. Lại rời quê hương đi xa.

C. Trở về quê hương sau bao ngày xa cách.

D.Bỗng gặp một cảnh tượng quen thuộc của quê hương trên xứ lạ.

3. Từ ngữ nào trong đoạn văn trên thể hiện rõ nhất tình cảm gắn bó của tác giả với quê hương?

A. Tha thiết B. Đằm thắm C. Mãnh liệt, day dứt D. Quyến rũ, nhớ thương

4. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?

A. Đăm đắm B. Nhân dân C. Tha thiết D. Cọc cằn 5. Từ “nhưng” trong cả hai câu ghép trên đều có tác dụng gì?

A. Phân định ranh giới các vế của câu ghép.

B. Chỉ quan hệ tương phản về nội dung giữa các vế của câu ghép.

C. Nối các vế của câu ghép với nhau.

D. Đáp án B và C đúng.

6. Câu văn: “Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.” có mấy vế câu:

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 7. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “đăm đắm” trong câu văn trên?

A. Lưu luyến B. Soi mói C. Ngơ ngác D. Trừng trừng 8. Đoạn văn trên sử dụng mấy hình ảnh so sánh?

A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. Không lần nào Câu 2: Phân biệt nghĩa của từ “mơ ước” và “mơ mộng”. Đặt câu với hai từ đó.

Câu 3: Em hãy cho biết, tiếng vọng để lại trong tâm trí tác giả là gì?

“Đêm đêm tôi vừa chợp mắt

Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.” (Tiếng vọng – Nguyễn Quang Thiều) Câu 4: Hãy miêu tả con đường ngày ngày đưa bước chân em tới trường.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 48

1-Từ ngữ ( 4 điểm) Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào ở câu thơ sau:

Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ.

2-Ngữ pháp: ( 4 điểm)

a)Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ

b)Gạch chân và chú thích rõ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ trong câu sau:

Đằng xa, trong mưa mờ,bóng những nhịp cầu sắt uốn cong vắt qua dòng sông lạnh.

3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm)

Kết thúc bài" Tre Việt Nam" ( Tiếng Việt 5) nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Mai sau, Mai sau, Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định diều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?

4- Tập làm văn: ( 10 điểm)

Trong tình bạn có thể có niềm vui hoặc nỗi buồn. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em còn nhớ mãi.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 49

1-Từ ngữ ( 4 điểm)

Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá ở đoạn thơ sau:

Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé

Thức hoài đu đưa.

Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong đoạn thơ.

2-Ngữ pháp: ( 4 điểm)

a) Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ b) Gạch chânCN, VN,TN trong câu sau:

Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.

3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm)

Trong bài “ Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn viết:

“ Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông.”

Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

3- Tập làm văn: ( 10 điểm)

Mùa xuân đến trong tiết trời ấm áp, cây cối hoa lá rực rỡ trong ánh nắng ban mai.

Em nghe như có tiếng trò chuyện của cây cối, hoa lá đón mừng xuân Nhâm Ngọ. Em hãy tưởng tượng và viết lại buổi trò chuyện vui vẻ đó.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 50

Bài1- (4điểm) Cho một số từ sau:

yếu hèn , giả dối,trung thành, phản bội, bạn bè, hư hỏng, gắn bó, bạn đường, san sẻ, ngoan ngoãn, khó khăn, giúp đỡ.

Hay xếp các từ trên vào ba nhóm:

a) Từ ghép tổng hợp b) Từ ghép phân loại

c) Từ láy Bài2- (2điểm)

Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ “Học một biết mười” là gì ? Bài3- (4điểm)

Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trang ngữ trong câu sau:

Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương,những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.

Bài4- (2điểm)

Kết thúc bài Tre Việt Nam(Tiếng Việt 5 tập 1), nhà thơ Nguyễn Duy viết:

Mai sau, Mai sau, Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo ,góp phần khẳng định điều đó

Bài6- (8điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) tả quang cảnh khu phố em ở lúc bắt đầu một ngày mới.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 51 Bài 1- (4 đ)

a) Gạch chân các từ láy trong câu thơ dưới đây :

Bây giờ lấm tấm lộc mơ, Lưa thưa lộc khế, lơ thơ lộc đào.

b)Theo em, những từ láy đó đã diễn tả những chiếc lộc cây lúc tiết trời cuối đông sắp bước sang xuân như thế nào?

c) Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ “Học một biết mười” là gì ? Bài 2-(6 đ)

a) Đặt một câu đơn trong đó có : -Tính từ làm vị ngữ .

-Danh từ trừu tượng làm chủ ngữ .

b) Gạch chân và chú thích rõ trang ngữ , định ngữ , bổ ngữ trong câu sau:

-Trong công viên , những bông hoa muôn màu đang khoe sắc, toả hương.

Bài 3-(2 đ)

Nhìn các thày, các cô Ai cũng như trẻ lại .

Sân trường vàng nắng mới Lá cờ bay như reo.

(Trích Ngày khai trường của Nguyễn Bùi Vợi- Tiếng Việt 4, tập 1) Đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì để diễn tả cảm giác của mình trước quang cảnh buổi sáng của ngày khai trường?

Bài 4-(8 đ)

Tết Tân Tỵ vừa qua, em cùng người thân đi chợ sắm một số thứ cần thiết. Hãy tả cảnh chợ lúc em có mặt.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 52 1) ( 3 đ)Cho các từ sau:

Khúc khích, ào ào, lom khom, lè tè, lạch bạch , ngoằn ngoèo, rào rào, mấp mô, rúc rích, chói chang, phèu phào, lặc lè, thủ thỉ, khấp khểnh, ríu rít, sằng sặc, chót vót.

Hãy phân thành các kiểu từ láy

2) ( 3đ) Viết 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ có từ học đứng đầu.

-Em hiểu ý nghĩa “ Học một biết mười “là gì?

3 Ngữ pháp: (5đ)

1)Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong các câu sau:

a- Thắng lợi của chúng ta rất to lớn.

b- Chúng ta đang thắng lợi lớn.

c- Chúng ta hoàn thành rất thắng lợi kế hoạch năm học.

2)Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

a- Ơ nhà, tôi có nhiều truyện hay.

b- Ơ nhà tôi có rất nhiều chuyện hay.:

c- Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn lại cháy lên trong lòng anh.

4) Cảm thụ văn học

" Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông."

( Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Đọc đoạn thơ trên , em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào? ( 2 đ)

5) Mùa xuân cây cối như bừng lên sức sống mãnh liệt . Hãy tả một cây mà em thích mỗi khi mùa xuân đến. ( 10 đ)

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 53 1-Từ ngữ ( 4 điểm)

Xác định nghĩa của từ nhà trong các tập hợp từ dưới đây:

nhà rộng; nhà nghèo; nhà sạch; nhà sáu miệng ăn; nhà Lê;

nhà Nguyễn; nhà tôi đi vắng rồi bác ạ!

2-Ngữ pháp: ( 4 điểm)

a)Đặt một câu trong đó có danh từ trừu tượng làm chủ ngữ

b)Gạch chân và chú thích rõ trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trong câu sau:

Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

3-Cảm thụ văn học: ( 2 điểm)

Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:

“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…”

Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận điều gì?

4- Tập làm văn: ( 10 điểm)

Trong tình bạn có thể có niềm vui hoặc nỗi buồn. Hãy kể lại một kỉ niệm mà em còn nhớ mãi.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 54

Câu 1: a/Xếp các từ trong dấu ngoặc đơn dưới đây vào các nhóm: từ ghép có nghĩa phân loạivà từ ghép có nghĩa tổng hợp. (đẹp tươi, đẹp trời, đẹp lòng, tươi đẹp, đẹp ý, đẹp trai, xinh đẹp, đẹp lão, làm đẹp)

b/ Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:

Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Cảnh vật trong chung quanh tôi đều có sợ thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

(Theo Thanh Tịnh)

Câu 3: Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ Mẹ:

Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Hãy cho biết: Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu.

Câu 4: Em hãy tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em đã từng đến) vào một ngày đẹp trời.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 55

Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chổ trống trong các từ dưới đây:

Bảng ... đũa ... mắt... chó...

Bài 2: Từ câu Bò cày không được thịt , em sẻ đặt dấu câu như thế nào để giúp người đọc hiểu câu trên theo các cách sau:

a, Cho phép được mổ bò ...

b, Không cho phép mổ bò ...

Bài 3: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong các câu dưới đây:

a, ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương , làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.

b, Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi.

c, Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc.

Bài 4: Hình ảnh " Bắt tay nhau qua cửa kính vở rồi" trong bài thơ Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật (sách tiếng việt 4 - Tập 2) gợi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ lái xe.

Bài 5: Một buổi tới trường, em bỗng nghe tiếng ve râm ran hoặc nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ rực báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó bằng một bài văn ngắn.

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT SỐ 56 Câu 1(2,0 điểm): Chỉ ra từ loại của các từ có trong đoạn văn sau:

Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng ... và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống ... Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì.

Câu 2(2,5 điểm): Cho các kết hợp từ sau:

Bụng bảo dạ, bụng no, sống để bụng chết mang đi, bụng đói, đau bụng, mừng thầm trong bụng, thắt lưng buộc bụng, một bồ chữ trong bụng, bụng đói đầu gối phải bò, mở cờ trong bụng.

a, Dựa vào nghĩa của “bụng” hãy sắp xếp các kết hợp từ đã cho vào bốn nhóm thích hợp!

b, Nêu nghĩa của “bụng” trong mỗi nhóm, sau đó phân loại nghĩa!

Câu 3(2,5 điểm):

a, Câu văn sau có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ từng cách hiểu đó (có thể thêm một vài từ). Tại sao lại có các cách hiểu như vậy?

Anh cả, anh hai cả hai anh đều là anh cả.

b, - Đặt hai câu để phân biệt từ đồng âm “sao”!

- Đặt hai câu để phân biệt từ nhiều nghĩa “sao”!

Một phần của tài liệu 150 đề thi học sinh giỏi Tiếng Việt 5 (Trang 63 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(262 trang)
w