Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Xác định, mô tả và đánh giá hiệu quả các LUT hiện tại
4.3.1. Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã Tuy Lộc
* Các loại hình sử dụng đất chính của xã Tuy Lộc
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định. Nói cách khác loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay trồng một tổ hợp cây trồng.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Tuy Lộc cho thấy có 4 loại hình sử dụng đất chính và 8 kiểu sử dụng đất. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8:
Bảng 4.8: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Tuy Lộc STT Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất
1 Chuyên lúa Lúa xuân - Lúa mùa
2 2 lúa – màu LX - LM - Ngô đông
LX - LM - Rau đông
3 3 vụ màu Ngô đông - Ngô xuân - Rau hè
Rau đông - Rau xuân - Rau hè
4 2 màu
Ngô đông - rau xuân Rau xuân - Rau đông
Rau đông - Hoa (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)
*Mô tả các loại hình sử dụng đất - Loại hình sử dụng đất 2 lúa:
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân - lúa mùa.
Hình 4.3: Người nông dân xã Tuy Lộc thu hoạch vụ lúa mùa + Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, được gieo cấy vào đầu tháng 1(dương lịch) và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau.
+ Lúa mùa bắt đầu vào tháng 7(dương lịch) và kết thúc vào giữa tháng 11 hàng năm.
- Loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu:
+ Lúa xuân: Gieo xạ hoặc cấy vào tháng cuối tháng 12 và thu hoạch vào giữa tháng 5 với các giống lúa ngắn ngày như: Nhị Ưu 838, Nhị Ưu 63...
+ Lúa mùa sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, tám thơm các loại.
+ Ngô đông thường trồng các giống ngô lai như: NK 6654, NK 6300...
Hình 4.4: Trồng ngô vụ đông xuân
+ Rau đông thường trồng các loại rau như: bắp cải, súp lơ, cà chua, cải xanh....
- Loại hình sử dụng đất 3 vụ màu:
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa, đất thịt, đất cát nhẹ và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Ngô đông - ngô xuân - rau hè, Rau đông - rau xuân - rau hè.
+ Ngô đông thường trồng các giống ngô lai như: NK 6654
+ Ngô xuân: thường trồng các nếp như: ngô nếp MX2, MX4
+ Rau đông: Rau đông thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60-100 ngày như: bắp cải, súp lơ, cà chua, cải xanh....
+ Rau xuân thường trồng các loại rau như cải ngọt, cà chua, xà lach, các loại rau thơm, cải cúc, đỗ....
+ Rau hè: thường trồng các loại rau như dền, đay, mồng tơi, rau ngót, rau muống..
Hình 4.5: Trồng ngô và rau đông - Loại hình sử dụng đất 2 vụ màu:
Có ba kiểu sử dụng đất là: Ngô đông - rau xuân, rau xuân - rau đông, rau đông - hoa.
+ Ngô đông thường trồng các giống ngô lai năng suất cao như: NK 6654 + Rau xuân thường trồng các loại rau như cải ngọt, cà chua, xà lách, các loại rau thơm, cải cúc, đỗ....
+ Rau đông: Rau đông thường trồng các loại rau như: bắp cải, súp lơ, cà chua, cải xanh....
+ Hoa thường trồng các loại hoa như: Hoa hồng, hoa cúc, lay ơn,... thường có 2 thời vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Trồng hoa tốn nhiều công chăm sóc và chi phí đầu tư nhưng thu được lợi nhuận khá cao do có thị trường lớn tiêu thụ là Thành phố Yên Bái.
Hình 4.6: Trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người nông dân Tuy Lộc 4.3.2. Đánh giá hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tuy Lộc
4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong xã Tuy Lộc.
Từ kết quả điều tra đã được xử lý, có tính đến đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tuy Lộc, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở bảng 4.9:
Bảng 4.9: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: 1000đ
Mức đánh giá Ký hiệu GTSX TCP TNHH
Rất cao ***** >600 >350 >400
Cao **** 520-600 280-350 350-400
Trung bình *** 380-520 200-280 260-350
Thấp ** 250-380 150-200 200-260
Rất thấp * <250 <150 <200
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)
Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tính bình quân cho 1ha/năm được thể hiện ở bảng 4.10 và 4.11:
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã
STT
Loại hình sử dụng
đất (LUT)
Kiểu sử dụng đất GTSX TCP NC
LĐ TNHH
1 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa 262.089 153.199 402 106.888
2 2 lúa - màu
LX - LM - Ngô đông 330.165 220.275 601 114.964 LX - LM - Rau đông 384.503 159.679 659 338.822 3 3 vụ Ngô đông - Ngô xuân - Rau hè 290.035 193.022 826 253.010 Rau đông - Rau xuân - Rau hè 598.680 419.977 849 369.702
4 2 màu
Ngô đông - rau xuân 398.522 152.074 402 341.477 Rau xuân - Rau đông 522.620 525.478 460 396.142 Rau đông - Hoa 688.806 345.086 456 391.719 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)
Qua bảng trên cho thấy:.
- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (262.089 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức thấp (153.199 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức rất thấp (106.888 nghìn đồng). Nguyên nhân là do lúa là loại cây trồng có năng suất không cao, thời gian lao động dài, bị ảnh hưởng nhiều của thiên nhiên, chi phí sản xuất lớn do giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao do đó thu nhập hỗn hợp trung bTnh.
- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (330.165 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức trung bình (220.275 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức rất thấp (114.964 nghìn đồng), nguyên nhân là do ngô là loại cây trồng có năng suất không cao và phải sử dụng nhiều phân bón.
- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa - rau đông cho tổng giá trị sản phẩm ở mức trung bình (384.503 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức thấp (159.679 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức trung bình (338.822 nghìn đồng), loại hình sử dụng đất này đòi hỏi công chăm sóc tương đối lớn.
- Loại hình sử dụng đất Ngô đông - ngô xuân - rau hè cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (290.035 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức thấp (193.022 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức thấp (253.010 nghìn đồng).
- Loại hình sử dụng đất Rau đông - rau xuân - rau hè cho tổng giá trị sản phẩm ở mức cao (628.680 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức rất cao (193.022 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức cao (369.702 nghìn đồng).
Nguyên nhân là loại hình sử dụng đất này có điều kiện đất đai thuận lợi như:
đất tốt, điều kiện tưới tiêu chủ động và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình nên rất thuận lợi cho canh tác và nước tưới. Bên cạnh đó có một số yếu tố hạn chế như công thức luân canh còn mang nặng tính truyền thống, thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản bấp bênh.
- Loại hình sử dụng đất Ngô đông - rau xuân cho tổng giá trị sản phẩm ở mức trung bình (398.552 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức thấp (152.074 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức trung bình (341.477 nghìn đồng).
- Loại hình sử dụng đất rau xuân - rau đông cho tổng giá trị sản phẩm ở mức cao (522.620 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức trung bình (525.478 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức cao (396.142 nghìn đồng).
- Loại hình sử dụng đất rau đông - hoa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức rất cao (688.806 nghìn đồng), chi phí trung gian ở mức cao (345.086 nghìn đồng), thu nhập hỗn hợp ở mức cao (391.719 nghìn đồng). Nguyên nhân là do có điều kiện đất tốt, tưới tiêu chủ động đồng thời thị trường tiêu thụ lớn.
Bảng 4.11: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã
ST T
Loại hình sử dụng đất (LUT)
Kiểu sử dụng đất
Các chỉ tiêu đánh giá Đánh giá GTSX CPTG TNHH
1 2 lúa Lúa xuân - Lúa mùa ** ** * Thấp
2 2 lúa - màu LX - LM - Ngô đông ** *** * Thấp
LX - LM - Rau đông *** ** *** TB
3 3 vụ Ngô đông - Ngô xuân - Rau hè ** ** ** Thấp Rau đông - Rau xuân - Rau hè **** ***** **** Cao
4 2 màu
Ngô đông - rau xuân *** ** *** TB
Rau xuân - Rau đông **** *** **** Cao
Rau đông - Hoa **** *** **** Cao
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ) 4.3.3.2. Hiệu quả xã hội
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất.
- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.
- Hiệu quả của việc đầu tư tiền vốn trong sản xuất của các kiểu sử dụng đất.
Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay tình trạng lao động nông nghiệp nông thôn bỏ quê đi tìm việc làm ở các thành phố là rất phổ biến, đặc biệt là lực lượng thanh niên tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất cần thiết và cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền và các ban ngành của xã.
Để nghiên cứu về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, hiệu quả kinh tế bình quân trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn của mỗi kiểu sử dụng đất.
Bảng 4.12: Hiệu quả xã hội đối với các loại hình sử dụng đất TT Kiểu sử dụng đất
Tổng số công lao động
Giá trị ngày công
(1000đ)
Hiệu quả đồng vốn
(lần)
Đánh giá hiệu quả
1 Lúa mùa - Lúa xuân 402 531 1,2 Thấp
2 LX – LM - Ngô đông 601 682 1,6 Thấp
3 LX - LM - Rau đông 659 1.355 2,5 TB
4 Ngô đông - Ngô xuân - Rau hè 826 795 2,8 TB
5 Rau đông - Rau xuân - Rau hè 849 2.249 3,2 Cao
6 Ngô đông - Rau xuân 402 1.054 2,42 TB
7 Rau xuân - Rau đông 460 1.727 3,4 Cao
8 Rau đông - Hoa 456 3.582 3,7 Cao
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ) 4.3.3.3. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất vào các mục đích sản xuất nông nghiệp, do yêu cầu bền vững về mặt môi trường mà đòi hỏi các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, sự cân bằng môi trường tự nhiên, ngăn chặn thoái hóa và ô nhiễm đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như:
- Mức sử dụng phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học.
- Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ.
- Tỷ lệ che phủ đất.
Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau đã tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Đánh giá các LUT ở vùng nghiên cứu có thể thấy hiệu quả môi trường của các LUT mang lại rất khác nhau, cụ thể được thể hiện qua bảng 4.13:
Bảng 4.13: Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất Các loại hình sử dụng đất Mức độ sử dụng
phân hóa học
Mức độ sử dụng thuốc BVTV
Tỷ lệ che phủ đất
Lúa xuân - Lúa mùa Trung bình Cao Trung bình
Lúa xuân - Lúa mùa - ngô đông Trung bình Cao Trung bình
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông Cao Cao Trung bình
Ngô đông - Ngô xuân - Rau hè Trung bình Trung bình Cao
Rau đông - Rau xuân - Rau hè Cao Cao Cao
Ngô đông - Rau xuân Cao Trung bình Trung bình
Rau xuân - Rau đông Cao Cao Cao
Rau đông – Hoa Cao Cao Trung bình
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra nông hộ)