Nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN (Trang 25 - 28)

a. Tinh thần ,thái độ trong nghiên cứu khoa học.

Ý thức được việc phải nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên khác và thông qua việc tìm hiểu tâm lý của các em để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các em.

b. Phương pháp nghiên cứu : Giúp đỡ học sinh yếu.

Nội dung : Chương trình hiện nay theo QĐ 16/BGD ĐT/2006 ngày 5/5/2006 quy định chương trình giáo dục phổ thông và công văn 624/BGD & ĐT về hướng dẫn dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Chính vì vậy giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy học cần linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng đảm bảo cho tất cả học sinh nắm được yêu cầu cơ bản nhất về kiến thức kĩ năng của bài học : yêu cầu tối thiểu học sinh yếu phải làm được các bài tập cơ bản. Lồng ghép giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, dạy tăng cường tiếng việt đối với học sinh dân tộc và học sinh yếu tiếng việt bằng lời nói và đồ dùng trực quan…

Đồng thời cần có những hoạt động hỗ trợ học sinh yếu. Trong một tuần có hai tiết học để giúp đỡ cho học sinh yếu và quân tâm nhiều hơn đến các học sinh yếu. Tăng cường cho các em làm thêm các bài tập để rèn luyện thêm các kỹ năng cơ bản cho các em. Hướng dẫn các em tự học và rèn luyện thêm tại nhà. Khắc phục các sai sót thường gặp ở các em.

Rèn luyện và ôn tập kiến thức cho các em. Giúp đỡ các em để vươn lên thành lập đôi bạn cùng tiến, một bạn học giỏi kèm một bạn học yếu để cùng vươn lên trong học tập.

* Yêu cầu :

- Sau quá trình giúp đỡ học tập cho nhau có thể nâng cao khả năng tiếp thu , khả năng tập trung trong học tập cho học sinh. Các học sinh yếu năng động tích cực hơn trong học tập , các học sinh khác củng cố thêm các kiến thức đã học.

* Ưu điểm :

- Tạo điều kiện tốt cho học sinh yếu phát huy hết khả năng sẵn có, củng cố kiến thức cơ bản cho các em để các em vươn lên và nâng dần thành tích học tập của trong học tập, cố gắng rèn luyện cho bản thân.

- Nâng cao tính tự giác tích cực hoc tập, học hỏi và lòng kiên trì học tập cho học sinh.

* Nhược điểm :

- Còn một số học sinh chưa thực sự phát huy hết khả năng của bản thân, chưa thực sự chú ý nên hiệu quả học tập chưa cao. Một số học sinh chưa tích cực giúp đỡ ban trong học tập cũng như rèn luyện .

* Đề xuất biện pháp của bản thân:

- Cần chú ý đến những học sinh yếu. Cần bố trí học sinh giỏi kèm học sinh yếu, cần bố trí học sinh yếu ngồi canh học sinh giỏi để có điều kiện giúp bạn nhiều hơn (nhưng cũng cần lưu ý không để học sinh yếu chép bài học sinh giỏi). Học sinh giỏi cần hướng dẫn học sinh yếu cách thực hiện và làm bài tập trong quá trình học chứ không nên cho bạn nhìn bài.

b. Công tác giáo dục học sinh yếu,học sinh khuyết tật.

* Nội dung : thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và chống, xoá mù chữ ở địa phương. Tích cực chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để đưa học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật hoà nhập vào tình hình chung của lớp.

-Đối xử công bằng, tôn trọng ý kiến của các em, đánh giá công bằng chính xác, tránh tình trạng phân biệt đối xử giữa các học sinh.

*Ưu điểm : Đưa học sinh cá biệt học sinh khuyết tật vào hoà nhập với học sinh các lớp, tạo điều kiện tốt hơn để các em được giao lưu học hỏi tiếp thu kiến thức mới, bồi dưỡng kiến thức xã hội.

- Giúp các em không còn cảm giác tự ti, mặc cảm về bản thân mình, hoà nhập tốt hơn với cộng đồng. Tháo gỡ được những khó khăn chung của các em.

-Phát huy và bồi dưỡng lòng yêu trẻ đối với người giáo viên. Ngoài ra trong lĩnh vực này người giáo viên cũng có điều kiện tốt hơn trong việc xây dựng kế hoạch, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, đây là cơ hội để tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi này.

*Nhược điểm : học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật thường rụt rè trong các hoạt động tập thể chính vì thế càng tăng thêm khoảng cách của các em với các học sinh khác trong tập thể lớp.

- Một số học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật hay quậy phá, nghịch nghợm làm giảm khả năng tập trung hoặc do khả năng tập trung của các em chưa cao. Đây là một công tác khó, cần có nhiều kinh nghiệm, kiến thúc sư phạm vững. Lòng nhiệt tình tấm lòng yêu trẻ và một tình thương vô hạn đối với các em. Đòi hỏi lòng kiên trì và dũng cảm lớn của giáo viên. cần có công tác xã hội hoá giáo dục sâu rộng.

*Đề xuất của bản thân : tăng cường tuyên truyền giáo dục sâu rộng để học sinh có thể hoà nhập với các bạn khác trong lớp. Và để học sinh có thể hoà đông tích cực giúp đỡ các bạn trong cả học tập và những hoạt động tập thể khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w