Nhịp và vai trò của nhịp trong thơ

Một phần của tài liệu Vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Trang 53 - 62)

CHƯƠNG 2. VẦN, NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN

2.2. Cách tổ chức nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn

2.2.1. Nhịp và vai trò của nhịp trong thơ

2.2.1.1. Khái niệm nhịp thơ

Nhịp là một khái niệm có ngoại diên rộng, xuất hiện trong nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nhịp thơ là khái niệm chỉ sự sáng tạo về mặt tổ chức các yếu tố âm thanh dựa trên cơ chế lặp lại có tính chất chu kì, cách

47

quãng hoặc luân phiên đều đặn các yếu tố cùng loại để tạo nên vẻ đẹp hài hoà, cân đối, sống động cho tác phẩm thi ca. Như vậy, nhịp được coi là một phẩm chất của nghệ thuật ngôn từ. Các câu thơ, câu văn đọng lại trong tâm trí người đọc không chỉ bởi nội dung mà còn bởi âm hưởng, tiết tấu của chúng. Hiện nay có các ý kiến khác nhau về khái niệm nhịp thơ. Chúng tôi chọn cách lí giải của tác giả Phan Huy Dũng để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Một cách khái quát, có thể nói nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng (pause), chỗ ngắt (cesure) của những đơn vị văn bản như câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí đoạn thơ. Như vậy, yếu tố tạo nên nhịp điệu quan trọng nhất ở đây là những chỗ ngừng, chỗ ngắt trong sự phân bố mau thưa đa dạng của chúng, là độ dài ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ, đoạn thơ [6, 18].

2.2.1.2. Vai trò của nhịp trong thơ

Vì thiên về biểu hiện cảm xúc một cách cô đọng, hàm súc nên ngôn từ thi ca giàu tính nhịp điệu. Theo các nhà thơ, trong quá trình sáng tác thơ, vần và nhịp đến một cách tự nhiên. Theo các nhà hình thức luận, thơ có thể bỏ vần, không cần đến phối thanh bằng trắc nhưng thiếu nhịp thì sẽ không thành thơ. Trong thơ, nhịp xuất hiện là để chia cắt các câu thơ (dòng thơ) thành những vế tương đương, chi phối việc phân dòng thơ (câu thơ), chia khổ, hiệp vần, phối thanh để tạo nên những mô hình âm thanh lặp đi lặp lại có chu kì, luân phiên hay cách quãng ở các câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, đoạn thơ.

Ngoài việc biểu hiện nhạc điệu, nhịp thơ còn toát lên vẻ đẹp nội tại, biểu hiện ý nghĩa cho thơ. Bởi nhịp thơ là nhịp cảm xúc, nhịp điệu tâm hồn của người làm thơ, biểu đạt nội dung tư tưởng. Trong nhiều trường hợp, việc xác định ý nghĩa cho câu thơ, nội dung khổ thơ phụ thuộc vào cách xác định nhịp khác nhau.

48

2.2.2. Các loại nhịp trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn 2.2.2.1. Nhịp trong câu lục

a. Số liệu thống kê

Khảo sát 636 câu lục của Đồng Đức Bốn, chúng tôi xác định được 10 loại nhịp, trong đó có 2 loại nhịp theo nhịp truyền thống và 8 loại nhịp thể hiện sự biến thiên. Các loại nhịp trong câu lục và tần số xuất hiện được thống kê ở bảng sau:

TT Loại nhịp Số lượng Tỉ lệ

1 2/ 2/ 2 91 14,30%

2 3/ 3 67 10,53%

3 2/ 4 187 29,40%

4 4/ 2 168 26,41%

5 1/ 5 46 7,23%

6 5/ 1 3 0,47%

7 2/ 1/ 3 47 7,38%

8 1/ 3/ 2 22 3,45%

9 2/ 1/ 2/ 1 3 0,47%

10 1/ 2/ 1/ 1/ 1 2 0,31%

Tổng cộng

10 loại nhịp 636 100,0%

b. Các ví dụ minh hoạ

- Cách ngắt nhịp truyền thống

Ví dụ 27: Nhịp 2/ 2/ 2: Chiều nay/ hồ Tây/ có giông (Chiều nay hồ Tây...).

Ví dụ 28: Nhịp 3/ 3: Ối mẹ ơi/ đê vỡ rồi (Vỡ đê).

- Cách ngắt nhịp biến thiên

Ví dụ 29: Nhịp 2/ 4: Chết rồi/ tôi vẫn làm người (Thơ viết gửi người tình).

49

Ví dụ 30: Nhịp 4/ 2: Mẹ mua lông vịt/ chè chai (Mẹ tôi). Có thể có cách ngắt nhịp 2/2/2: Mẹ mua/ lông vịt/ chè chai/.

Ví dụ 31: Nhịp 1/ 5: Em/ như hôm nào cũng rằm (Mây núi Thái Hàng).

Ví dụ 32: Nhịp 5/ 1: Trở về với mẹ ta/ thôi (Trở về với mẹ ta thôi). Có thể ngắt nhịp: 2/1/2/1: Trở về/ với/ mẹ ta/ thôi; hoặc nhịp 2/4: Trở về/ với mẹ ta thôi.

Ví dụ 33: Nhịp 2/ 1/ 3: Một tay/ cầm/ những xót chua (Xin người một khúc...).

Ví dụ 34: Nhịp 1/ 3/ 2: Em/ từ trong bão/ vẫn rằm (Cơn bão cho em).

Ví dụ 35: Nhịp 2/ 1/ 2/ 1: Lời rao/ chìm/ giữa gió/ sương (Trở về với mẹ ta thôi). Có thể có cách ngắt nhịp khác: 2/1/1/1/1/: Lời rao/ chìm/ giữa/ gió/

sương; hoặc nhịp 2/1/1/2: Lời rao/ chìm/ giữa/ gió sương.

Ví dụ 36: Nhịp 1/ 2/ 1/ 1/ 1: Yêu/ thì thương/ giận/ nhớ/ ghen

(Vẫn còn viết gửi Tân Cương) Ví dụ (36) có thể ngắt nhịp 1/1/1/1/1/1: Yêu/ thì/ thương/ giận/ nhớ/ ghen;

hoặc nhịp 2/1/1/1/1: Yêu thì/ thương/ giận/ nhớ/ ghen.

2.2.2.2. Nhịp trong câu bát a. Số liệu thống kê

Trong 636 câu bát của Đồng Đức Bốn, chúng tôi xác lập được 27 loại nhịp, trong đó có 2 loại nhịp truyền thống, còn lại là các loại nhịp biến thiên.

Các loại nhịp trong câu bát và tần số xuất hiện được thống kê qua bảng sau:

TT Các loại nhịp Số lượng Tỉ lệ

1 2/ 2/ 2/ 2 176 27,67%

2 4/ 4 103 16,19%

3 2/ 2/ 4 49 7,70%

4 4/ 2/ 2 27 4,24%

5 2/ 6 28 4,40%

6 6/ 2 24 3,77%

50

7 5/ 3 26 4,08%

8 3/ 5 19 2,98%

9 3/ 3/ 2 107 16,82%

10 3/ 1/ 4 29 4,55%

11 1/ 3/ 4 17 2,67%

12 2/ 1/ 3/ 2 4 0,62%

13 1/ 3/ 2/ 2 3 0,47%

14 3/ 1/ 2/ 2 2 0,31%

15 1/ 1/ 4/ 2 1 0,15%

16 2/ 1/ 2/ 3 2 0,31%

17 1/ 2/ 2/ 3 2 0,31%

18 1/ 1/ 2/ 4 2 0,31%

19 2/ 2/ 1/ 3 4 0,62%

20 2/ 3/ 1/ 2 2 0,31%

21 2/ 4/ 1/ 1 3 0,47%

22 2/ 1/ 1/ 2/ 2 1 0,15%

23 1/ 1/ 2/ 2/ 2 1 0,15%

24 2/ 2/ 1/ 1/ 2 1 0,15%

25 4/ 1/ 1/ 1/ 1 1 0,15%

26 1/ 1/ 4/ 1/ 1 1 0,15%

27 1/ 1/ 1/ 1/ 1/ 1/ 2 1 0,15%

Tổng cộng

27 loại nhịp 636 100,0%

b. Một số ví dụ minh hoạ:

- Cách ngắt nhịp truyền thống

Ví dụ 37: Nhịp 2/ 2/ 2/ 2: Tôi ngồi/ khâu áo/ trả đền/ cho em (Chạy mưa...).

51

Ví dụ 38: Nhịp 4/ 4: Vẫn sương sương khói/ vẫn tăm tăm buồn (Cơn bão cho em). Câu thơ này cũng có thể ngắt nhịp1/3/1/3: Vẫn/ sương sương khói/ vẫn/

tăm tăm buồn.

- Cách ngắt nhịp biến thiên

Ví dụ 39: Nhịp 3/ 3/ 2: Giữa bao la/ một khoảng trời/ đắng cay (Mẹ tôi).

Ví dụ 40: Nhịp 2/ 1/ 3/ 2: Chưa chi/ tóc/ đã tà tà/ sương phơi (Nguyện cầu).

Ví dụ 41: Nhịp 1/ 3/ 2/ 2: Nắng/ thì mặc nắng/ gió xô/ mặc trời. Câu thơ này cũng có thể có những cách ngắt nhịp khác: nhịp 1/1/2/2/2: Nắng/ thì/ mặc nắng/ gió xô/ mặc trời; hoặc nhịp 1/1/2/1/1/2: Nắng/ thì/ mặc nắng/ gió/ /

mặc trời.

Ví dụ 42: Nhịp 1/ 1/ 4/ 1/ 1: Buồn/ vui/ rồi lại tái tê/ vui/ buồn. Câu thơ này cũng có thể có những cách ngắt nhịp khác: nhịp 1/1/2/2/1/1: Buồn/ vui/ rồi lại/ tái tê/ vui/ buồn; hoặc nhịp 2/2/2/2: Buồn vui/ rồi lại/ tái tê/ vui buồn.

Ví dụ 43: Nhịp 4/ 1/ 1/ 1/ 1: Bố tôi bắt gãy/ nắng/ mưa/ trưa/ chiều (Bố tôi).

Có thể ngắt nhịp 2/ 2/ 1/ 1/ 1/ 1: Bố tôi/ bắt gãy/ nắng/ mưa/ trưa/ chiều.

Ví dụ 44: Nhịp 1/ 1/ 1/ 1/1/ 1/2: Đói/ no/ con/ mẹ/ sẻ/ nhường/ cho nhau (Mẹ tôi). Hoặc ngắt nhịp: 2/ 1/ 1/ 2/ 2: Đói no/ con/ mẹ/ sẻ nhường/ cho nhau.

v.v..

2.2.2.3. Nhịp trong cặp lục bát a. Số liệu thống kê

Trong cặp lục bát, Đồng Đức Bốn tổ chức thành 84 loại nhịp. Trong 84 loại nhịp, ông kế thừa ở một mức độ vừa phải 4 loại nhịp truyền thống, đó là các loại nhịp 2/2/2- 2/2/2/2, 3/3- 2/2/2/2, 2/2/2- 4/4 và 3/3- 4/4. Loại nhịp 2/2/2- 2/2/2/2 phổ biến trong ca dao, tạo nên sự mềm mại, thướt tha và sự tuôn chảy trong cảm xúc nhưng Đồng Đức Bốn chỉ sử dụng trong 25 trường hợp; trong khi đó Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy sử dụng khá phổ biến.

Hầu hết nhịp trong cặp lục bát được tổ chức theo hướng biến thiên đa dạng.

52

Cụ thể: 4 loại nhịp truyền thống có trong 71 cặp lục bát, chiếm gần 11,16%, còn lại là các loại nhịp biến thiên gồm 80 loại, xuất hiện trong 565 cặp lục bát, chiếm gần 88,84%.

b. Một số ví dụ minh hoạ - Nhịp truyền thống

Ví dụ 45: Nhịp 2/2/2- 2/2/2/2: Chiều nay/ hồ Tây/ có giông

Tôi/ ngồi/trên sóng/ mà không/ thấy chìm (Chiều nay hồ Tây có giông) Hoặc nhịp: 2/2/1/2/1: Tôi ngồi/ trên sóng/ mà/ không thấy/ chìm.

Ví dụ 46: Nhịp 3/3- 2/2/2/2: Ối mẹ ơi/ đê vỡ rồi

Đồng ta/ trắng xóa/ cả trời/ nước trong (Vỡ đê) Ví dụ 47: Nhịp 2/2/2- 4/4: Nếu không/ trả được/ bằng tiền

Tôi lấy trăng liềm/ làm bím tóc cho (Nhà quê) Ví dụ 48: Nhịp 3/3- 4/4: Đã bao nhiêu/ cuộc chia li

Mà con đường đến/ chẳng khi nào buồn (Xin người một khúc mộng mơ)

- Các nhịp biến thiên

Ví dụ 49: Nhịp 2/1/3- 2/1/3/2: Một hôm/ bến/ bỗng vắng teo Anh xa/ đò/ cũng xa theo/ mất rồi Ví dụ 50: Nhịp 1/3/2- 1/2/3/2: Nắng / thì nắng tái/ nắng tê Rét/ thì rét/ đến đê mê/ lòng người Ví dụ 51: Nhịp 1/5- 1/7: Sướng/ thì không được một lần Đau/ thì chẳng phải đau ngần ấy đâu Ví dụ 52: Nhịp 4/2- 2/1/1/2/2: Mẹ mua lông vịt/ chè chai

Trời trưa/ mưa/ nắng/ đôi vai/ lại gầy (Mẹ tôi) Hoặc nhịp: 2/2/2 (ở câu lục): Mẹ mua/ lông vịt/ chè chai

Trời trưa/ mưa nắng/ đôi vai/ lại gầy

53

Ví dụ 53: Nhịp 3/3- 4/1/1/1/1: Có bao nhiêu/ những say sưa

Bố tôi bắt gãy/ nắng/ mưa/ trưa/ chiều (Bố tôi) Ví dụ 54: Nhip 1/2/1/1/1- 1/5/2: Yêu/ thì thương/ giận/ nhớ/ ghen

Ghét/ thì qua những nhỏ nhen/ tầm thường Ví dụ (54) có thể ngắt nhịp: 1/1/1/1/1/1 - 1/1/1/1/2/2:

Yêu/ thì/ thương/ giận/ nhớ/ ghen

Ghét/ thì/ qua/ những/ nhỏ nhen/ tầm thường v.v..

2.2.2.4. Nhận xét

- Trong các thể loại thơ tiếng Việt, lục bát chiếm vị trí trung tâm thi hứng. Để trường tồn, lục bát phải có tính đại chúng, được công chúng chấp nhận, nuôi dưỡng và bồi đắp. Với thơ lục bát, tiết điệu nhịp chẵn vốn đã có tính ổn định từ lâu và là một trong những đặc trưng của cơ cấu ngữ âm tiếng Việt. Loại nhịp này dễ dàng tương hợp với mỗi dòng lục bát vốn có số tiếng chẵn. Vậy nên, nhịp điệu chủ đạo trong thơ lục bát là nhịp đôi (nhịp chẵn) 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 ở câu bát.

Theo các tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình [4], đơn vị tế bào của lục bát là cặp 6/8. Một bài thơ lục bát dài hay ngắn như một tập hợp bao gồm nhiều chu kì lặp đi lặp lại, mỗi chu kì như vậy là một chỉnh thể tối thiểu.

Trong các chỉnh thể tối thiểu ấy, thành tố trực tiếp là dòng thơ. Như vậy, mỗi chỉnh thể lục bát gồm có hai dòng thơ là dòng lục và dòng bát, trong luận văn chúng tôi gọi là câu lục và câu bát. Khi khảo sát nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo các bước: nhịp trong câu lục, nhịp trong câu bát và nhịp trong cặp lục bát.

- Mỗi thể thơ đều có một cơ chế nhịp điệu đặc thù. Khi chọn thể lục bát, nhà thơ phải chấp nhận và giải quyết một thực tế là nhịp thơ lục bát khá đơn điệu. Do đó, người làm thơ lục bát mà không hoán cải cái nhịp điệu đó,

54

làm cho nó biến thiên đa dạng thì khó mà thành công. Nhịp một bài thơ cũng như giai điệu một bản nhạc, trước hết phải có nhịp cơ bản, rồi trên cái nền nhịp cơ bản ấy làm cho nó trở nên biến thiên đa dạng, đem đến tính đa dạng về nhịp. Nhịp cơ bản của lục bát là nhịp chẵn, thể hiện thành quan hệ 2/2/2 ở câu lục, 2/2/2/2 ở câu bát. Nhịp này, về cơ bản phải được duy trì trong mọi câu thơ để tạo nên cái nền thể loại. Nhưng từ cái nền ấy, căn cứ vào sự kết hợp của các từ, các nhóm từ người ta xác lập nội dung thông báo, lại căn cứ vào thi hứng, vào cảm xúc của nhà thơ mà có thêm những nhịp khác chồng lên để phá vỡ cái đơn điệu của câu thơ lục bát. Qua khảo sát nhịp thơ lục bát Đồng Đức Bốn, chúng tôi nhận thấy nhà thơ đã ý thức được điều đó và tổ chức nhịp trong thơ lục bát của mình khá thành công. Tư liệu khảo sát cho thấy, Đồng Đức Bốn đã kế thừa nhịp chẵn truyền thống ở một mức độ vừa phải, tác giả chủ yếu thực hiện một sự đổi mới cách tân nhịp thơ. Với 10 loại nhịp ở câu lục, 27 loại nhịp ở câu bát và 84 loại nhịp ở cặp lục bát, so với nhịp truyền thống thì số lượng nhịp thơ Đồng Đức Bốn xác lập theo hướng biến thiên đa dạng là chủ yếu. Nhịp thơ lục bát của ông đã là nhịp cảm xúc, đã biến thiên hết sức phong phú và đa dạng nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh tế trong đời sống nội tâm của nhà thơ. Đồng Đức Bốn đã có ý thức làm mới nhịp thơ lục bát một cách linh hoạt, nhiều vẻ để diễn tả nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu thời đại. Các nhịp lẻ được sử dụng khá nhiều làm cho câu thơ lục bát chuyển từ điệu ngâm thành điệu nói, kéo câu thơ lục bát ra khỏi âm điệu du dương quen thuộc. Sự đột phá mạnh mẽ của nhịp trong câu thơ lục bát Đồng Đức Bốn thể hiện sự đổi mới trong việc tổ chức nhạc điệu, làm cho câu thơ lục bát đa dạng về nội dung gắn liền với sự đa dạng về nhịp điệu. Có những loại nhịp của ông có sự láy lại những bộ phận có tác dụng trùng điệp về âm điệu nên phát huy hiệu quả biểu đạt khá cao.

Loại nhịp này như một sự thể nghiệm mới về nhịp của câu thơ lục bát trong

Một phần của tài liệu Vần, nhịp và phương thức tạo nghĩa trong thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)