CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÁI SƠN S.P
IV. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Thái Sơn S.P
3. Quy trình sản xuất của nhà máy
KHO VẢI PHA CẮT IN/THÊU/
CƯỜM
KHO PHỤ LIỆU
CHUYỀN / GIA CÔNG
BAO BÌ
XUẤT HÀNG
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 21 A. KHO
KHO VẢI:
Sơ đồ quy trình kho vải:
NHẬP VẢI
K.TRA SỐ LƢỢNG
XỔ VẢI
ĐO KHỔ VẢI
K.TRA ĐỘ BỀN MÀU
K.TRA ĐỘ CO RÚT
K.TRA CHẤT LƢỢNG
XUẤT VẢI
TỔNG KẾT TỒN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 22 Bước 1: Nhập vải vào kho (kèm theo phiếu nhập và list nhập vải)
Phiếu nhập: thể hiện thông tin tổng quát về lô hàng vải nhập. Ví dụ: tên nhà cung cấp vải, tên loại vải, tổng số cây....
List nhập vải: là danh sách chi tiết, list nhập vải bao gồm những nộ dung cơ bản sau:
o Loại vải.
o Thành phần.
o Số lot nhuộm.
o Số cây.
o Số kg.
o Số ysd hoặc số mét.
Lưu ý: + Tùy vào lô hàng và đơn vị cấp, nội dung phiếu nhập & list kèm theo có thể thay đổi khác nhau.
+ Trường hợp vải nhập về không có số kg hay ysd phải báo ngay cho người quản lý.
Bước 2: Kiểm tra số lượng vải nhập
Triệt list nhập vải là bước kiểm tra lại thực tế:
o Số lƣợng vải nhập vào kho có đủ theo list hay không (số cây vải).
o Các thông tin trên tem có khớp với nội dung trong list vải hay không.
o Số kg vải thực tế có khớp với số kg trên tem cây vải không.
o Triệt xong phải xếp vải lên kệ, làm thẻ kho, cập nhập vào sổ kho và file máy tính.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 23 o Thẻ kho: thể hiện số nhập đầu kỳ, số lƣợng và các lần xuất giữa kỳ và tồn cuối kỳ
cho từng nhóm vải.
o Sổ kho: tương tự như thẻ kho nhưng chứa dữ liệu của nhiều nhóm vải.
o File máy tính: tương tự như sổ kho nhưng được thể hiện trên file excel máy tính.
Bước 3: Xổ vải
Xổ vải là thao tác vải đang đƣợc cuộn ở dạng cây tròn chuyển thành đống.
Mục đích của việc xổ vải: ổn định mặt vải, hạn chế tối đaviệc vải co rút nhiều trong quá trình cắt và sản xuất.
Lý do: vải ở dạng cây thường ở tình trạng bị kéo căng. Xổ vải ra sẽ giúp mặt vải phục hồi lại bình thường giúp hạn chế vải bị co rút nhiều dẫn đến sai sót thông số trong quá trình sản xuất.
Thời gian xổ vải tối thiểu 24 giờ trước khi cắt.
Bước 4: Đo khổ vải
Khổ vải đƣợc đo và báo về phòng sơ đồ để đi sơ đồ.
Khổ của một cây vải thông thường có 2 loại: vải khổ xẻ và vải khổ ống.
Vải khổ xẻ: vải thành phẩm là 1 lớp và đƣợc quấn lại thành cuộn (cây vải). 2 biên vải có lổ kim, vải khổ xẻ khi đo khổ vải thì gồm 2 thông số:
o Khổ nguyên: gồm cả 2 biên vải (gồm cả lỗ kim).
o Khổ cắt: là khổ bên trong lỗ kim.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 24 o Khi đo vải báo khổ phải báo khổ cả khổ nguyên và khổ cắt.
Vải khổ ống: vải thành phẩm ở dạnh ống 2 lớp, 2 biên vải không có lỗ kim.
Bước 5: Kiểm tra độ bền màu
Kiểm tra độ bền màu nhằm phát hiện ra những màu vải có độ bền màu thấp. Độ bền màu thấp sẽ dẫn đến hiện tượng ra màu, dây màu và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Tất cả các màu vải (trừ màu trắng) sau khi nhập kho phải đƣợc kiểm tra độ bền màu.
Phương thức kiểm tra như sau:
Cắt miếng vải nhỏ của tất cả các màu cần kiểm tra.
Lƣợc miếng vải màu với miếng vải trắng (cùng loại thành phần giống nhau).
Ngâm 2 miếng đã lược vào nước xà phòng loãng.
Treo ngƣợc lên cho đến khi 2 miếng vải khô hẳn (không đƣợc vắt, khi treo nên để miếng vải màu nằm trên miếng vải trắng).
Quan sát miếng vải trắng:
o Nếu không thấy dây màu: độ bền màu ok.
o Nếu thấy dây màu lên miếng vải trắng: độ bền màu kém.
o Trường hợp độ bền màu kém cần báo lên bộ phận quản lý.
Bước 6: Kiểm tra độ co rút vải Các bước thực hiện như sau:
Xổ vải ít nhất 24 giờ.
Chuẩn bị rập: rập khổ thông thường là 60cm x 80cm, hoặc 60cm x 60cm.
Đo theo rập và cắt.
Đo kích thước lần 1 sau khi cắt (đo chiều rộng và chiều dài).
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 25 Theo nguyên tắc trải và cắt đúng kĩ thuật, kích thước ngay sau khi cắt phải bằng với kích thước rập.
Cắt xong đem đi phà, ủi. Sau 2 tiếng đo lại kích thước.
Làm bảng báo cáo độ co rút vải gởi cho quản lí đơn hàng và phòng sơ đồ.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng vải
Kiểm tra chất lƣợng vải nhằm phát hiện ra những cây vải bị lỗi vƣợt quá giới hạn cho phép. Thực hiện theo tiêu chuẩn 4 điểm, các bước thực hiện như sau:
Sử dụng bàn kiểm vải để kiểm.
Kiểm vải đồng thời cắt cân trọng lƣợng vải: 15%/lót/màu.
Khi kiểm vải đồng thời phải đo khổ vải, khổ vải đƣợc đo cách đầu cây 10m và đƣợc đo 3 lần: đầu – giữa – cuối.
Khi phát hiện lỗi phải dán băng keo giấy đánh dấu lỗi:
o Đường băng keo dài ít nhất 60cm.
o Lỗi vải phải nằm ở giữa và mép trên đường băng keo giấy.
o Trường hợp lỗi vải nằm gần biên thì chiều dài băng keo giấy tính từ biên vải vào (lúc này vải không nằm ở giữa đường băng keo giấy).
o Nếu lỗi vải dễ nhận thấy: chỉ cần 1 đường băng keo giấy dài > 60cm.
o Nếu lỗi vải khó nhận thấy: đánh dấu ngay bên cạnh lỗi bằng 1 miếng băng keo giấy nhỏ.
Dựa trên lỗi vải và tiêu chuẩn 4 điểm mà ghi vào biên bản kiểm vải.
Tổng kết biên bản kiểm vải và gởi cho bộ phận quản lý.
Lưu ý:
o Một biên bản kiểm vải có thể sử dụng cho 1 hoặc nhiều cây vải.
o Khi thực hiện biên bản kiểm vải phải ghi đầy đủ chi tiết.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 26
Dụng cụ cắt vải Kiểm tra chất lượng
Cân trọng lượng
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 27 Bước 8: Xuất vải
Xuất vải là xuất vải ra ngoài kho vải cho các bộ phận khác. Một số lệnh xuất vải căn bản nhƣ sau:
o Xuất vải cho sản xuất (số lượng lớn) – thông thường là xuất ra pha cắt.
o Xuất vải thay thân, thiếu trong cây (số lƣợng ít, bổ xung cho sản xuất thiếu hụt).
o Xuất vải cho may mẫu, vải mẫu cho khách và các bộ phận khác (s/lƣợng ít) Xuất vải gồm các bước sau:
Nhận lệnh xuất vải.
Xuất vải theo lệnh xuất.
Lưu ý:
o Nếu cho sản xuất thì thông thường số lượng vải xuất sẽ lớn => chia ra làm nhiều đợt xuất.
o Xuất vải dùng cho sản xuất thì trên phiếu xuất phải ghi đầy đủ các thông tin:
ngày/tháng, loại vải, màu vải, số lƣợng, số kg/ysd.
o Người nhận vải phải ký xác nhận đã nhận sau khi xuất.
Nhập số liệu vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính.
Thẻ kho đề xuất vải
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 28 Một số lưu ý trong quá trình xuất vải:
o Phiếu xuất phải rõ ràng và đầy đủ thông tin.
o Sau khi xuất hàng phải cập nhập đầy đủ vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính.
o Các chứng từ phải được lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp và theo trình tự.
Bước 9: Tổng kết tồn
Sau khi mã hàng kết thúc (xuất hàng), kho phải tổng kết lại số lƣợng vải tồn Số lƣợng vải tồn phân làm 2 nhóm:
Vải trả cho khách
Vải không trả khách
Vải tồn phải đƣợc tách để riêng và pahir ghi chú số lƣợng đầy đủ.
Cách sắp xếp kho vải:
Vải trong kho phải đƣợc sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng.
Trừ trường hợp thiếu chỗ, toàn bộ vải phải được sắp xếp lên kệ sắt.
Tuyệt đối không được để vải sát vách tường nơi có hệ thống đèn chiếu sáng.
Toàn bộ vải trong kho phải có thẻ bài rõ ràng.
KHO PHỤ LIỆU
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 29 Sơ đồ quy trình làm việc kho phụ liệu:
Phụ liệu may mặc là những phụ kiện đi kèm với quần áo nhƣ: chỉ, nút, dây kéo, đầu típ, khóa, nhãn, dây luồn,...nó đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
Kho phụ liệu là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp phụ liệu cho các bộ phận sản xuất có liên quan nhƣ: chuyền/gia công, may mẫu, bao bì.
Mô tả các bước thực hiện:
Bước 1: Nhập phụ liệu vào kho.
Bước 2: Kiểm tra số lượng thực tế theo phiếu, nếu có phát sinh thì báo với bộ phận quản lý
Các cách kiểm tra số lƣợng:
- Áp dụng cân: đối với các phụ liệu nhƣ nút, dây tape, thun, chỉ.
- Áp dụng đếm: đối với phụ liệu nhƣ: dây luồn, yoko, các loại nhãn, dây kéo.
- Lưu ý:
o Phụ liệu yoko phải đo từng cái, kiểm 2 mặt.
o Phụ liệu dây tape, dây ren, thun,...> đo yard > cân lại một cuộn > áp dụng cân cho các cuộn còn lại.
o Các loại nhãn như: nhãn nước, nhãn sườn.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng: kiểm xác xuất % so với số lượng nhập về, kết quả kiểm tra báo cáo cho người quản lý đơn hàng.
Nhập phụ liệu
K/tra số lƣợng phụ liệu
Kiểm tra chất lƣợng
Xuất phụ liệu
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 30 Bước 4: Xuất phụ liệu cho chuyền may theo lệnh và có phiếu xuất kho. Sắp xếp bị phụ liệu theo thời gian của lệnh, tuy nhiên phải ƣu tiên những mã hàng gấp, phát sinh.
Cách sắp xếp kho phụ liệu:
- Đối với phụ liệu: cũng tương tự như kho vải, sắp xếp linh động tùy vào số lượng hàng về và hàng tồn kho, có thẻ kho thể hiện tên khách phụ liệu, loại phụ liệu, mã hàng, số lƣợng nhập – xuất – tồn.
- Đối với tài liệu, phiếu, bảng màu: sắp xếp theo khách có chỗ lưu rõ ràng.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 31 B. PHA CẮT
Sơ đồ quy trình pha cắt:
NHẬN THÔNG TIN CẮT VẢI
NHẬN VẢI (TỪ KHO) TRẢI VẢI
CẮT VẢI
TÁCH BÁN THÀNH PHẨM BTP KHÔNG
IN
TÁCH THEO CÂY
THAY THÂN BTP LỖI
BTP CÓ IN THÊU TÁCH THEO
CÂY THAY THÂN
BTP LỖI XUẤT BTP
QUA NCC NHẬN BTP ĐÃ
IN/THÊU KIỂM TRA S/LƢỢNG &
CHẤT LƢỢNG PHỐI ĐỒNG
BỘ GIAO CHO
CHUYỀN
TÁC NGHIỆP CẮT KẾ HOẠCH CẮT
LỆNH XUẤT VẢI BẢNG MÀU HỌP CẮT SƠ ĐỒ
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 32 Pha cắt là khâu xử lý vải trong cây thành bán thành phẩm hoàn chỉnh để giao cho chuyền may.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nhận thông tin trước khi cắt vải
Là bước chuẩn bị trước khi tiến hành cắt vải của bất kỳ đơn hàng nào. Gồm những điểm như sau:
Nhận kế hoạch cắt: là kế hoạch thể hiện cácđơn hàng cần phải cắt trong thời gian qui định
Nhận tác nghiệp cắt: TNC của 1 mã hàng thể hiện các thông tin sau o Khách hàng, tên mã, số lƣợng hàng cần cắt.
o Loại vải, màu vải cần cắt.
o Các tỷ lệ sơ đồ cần trải và dài sơ đồ tương ứng.
o Số bàn, số lớp cần trải cho từng size.
o Số lƣợng bán thành phẩm cần cắt dƣ bổ xung.
Lệnh xuất vải: thể hiện số lƣợng vả cần xuất theo từng loại vải và từng màu Lệnh xuất vải thường đi chung với tác nghiệp cắt.
Lệnh xuất vải được cung cấp cho pha cắt và kho vải. Pha cắt cho người vào kho vải theo lệnh xuất.
Bảng màu thể hiện các thông tin:
o Các loại vải dùng cho mã hàng.
o Các màu vải cho từng loại vải.
Khi nhận vải từ kho vải, pha cắt phải dự trên bảng màu để kiểm tra xem loại vải/màu vải mình nhận có đúng hay không (việc này rất quan trọng).
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 33
Họp cắt: là buổi họp diễn ra giữa người quản lý mã hàng cần cắt với tổ trưởng/tổ phó pha cắt. Mục đích buổi họp là để phổ biến những điểm quan trọng cần phải lưu ý khi cắt mã hàng.
Sơ đồ: dùng để trải lên bàn cắt để cắt vải.
Bước 2: Nhận vải từ kho vải:
Dùng lệnh xuất vải để vào kho lấy vải,
Khi nhận vải phải ký xác nhận số lƣợng đã nhận.
Phải dùng bảng màu để kiểm tra loại vải và màu vải nhận có đúng hay không.
Kiểm tra các cây vải xuất ra có cùng lot nhuộm hay không (nếu cần thiết).
Kiểm tra các cây vải xuất ra đúng kg hay không.
Nhận vải số lƣợng nhỏ (thay thân lỗi, vải bù, ...) phải kiểm tra kỹ xem vải nhận ra có đúng loại vải cần dùng hay không.
Bước 3: Trải vải
Các điểm lưu ý khi trải vải:
Kiểm tra chiều dài tác nghiệp cắt và sơ đồ, kiểm tra loại vải, khổ vải, chú ý canh sọc đối với vải sọc, chiều tuyết hoa văn (nếu có).
Khi trải vải phải chú ý đến màu của 2 biên vải, khi qua cây vải phải có giấy ngăn
Cặp trải vải phải song song cùng thao tác.
Khi trải xong, phải ghi lại thông tin trên đầu khúc: khách, mã hàng, bàn, màu và để vào kệ quy định của cặp trải đó.
Ghi rõ thông tin bàn đã trải vào tờ đầu bàn (phiếu kiểm tra vải).
Tờ đầu bàn lưu lại thông tin thực tế của bàn trải. Gồm những thông tin căn bản sau:
o Màu sắc và số cây (số thứ tự của cây trên list vải).
o Chiều dài vải đã trải (đã sử dụng để trải vải).
o Chiều dài đầu khúc còn dƣ hoặc còn chừa lại.
o Số lƣợng vải dƣ hoặc thiếu trong cây.
o Phía sau mỗi tờ đầu bàn có dán tem của những cây vải đã sử dụng.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 34 Bước 4: Cắt vải
Các điểm lưu ý khi cắt vải:
Bàn cắt phải có chữ ký cảu tổ trưởng hoặc tổ phó, chú ý phải đúng bàn, tỉ lệ, mã hàng, chiều dài sơ đồ.
Thợ cắt phải đeo găng tay
Trước khi cắt phải dán gáy, bấm ở những nơi cần bấm, dấu bấm không được quá sâu.
Lúc cắt phải chú ý cắt chuẩn, không được lệch đường sơ đồ.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 35 Bước 5.1: Tách bán thành phẩm theo cây (không in/thêu)
Gồm các bước sau:
Tách đồng bộ theo áo quần.
Tách theo cây.
Các bó cùng cây và cùng quần/áo buộc chung với nhau.
Bước 5.2: Tách bán thành phẩm theo cây (có in thêu)
Đƣa các bó bán thành phẩm cần in/thêu (chƣa tách theo cây)
Bó btp cần in thêu đƣợc tách theo cây, dán số, cột thẻ bài và giao qua nhà cung cấp in/thêu.
Các bó btp còn lại (không in/thêu) vẫn tách đồng bộ và theo cây như bước 5.1 (nhưng thiếu btp đi in/thêu).
Bó btp cần in/thêu sau khi đi in về đƣợc nhập chung vào các bó btp còn lại (không in/thêu) và giao cho chuyền sản xuất.
Bước 6: Thay thân bán thành phẩm lỗi
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 36 Thay thân bán thành phẩm lỗi áp dụng cho bán thành phẩm không in/thêu và có in/thêu
Nhận biết btp có khả năng bị lỗi trong bó: btp có khả năng bị lỗi sẽ có vết băng keo giấy dán lỗi ở mép bán thành phẩm.
Rút bán thành phẩm có băng keo giấy dán lỗi. Kiểm tra lại thực tế xem bán thành phẩm có lỗi hay không.
Trường hợp bán thành phẩm không có lỗi: gỡ bỏ băng keo và để bán thành phẩm lại vào bó.
Lưu ý:
o Tất cả các bán thành phẩm lỗi phải được thay thân trước khi đưa qua chuyền.
o Khi thay bán thành phẩm lỗi phải lưu ý: đúng loại vải, đúng mặt vải,và chiều tuyết (nếu cần).
o Cacsbans thành phẩm lỗi phải được lưu lại để kiểm tra nếu cần.
Bước 7: Giao bán thành phẩm cần in/thêu qua nhà cung cấp và nhận bán thành phẩm in/thêu về.
Kiểm tra số lƣợng bán thành phẩm sau khi đã tách.
Giao bán thành phẩm qua nhà cung cấp.
Nhận bán thành phẩm đã in/thêu về.
Kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng.
Bước 8: Phối đồng bộ trước khi giao hàng qua chuyền sản xuất.
Trường hợp mã hàng không in/thêu: phối đồng bộ là bước gom chung các bán thành phẩm cùng một quần /áo và cùng cây chung lại với nhau.
Trường hợp mã hàng co in/thêu: cũng phối tương tự nhưng phải chờ bán thành phẩm đã in/thêu về mới thực hiện hoàn chỉnh đƣợc.
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 37 C. CHUYỀN:
Chuyền là bộ phận ráp các bán thành phẩm và phụ liệu (nếu có) lại với nhau để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ quy trình chuyền may:
THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ NHẬN BÁN THÀNH
PHẨM VÀ PHỤ LIỆU
SẮP XẾP MÁY THEO QUI TRÌNH
TRIỂN KHAI MAY MÃ HÀNG MỚI
CẮT CHỈ HÀNG THÀNH PHẨM
KIỂM T/P TRƯỚC KHI GIAO QUA
BAO BÌ
GIAO T/P QUA BAO BÌ
TÁI CHẾ THÀNH PHẨM BỊ LỖI Áo mẫu, bảng màu, rập Qui trình sản xuất
Chuẩn bị máy móc, kỹ thuật
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 38 Bước 1: Thực hiện các bước chuẩn bị
Là nhằm chuẩn bị các công việc căn bản trước khi lên mã hàng mới như sau:
Nhận rập/áo mẫu/bảng màu
Nhận bán thành phẩm và phụ liệu.
Làm qui trình sản xuaatss theo công đoạn
Làm sơ đồ sắp đặt máy móc thực tế theo công đoạn.
Chuẩn bị máy dự phòng cho các công đoạn khó, năng xuất thấp.
Chuẩn bị gá lắp, cữ, rập (nếu cần).
Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật có thể phát sing khi lên chuyền.
Thực hiện các bảng qui trình kiểm hàng thành phẩm.
Các bước trên khi thực hiện phải được thể hiện qua giấy tờ mà cụ thể là “bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền”. Bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền là một bộ gồm 4 tờ:
o Tờ 1: bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền.
o Tờ 2: bảng qui trình sản xuất.
o Tờ 3: bảng sơ đồ sắp chuyền.
o Tờ 4: bảng qui trình kiểm tra thành phẩm.
Bộ 4 tờ thông tin như trên phải được thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 1 ngày trước khi lên chuyền . Bước 2: Nhận bán thành phẩm và phụ liệu