- Cống cấp là cống dùng để lấy nước từ ngoài môi trường vào ao nuôi, cống cấp thường bố trí ở dạng cống “nổi” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh cấp nước.
Tiêu chuẩn của cống cấp là cung cấp nước cho ao một cách dễ dàng nhanh chóng vào ao nuôi.
- Cống thoát là cống dùng để thoát nước từ ao ra môi trường bên ngoài.
Cống thoát thường bố trí cao trình cống ở phía đáy thấp, dạng cống “chìm” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh thoát nước.
- Cống thoát là cống dùng để điều tiết nước trong ao. Cống thoát chủ yếu sử dụng để thoát nước ra ngoài môi trường.
Tiêu chuẩn của cống thoát là tháo nước từ ao ra ngoài môi trường dễ dàng, nhanh chóng và thao tác vận hành đơn giản.
- Cống có 2 dạng chính: cống đơn giản và cống kiên cố.
Trong 2 dạng cống trên có thể phân loại cụ thể sau:
+ Cống đơn giản.
+ Cống ván phai.
+ Cống bậc thang.
+ Cống ba lỗ.
- Hiện nay, thông thường cống đơn giản và cống ván phai thường sử dụng làm cống cấp vì khẩu độ thường lớn, cấp nước nhanh, dễ thao tác.
- Cống dạng bậc thang, cống 3 lỗ thường dùng làm cống thoát vì khả năng tiện dụng của dạng cống này. Đặc biệt khi thoát nước, cống dễ thoát nước từng phần trong ao tùy vào mực nước cần tiêu.
- Cống đơn giản là loại cống được đặt xuyên qua bờ ao ở độ cao ngang với mực nước yêu cầu thấp nhất trong ao.
Vật liệu làm cống: ống nhựa, ống sành hoặc bê tông.
56
Đường kính ống cống tùy thuộc vào lượng nước và thời gian cấp nước, thường từ 30- 60cm.
Hai đầu cống nhô ra khỏi bờ ao 30-50cm để tránh xói mòn lở bờ.
Miệng cống phía ngoài ao luôn gắn bằng một khung lưới để ngăn rác làm tắc cống. Kích thước mắt lưới 2a = 6- 10mm.
Nắp cống đóng mở được để điều chỉnh mực nước trong ao.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thi công, phù hợp với ao nhỏ.
Nhược điểm: dễ hư hỏng, thời gian sử dụng ngắn, phải sửa chữa thường xuyên.
Hình 1.3.3: Loại cống cấp nước đơn giản
Hình 1.3.2b: Ống cống bê tông Hình 1.3.2a: Ống cống nhựa
- Cống dạng ván phai: cống gồm ba bộ phận.
+ Nền cống: Có tác dụng giữ cho cống ổn định, bền vững, bệ cống phải xây trên nền đất vững chắc, được đầm nện kỹ, có thể đóng thêm bạch đàn từ 16 - 25 cây/m2. Sau khi đóng móng và đầm nện kỹ chúng ta lót một lớp bê tông đá 4 x 6 dày từ 10 - 20 cm cho nền được vững chắc. Bệ cống có thể xây bằng gạch hay đúc bằng bê tông mác 150 - 200 kg/cm2.
+ Ống cống: Nên dùng loại ống bê tông đúc sẵn có thể có lưới thép hoặc không. Cường độ chịu nén của cống phải đạt 150 - 200 kg/cm2. Ống cống thường không đủ chiều dài, vì vậy khi đặt ống cống thường chú ý đến các khớp nối cho chắc. Thường ngay tại khớp nối người ta xây một lớp gạch để giữ chặt và bít các khớp nối. Đường kính ống cống tùy thuộc khối lượng nước của ao và yêu cầu thời gian cấp tiêu nước. Thông thường thời gian tiêu cạn một ao mất khoảng 2 - 3 giờ. Do đó ao 1000 m2 thì cần ống ống có đường kính khoảng 40 cm.
Việc tính toán đường kính ống tương đối phức tạp. Ta có thể tham khảo bảng sau:
Stb: diện tích trung bình= (diện tích mặt nước + dện tích đáy ao)/2
h: chênh lệch cột nước bình quân: là độ cao chênh lệch mực nước trong ao và mực nước bện ngoài (kênh hoặc sông).
Bảng 1.3.2: Bảng tra đường kính ống cống (cm)
Diện tích trung
bình (m2)
Chênh lệch
cột nước
(m)
Mực nước trong ao (m)
1,0 1,5 2,0 2,5
Thời gian cấp (tiêu) nước (giờ)
2,5 5 10 2,5 5 10 2,5 5 10 2,5 5 10
500 0,2 35 25 15 40 30 20 45 35 25 50 40 30
0,4 30 20 15 35 25 20 40 30 20 45 35 25
0,6 25 20 10 30 25 15 35 30 20 40 35 25
0,8 25 20 10 30 25 15 35 25 15 40 30 20
1000 0,2 50 35 25 60 40 30 70 50 35 75 55 40
0,4 40 30 20 50 35 25 60 40 30 65 45 30
0,6 35 30 20 45 30 20 50 35 25 60 40 30
0,8 35 25 15 40 30 20 50 35 25 55 40 30
1500 0,2 55 40 30 70 50 35 80 55 40 90 70 40
0,4 45 40 25 60 45 30 65 50 35 70 60 40
0,6 40 35 20 55 40 25 60 50 30 65 55 35
58
0,8 40 30 20 50 40 25 55 45 30 65 50 35
2000 0,2 70 50 35 85 60 40 95 70 50 110 75 55
0,4 55 40 30 70 50 35 80 60 40 90 60 45
0,6 55 35 25 65 45 30 75 50 35 80 60 40
0,8 50 35 25 60 40 30 70 50 35 80 55 40
2500 0,2 80 60 40 100 70 50 110 80 55 120 90 65
0,4 70 50 35 80 65 40 95 75 50 100 85 55
0,6 60 50 30 75 55 35 85 65 40 95 75 50
0,8 60 45 30 70 55 35 80 60 40 90 70 45
3000 0,2 110 75 55 130 95 65 150 110 75 170 120 85 0,4 90 65 45 110 80 55 130 90 65 140 100 70 0,6 80 60 40 100 70 50 120 85 60 130 90 65
0,8 75 55 35 95 65 45 110 75 55 120 85 60
+ Thân cống: Thân cống có tiết diện hình chữ U, bề lõm quay vào trong ao để đón nước. Tường cống dày 12 cm. Bề rộng 50 -100 cm. Phía trong có 2 - 3 khe phai để lắp ván phai, khe phai rộng 5 - 10 mm, sâu 5 - 10 mm. Thân cống thường được xây bằng gạch hay bê tông hay bê tông cốt thép, có cường độ chịu lực 100 - 150 kg/cm2. Tấm ván phai dày 3 - 4 cm; cao 10-50 cm; dài tùy theo miệng cống 50 - 100 cm. Kích thước chiều dài thân cống phụ thuộc vào vị trí đặt.
- Cống dạng bậc thang:
Nền cống và ống cống cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống người ta thiết kế theo hình bậc thang để lên xuống thao tác dễ dàng và có thể khống chế mực nước trong ao theo độ sâu thích hợp. Số lượng bậc cống có thể thay đổi từ 3 - 5 bậc tùy theo yêu cầu của ao cá. Thân cống có thể làm bằng gạch xây hay đúc bê tông, cường độ chịu lực không nhỏ hơn 100 kg/cm2. Nắp cống thiết kế theo hình nón cụt để giữ được nước. Nắp cống được đúc bằng bê tông trên nắp có khuyên sắt để dễ mở.
Hình 1.3.4: Cống dạng bậc thang - Cống dạng 3 lỗ:
Nền cống và ống cống ba lỗ cũng giống như cống ván phai nhưng thân cống người ta xây kín thành một hình trụ vuông tiết diện 50 x 50 cm, tường dày 10 cm, xây bằng gạch hay đúc bê tông. Bề mặt cống hướng về phía ao được thiết kế làm ba lỗ tròn với đường kính 20 - 25cm. Trên mặt cũng có một lỗ cống. Thông thường người tiết kế cống ba lỗ để quản lý mực nước ao theo ba mức nước.