Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao nuôi cá nghề nuôi cá rô đồng (Trang 49 - 54)

7.1. Điều kiện kinh tế

- Tìm hiểu về tiềm lực kinh tế vùng cần chọn để xây dựng ao nuôi, vùng nuôi cá rô đồng để phát triển trong tương lai.

- Tìm hiểu về mức thu nhập và đầu tư của người dân vùng nuôi. - Phương pháp xác định điều kiện kinh tế:

Bước 1: Tìm hiểu qua thông tin, tổng hợp của phòng kinh tế của xã, huyện, tỉnh.

Bước 2: Khảo sát, điều tra thông qua phiếu điều tra với những tiêu chí sau:

+ Mức thu nhập nhân khẩu/năm. + Nguồn thu chính từ nghề nuôi gì?

+ Khả năng đầu tư nuôi thủy sản/ năm của người dân...

Bước 3: Kết luận về khả năng kinh tế của địa phương để tiến hành xây dựng vùng nuôi cá rô đồng.

7.2. Điều kiện xã hội

- Điều kiện xã hội là khả năng về dân trí, trình độ văn hóa, chính trị của cộng đồng nuôi cá rô đồng.

- Thực hiện tìm hiểm điều kiện xã hội:

Bước 1: Điều tra qua phòng thông kê trình độ văn hóa tại địa phương nơi chọn nuôi cá rô đồng.

Bước 2: Tìm hiểu trực tiếp qua phiếu điều tra thông qua các tiêu chí: + Mặt bằng dân trí tại địa phương

+ Hoạt động cồng đồng trong nuôi thủy sản + Có tổ chức hợp tác xã thủy sản không

+ Khả năng quan tâm về thủy sản của cán bộ địa phương. Bước 3: Kết luận về điều kiện xã hội ở vùng nuôi cá rô đồng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1:Nêu các bước xác định pH đất ?

2. Các bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng - Mục tiêu:

Mô tả phương pháp xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng;

Thực hiện được các bước lấy mẫu đất, kiểm tra được chất đất tại nơi chọn để xây dựng ao nuôi.

- Nguồn lực:

+ Xẻng: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Cuốc: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bình thủy tinh: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ

+ Xác định điểm thu mẫu đất + Tiến hành thu mẫu đất + Chuyển mẫu đất về phòng + Hòa tan đất với nước

+ Xác định tỷ lệ đất, cát để xác định loại đất. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ Xô hoặc túi 10 chiếc; xô nhựa, túi linon chắc chắn không bị thủng hoặc linon chắc chắn không bị thủng hoặc rách.

Cuốc xẻng 2-3 chiếc; chắc chắn. Cốc thủy tinh 100ml 2- 3 chiếc; trong

50

suốt không bị thủng. Đũa thủy tinh 1- 2 chiếc.

Thước thẳng loại 20- 30cm; chia vạch rõ ràng.

Bút dạ 2- 3 chiếc.

2 Xác định điểm thu mẫu 5- 10 điểm; trên diện tích ao 1.000- 5.000m2.

3 Lấy mẫu đất Lấy đất cho vào chậu, túi và đánh dấu điểm; lấy đất theo 2 tầng mặt và tầng sâu 1-2m.

4 Hòa tan đất vào nước Lấy nước vào bình với lượng nước 1/2 - 2/ 3 bình, đất được cho từ từ và hòa tan hoàn toàn trong nước.

5 Xác định % đất, cát Để cát sa lắng hoàn toàn; dung thước đo và tính % cát.

Đối chiếu với tiêu chuẩn để xác định loại đất.

2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Kiểm tra độ pH - Mục tiêu:

Mô tả phương pháp xác định pH đất bằng máy và kiểm tra nhanh;

Thực hiện được các bước lấy mẫu đất, kiểm tra được pH chất đất tại nơi chọn để xây dựng ao nuôi.

- Nguồn lực:

+ Xẻng: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

+ Bình thủy tinh: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên + Giấy quỳ: 1 bộ/ 1 nhóm 5 học viên + Máy đo pH: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chuẩn bị dụng cụ, máy móc. + Xác định điểm thu mẫu đất

+ Đo trực tiếp bằng máy ngoài thực địa (đối với đo bằng máy) + Tiến hành thu mẫu đất (đối với phương pháp kiểm tra nhanh) + Chuyển mẫu đất về phòng hong khô (nếu lượng nước nhiều)

+ Lấy nước cất vào bình thủy tinh (kiểm tra lại pH nước trong bình b ằng giấy quỳ)

+ Hòa tan đất với nước (nên hòa đất vào nước ở trạng thái hòa tan bão hòa)

+ Nhúng giấy quỳ vào cốc đã hòa tan và so mầu để xác định pH đất. - Thời gian hoàn thành: 3 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ Xô hoặc túi 10 chiếc; xô nhựa, túi linon chắc chắn không bị thủng hoặc rách.

Cuốc 2-3 chiếc; chắc chắn.

Cốc thủy tinh 100ml 2- 3 chiếc; trong suốt không bị thủng.

Đũa thủy tinh 1- 2 chiếc. Bút dạ 2- 3 chiếc.

Máy đo pH.

Hộp giấy quỳ (giấy quỳ và bảng so màu).

2 Xác định điểm thu mẫu 5- 10 điểm; trên diện tích ao 1.000- 5.000m2.

3 Đo pH đất bằng máy Cắm trực tiếp đầu máy xuống vị trí đất cần kiểm tra, đọc kết quả hiện thị pH.

4 Lấy mẫu đất Lấy đất cho vào chậu, túi và đánh dấu điểm; lấy đất theo 2 tầng mặt và tầng sâu 1-2m.

5 Hong khô đất Hong đất trong phòng, không cho đất tiếp xúc trực tiếp với ánh sang mặt trời; đất ráo hết nước.

52

1/2 - 2/ 3 bình, đất được cho từ từ và hòa tan hoàn toàn trong nước.

7 Xác định pH đất bằng giấy quỳ

Nhúng giấy quỳ vào dung dịch.

So màu, đối chiếu với bảng màu để xác định pH đất.

3. Kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: kiểm tra pH đất - Thời gian kiểm tra: 2 giờ

- Phương pháp tổ chức kiểm tra: tổ chức người học thao tác kỹ năng chuẩn bị dụng cụ và đo pH ngoài thực địa.

- Sản phẩm đạt được: học viên thực hiện đúng thao tác đo pH; đọc kết quả và đánh giá kết quả.

C. Ghi nhớ:

Hong khô mẫu đất trong phòng, không để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời để việc xác định pH được chính xác.

Lấy nước hòa tan đất để kiểm tra pH đất phải là nước tinh khiết pH nước bằng 7.

Bài 3: Vẽ sơ đồ ao nuôi Mã bài: MĐ01- 03 Mục tiêu:

- Trình bày được các tiêu chuẩn ao nuôi; các bước vẽ sơ đồ ao, bờ và cống;

- Vẽ được sơ đồ ao, bờ và cống; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao nuôi cá nghề nuôi cá rô đồng (Trang 49 - 54)