Bài 2: Đào hố và bón lót
1. Chuẩn bị dụng cụ đào hố và bón phân
2.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa
Ở nơi đất bằng bố trí cây trồng theo hướng Bắc Nam để lợi dụng ánh sáng.
Ở nơi đất dốc, hướng của hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn (đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao trên sườn dốc)
Cự ly hàng và cự ly cây được tính theo cự ly nằm ngang. Vì vậy, khi thi công xác định cự li hàng và cự li cây trên thực địa tùy thuộc vào độ dốc nơi trồng ch ng ta phải điều chỉnh cự ly bằng (là cự ly theo tính toán) sang cự ly nghiêng (theo sườn dốc) cho phù hợp.
Khi xác định cự ly hàng và cự ly cây trên đất dốc được thực hiện theo quy định sau:
Ở nơi có độ dốc < 20o không cần điều chỉnh cự ly bằng (cự ly đo trên sườn dốc bằng cự ly tính toán)
Ở nơi có độ dốc từ 20 - 30o tăng cự ly bằng lên 10 % Ví dụ:
Lô đất định trồng có độ dốc bình quân là 20o, trồng với khoảng cách 2 x 4 m (hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2m); hướng của các hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức.
Cự ly hàng theo thiết kế là 4 m thì cự ly nghiêng đo trên sườn dốc là:
4m + (4m x 10%) = 4, 4 m
Cự ly cây theo thiết kế trên hàng là 4m vì hướng hàng cây theo đường đồng mức nên khi đo cự ly giữa các cây trên thực địa đo bằng cự ly tính toán, tức là đo cự ly giữa các cây trên hàng cũng bằng 4 m
Ở nơi đất dốc vị trí của các cây của các hàng bố trí so le theo nanh sấu.
Từ kết quả số liệu điều chỉnh cự ly bằng sang cự ly nghiêng trên sườn dốc, dùng cọc có chiều dài bằng cự ly nghiêng để đo trực tiếp độ dài nghiêng của cự ly hàng, cự ly cây đồng thời kết hợp với thước chữ A để định hướng hàng theo đường đồng mức (khi cả 2 chân thước chữ A cùng nằm trên đường đồng mức thì dây dọi ở giữa thang thước) và xác định vị trí hàng, vị trí cây rồi dùng cọc đánh dấu.
Số lượng cây mang trồng cho diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây phải dựa vào:
Hình 3.2.8. Sử dụng thước chữ A đối vơi vùng đất dốc
Diện tích thực trồng;
Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định;
Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 -15%).
Ví dụ: Tính toán lượng cây giống cần thiết để trồng mới 1 ha với khoảng cách trồng đã xác định trước là: (2 x 2.5)m.
Lượng cây giống cần thiết đem trồng được tính toán như sau:
1 ha = 10.000 m2
Số cây giống trồng đủ cho 1 ha = 10.000 m2: (2 x 2.5) = 2000 cây.
Dự phòng cây giống trồng dặm 10% = 2000 cây x 10/100 = 200 cây.
Tổng số cây giống cần tạo hay cần phải mua = 2000 cây + 200 Cây = 2.200 cây.
3. Cắm tiêu xác định vị trí đào hố 3.1.Ý nghĩa
Thuận tiện cho quá trình thi công đào hố;
Cây trồng có khoảng cách đều nhau, không xảy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng
3.2.Yêu cầu
Tiêu căm đ ng vị trí ( cây với cây, hàng với hàng) Tiêu phải dễ nhận biết
3.3. Cắm tiêu
Căn cứ vào kích thước đã được qui phạm kỹ thuật. Đối với bời lời cụ thể như sau :
Đối với trồng thuần: Cây cách cây 2m; hàng cách hàng 2,5m Đối với trồng khác: Cây cách cây 3m; hàng cách hàng 3m
Sau khi xác định được vị trí cần đào hố thì tiến hành cắm tiêu tại các vị trí nhằm mục đích thuận lợi cho quá trình đào hố. Trong quá trình căm tiêu cần xác định vị trí các hàng trước, sau trên mỗi hàng thì xác định vị trí các cây.
3.4.Đào hố trồng 3.4.1. Yêu cầu
Hình 3.2.9. Sơ đồ thiết kế trồng Bời lời
Hình 3.2.10. Quan sát và tiến hành cắm tiêu hố
4. Kỹ thuật đào hố
Hố phải được đào đ ng vị trí đã xác định (theo mục 3.3) Hố phải được đào đ ng kích thước
Đối với Bời lời hố: 40cm x 40cm x40cm
Đ ng thời gian: Hố phải được đào trước khi trồng 30 ngày Quá trình đào hố thực hiện theo các bước sau:
Bước1: Cuốc lớp đất mặt Cuốc lớp đất mặt ( đất tầng A) để sang một bên gần miệng hố
Hình 3.2.12. Cuốc hố lớp đất mặt Hình 3.2.11. Hố được bố trí so le
Bước 2: Cuốc lớp đất dưới Cuốc lớp đất dưới (đất tầng B) để sang một bên hoặc để phía dưới dốc tạo gờ phía dưới dốc để giữ nước
Hình 3.2.13. Đất tầng B để phía dưới dốc
Hố được cuốc đảm bảo đ ng cự ly, đ ng kích thước (40x40x40)cm
Hình 3.2.14. Hố được cuốc hoàn chỉnh
Đối với phương thức trồng thuần loài trên nương rẫy Điều kiện áp dụng:
Nơi địa hình phức tạp, xa xôi;
độ dốc >150; đầu tư thấp;
không có điều kiện làm đất theo băng.
Hình 3.2.15. Cuốc hố trồng
Đối với những vùng địa hình bằng phẳng, trồng rừng trên qui mô rộng, suất đầu tư lớn như một số các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân thì người ta có thể áp dụng cơ giới hóa trong công đoạn đào hố như dùng máy khoan hố. Tuy nhiên, khi áp dụng máy khoan hộ thì ưu điểm là thực hiện nhanh, năng suất cao. Nhưng nhược điểm lại không để riêng được tầng đất canh tác như khi dùng thủ công
Hình 3.2.16. Đào hố bằng hai phương pháp
5. Kiểm tra hố đào
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ những nội dung yêu cầu về đào hố đã trình bày tại phần 4;
Phương pháp kiểm tra: Quan sát và dùng thước để đo.
6. Đổ phân vào hố trồng
Phân đã được ủ hoai mục theo đ ng qui trình đã đã trình bày tại phần 3.2 của Bài 1. Sau đó tiến hành đem phân đi bón.
Sau khi xe đã chở phân từ chỗ ủ ra khu vực đã đào hố thì tiễn hành đổ phân xuống các hố, tránh tình trạng để lâu sẽ bay hết đạm trong phân.Tuy nhiên, khi bón các hố phải đều nhau tránh tình trạng hố nhiều, hố ít. Bình quân 1-2kg/hố.
Trong trường hợp không có phân đã ủ thì phải sự dụng phân chuồng, kết hợp với lân, vôi để bón nhưng phải dựa theo căn cứ ở phần 3.1 của bài 1.
Trong quá trình đổ phân vào hố cần lưu ý tránh tình trạng phân đổ bị vướng trên miệng hố.
Hình 3.2.17. Hố không đ ng yêu cầu
Hình 3.2.18. Hố đạt yêu cầu
7. Trộn phân và lấp hố Bước 1
Cào hết lớp đất mặt xuống hố;
Dùng cuốc đảo đều đất với phân ở độ sâu khoảng 10-15cm.
Hình 3.2.20. Trộn đều phân với đất mặt Đổ phân váo hố, định mức mỗi
hố từ 1-2kg phân vi sinh ủ hoai mục
Hình 3.2.19. Hố đã được đổ phân bón
Sau khi đã trộn đều phân trong hố ( đảo phân) thì ta tiến hành lấp hố để tránh tình trạng một số chất vi lượng trong phân sẽ bị bốc hơi dưới tác động của yếu tố thời tiết và được thực hiện theo các bước sau:
Bước 2: Xử lý lớp đất mặt:
Dùng cuốc đập nhỏ lớp đất màu (đất tầng A) đưa xuống hố
Hình 3.2.21. Đưa lớp đất màu xuống hố
Bước 3: Xới cỏ xung quanh miệng hố:
Xới cỏ xung quanh miệng hố, nhặt hết cỏ, rễ cây, đá lẫn ra ngoài, sau đó cuốc đất ở bên ngoài miệng hố bổ sung cho đầy hố.
Hình 3.2.22. Xới cỏ xung quanh miệng hố
Bước 4: Vun tạo mặt hố:
- Dùng cuốc vun tạo mặt hố bằng hoặc hình mâm xôi, lòng chảo -Tùy theo mùa trồng, địa hình nơi trồng.
Hình 3.2.23. Tạo mặt hố hình mâm xôi Hố được lấp hoàn chỉnh
Hình 3.2.24. Hố lấp hoàn chỉnh 8. Kiểm tra hố
Sau khi tiến hành lấp hố xong, ch ng ta tiến hành kiểm tra xem xét quá trình thực hiện đã đáp ứng được yêu cầu trình bày tại phần 7 hay không.
Phương pháp kiểm tra: Quan sát
Nếu ch ng ta không kiểm tra sau này sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ sống củavườn cây, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu hỏi 1.1: Trình bày cơ sở để xác định mật độ và khoảng cách cho cây bời lời?
Câu hỏi 1.2: Trình bày các bước tiến hành đào hố trồng bời lời ? 2. Bài tập thực hành
2.1. Bài tập thực hành số 3.2.1 Cắm tiêu hố trồng
2.2. Bài tập thực hành 3.2.2 Đào hố trồng Bời lời
2.3.Bài thực hành 3.3.3 Bỏ phân và lấp hố.
C. Ghi nhớ
Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng Tiêu chuẩn kích thước hố trồng bời lời Các bước đào hố trồng bời lời
Các bước bỏ phân và lấp hố trồng bời lời Mật độ trồng bời lời
Hình 3.2.25 : Hố lấp không đạt yêu cầu