Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 2000 (Trang 146 - 151)

Bước vào những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và

trong nước có nhiều chuyển biến lớn. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và tăng cường về mọi mặt. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) - thành lập từ tháng 1-1949, với mục tiêu phối hợp hoạt động kinh tế để củng cố và phát triển sự hợp tác giữa các nước, phát triển một cách có kế hoạch nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân - ngày càng có nhiều nước tham gia.

Ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, cơn bão táp cách mạng tiếp tục phát triển, từ Đông Nam Á sang Trung Đông và châu Phi. Phong trào bảo vệ hoà bình thế giới trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Từ ngày 16 đến ngày 22-11-1950, Đại hội hoà bình thế giới lần thứ hai được tổ chức tại Vácsava, với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu thuộc 81 nước. Đại hội đã thông qua Lời hiệu triệu gửi nhân dân toàn thế giới, đòi chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên,

Việt Nam..., đòi cấm chế tạo và sử dụng bom nguyên tử, đòi giải trừ quân bị... Đại hội cũng quyết định thành lập Hội đồng hoà bình thế giới, gồm đại biểu của tất cả các dân tộc.

Ở trong nước, sau gần 16 năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng (3-1935), tình hình đã có nhiều chuyển biến rất căn bản.

Qua hơn 5 năm chiến đấu, lực lượng kháng chiến đã lớn lên nhiều về mọi mặt, nhất là về quân sự. Từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển sang thời kì mới. Hậu phương kháng chiến được nối liền với phe xã hội chủ nghĩa. Cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước bạn Lào và Campuchia cũng giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược.

Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của ta lúc này gặp nhiều khó khăn mới do âm mưu của đế quốc Pháp, Mĩ .

Tình hình trên đòi hỏi cuộc kháng chiến phải tăng cường hơn nữa tính chất toàn diện và sự lãnh đạo của Đảng.

Mặt khác, từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng

ta trở thành Đảng cầm quyền. Nhưng do hoàn cảnh vô cùng phức tạp và để giữ vững khối đoàn kết, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Điều này ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng Yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến đòi hỏi phải có sự lãnh đạo công khai của Đảng.

Xuất phát từ những lí do trên, Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang), từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951. Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên trong cả nước.

Sau bài Diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã thảo luận Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh, báo cáo về Tổ chức và Điều lệ Đảng, các báo cáo bổ sung về mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân, quân đội nhân dân, kinh tế tài chính...

Báo cáo chính trị đã khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng, bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng qua các thời kì vận động cách mạng; khẳng định đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng; cán bộ, đảng viên của Đảng là những chiến sĩ dũng cảm, tận tụy hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Báo cáo cũng nghiêm khắc vạch rõ những khuyết điểm trong cán bộ, đảng viên, đó là việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin còn yếu, tư tưởng chưa vững vàng, lề lối làm việc còn quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi, công thần... Trên cơ sở đó Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là "Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới".

Để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu đó, phải động viên tinh thần yêu nước, ra sức thi đua ái quốc, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng, tăng cường mặt trận đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, thực hiện chính sách ruộng

đất.

Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam trình bày toàn bộ đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; phân tích tính chất xã hội Việt Nam từ sau Cách mạng thảng Tám là "phức tạp và phát triển không đều, có tính chất dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến..." 1. Trong xã hội nổi lên mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược, mâu thuẫn giữa số đông nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa lao động với tư bản trong nước. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược là mâu thuẫn chính. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (thực dân Pháp và can thiệp Mỉ và bọn bù nhìn Việt gian bán nước, đại biểu quyền lợi cho đại địa chủ phong kiến và tư sản mại bản. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam "là tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược, đánh đổ bọn bù nhìn Việt gian phản nước, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất, xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng; phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" 2. Bản báo cáo phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, khẳng định lực lượng cách mạng ở Việt Nam "là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, rồi đến giai cấp tư sản dân tộc; ngoài ra là những phần tử cá biệt xuất thân từ giai cấp địa chủ (phần nhiều là tiểu địa chủ) đang đi với nhân dân, được gọi là nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước..."3.

Đại hội đề ra những chính sách cơ bản về công tác xây dựng

1. Bàn về cách mạng Việt Nam: Xem: Trường Chinh tuyển tập 1937 - 1954. NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 456, 459, 469.

2.2. Bàn về cách mạng Việt Nam. Xem: Trường Chinh Tuyển tập 1937 - 1954. NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 456, 459, 469.

và củng cố chính quyền, tăng cường quân đội, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, phát triển kinh tế - tài chính, văn hoá - giáo dục... nhằm đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.

Xuất phát từ tình hình cụ thể và yêu cầu cách mạng của ba nước Đông Dương, Đại hội quyết định thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác - Lê nin riêng biệt, có cương lĩnh thích hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.

Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, giúp đỡ và phối hợp với các Đảng cách mạng vào và Campuchia, đưa sự nghiệp kháng chiến của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương giành thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng; quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 7 uỷ viên chính thức và 1 uỷ viên dự khuyết 1. Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng và Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai được tiến hành trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta có nhiều chuyển biến mới. Đại hội đã tổng kết những kinh nghiệm vận động cách mạng của Đảng, đồng thời nêu rõ những nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi. Đại hội được gọi là Đại hội kháng chiến thắng lợi .

1. Bộ Chính trị gồm Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh và 1 uỷ viên dự khuyết là Lê Văn Lương.

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 2000 (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(445 trang)