Vào nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, nổi lên một số đặc điểm sau đây: - Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tuy đã sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng không làm thay đổi tính chất của thời đại. Loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và biểu hiện cũng có những nét mới.
- Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc
tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và
đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo...), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương. Trong quan hệ quốc tế, xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới; nhiều nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhanh, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hoá dân tộc.
Các đặc điểm và xu thế trong quan hệ quốc tế nêu trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước. Tình hình thế giới và khu vực cũng tác động sâu sắc đến các mặt đời sống xã hội nước ta, đưa đến những thuận lợi lớn đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức lớn.
Nước ta đã trải qua 10 năm đổi mới và giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng cả về kình tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới để chúng ta bước vào một thời kì mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chín muồi. Quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới được mở rộng; khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. Đó chính là những thời cơ lớn.
Bên cạnh thời cơ lớn, chúng ta vẫn đang đứng trước bốn nguy cơ (do Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì của Đảng, họp từ ngày 20 đến ngày 25-1-1994, nêu lên), đó là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực, nguy cơ "diễn biến hoà bình", nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa và tệ quan liêu, tham nhũng.
xuất phát từ tình hình trên, đồng thời căn cứ vào Cương lĩnh của Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (28-6 - 1-7- 1996) đề ra mục tiêu đến năm 2020 là "tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" 1. 5 năm cuối cùng của thập kỉ 90 (1996 - 2000) là bước rất quan trọng của thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII... Sđd, tr. 80.
nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỉ sau.
Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỉ 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu.
dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển.
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, nhất là từ giữa năm 1997 đến năm 1999, tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực, cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách quyết liệt. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức, giành nhiều thắng lợi to lớn:
Kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 7%. Đến năm 2000, tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 2 lấn so với năm 1990. Sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm 5,7%
so với mục tiêu đề ra là 4,5 - 5%; trong đó nông nghiệp tăng
5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4% 1. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hằng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người tăng từ 360 kg năm 1995, lên trên 444 kg năm 2000 2. Nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến bước đầu hình thành; sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn.
Diện tích trồng cây công nghiệp tăng hơn trước: Cà phê gấp hơn 2,7 lần, cao su tăng 46%, mía tăng 35%, bông tăng 8%, rừng nguyên liệu giấy tăng 66%... so với năm 1995 3.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 đạt trên 1,4 triệu tấn, tăng 1,4 lần so với năm 1995 4.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỉ USD, gấp hơn 1,7 lần so với năm 1995, bình quân hằng năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chúng ta đã tạo được 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (đứng thứ 3 thế giới) và hàng thuỷ sản 5.
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,5%; trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 9,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 11,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,8% 6. Năng lực sản xuất các sản phẩm công
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 , tr. 224.
3.2.3.4.5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX...
Sđd, tr. 224, 225, 226.
nghiệp chủ yếu tăng khá: Năm 2000 so với năm 1995, công suất điện gấp 1,5 lần, xi măng gấp 2,1 lần, thép gấp 1,7 lần, mía đường gấp hơn 5 lần 1.
Hệ thống kết cấu hạ tầng: Bưu chính - viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thủy lợi... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Đến năm 2000, chúng ta đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấp động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra; phá được thế bị bao vây cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; không để bị cuốn sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
- văn hoá, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khoẻ, nước sạch, điện sinh hoạt, học tập, đi lại, giải trí... được đáp ứng tốt hơn. Việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được đẩy mạnh.
Mỗi năm hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới. Công tác xoá đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước đạt kết quả nổi bật, được dư luận thế giới đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% (năm 1991), đến năm 2000,
giảm xuống còn 10% 1. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình có nhiều thành tích, được Liên hợp quốc tặng giải thưởng. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm từ 2,3% giảm xuống 1 ,4% 2. các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, từ thiện... được mở rộng, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đoàn thể và doanh nghiệp.
- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy.
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII.
Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy.
- Quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC);
tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế Đến năm 2000, nước ta có
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX... Sđd, tr. 224, 225, 226, 72, 151
quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ 1. Đảng ta tiếp tục củng cố tình đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ trên thế giới, thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở một số nước. "Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế 2.
Tuy nhiên, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII (1996 - 2000), chúng ta còn có những mặt yếu kém, khuyết điểm:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm chậm dần, đến năm 2000 đã tăng trở lại, nhưng vẫn chưa đạt mức tăng trưởng cao như những năm giữa thập kỉ 90. Nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh. Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng. Nạn buôn lậu, làm hàng giả gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội.
- Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử... có nhiều thiếu sót; trong giáo dục và đào tạo có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại.
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. . . Sđd, tr. 72, 151.
Giáo dục và đào tạo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lí. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tai nạn giao thông xảy ra ở mức nghiêm trọng. Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm, lan rộng.
- Cơ chế, chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sông ở một bộ phận không nhỏ trong cán bộ và đảng viên là rất nghiêm trọng.
Năm 2000 là năm kết thúc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 do Đại hội lần thứ VIII của Đảng thông qua. Đó cũng là năm kết thúc thế kỉ XX và loài người bước sang thế kỉ XXI. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001.
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng