Đối với giữa các khu vực dân cư ở môi trường trong nhà thì chỉ phát hiện được vi nhựa ở dạng sợi và mảnh, nhìn chung dạng sợi chiếm ưu thế ở tất cả khu dân cư với tỷ lệ phân bố lần lượt của vi nhựa dạng sợi và mảnh là khu dân cư Hòa Phong 95,74% (sợi) - 4,26% (mảnh), khu dân cư Cẩm Lệ 94,44% (sợi) - 5,56% (mảnh), khu dân cư đường Tôn Đức Thắng 92,86%
(sợi) - 7,14% (mảnh), khu dân cư Hoàng Văn Thái 87,69% (sợi) - 12,31% (mảnh).
Đối với môi trường không khí ngoài trời, vi nhựa dạng sợi vẫn chiếm ưu thế cao nhất và vi nhựa dạng mảnh chiếm tỷ lệ cao thứ hai ở tất cả khu dân cư với tỷ lệ lần lượt là khu dân cư Hòa Phong (85.37% - sợi, 14.02% - mảnh), khu dân cư Cẩm Lệ (85.89% - sợi, 13.69% - mảnh), khu dân cư đường Tôn Đức Thắng (76.8% - sợi, 22% - mảnh), khu dân cư đường
26
Hoàng Văn Thái (87.43% - sợi, 11.7% - mảnh). Vi nhựa dạng phim được tìm thấy ở tất cả các địa điểm khu dân cư ở môi trường ngoài trời, tuy nhiên lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dao động từ 0,42% đến 1,2%. Sự phân bố về hình dạng của vi nhựa trong môi trường không khí tại các khu dân cư ở môi trường ngoài trời nhìn chung khá tương đồng, tuy nhiên khi so với các khu dân cư ở môi trường trong nhà thì tỷ lệ dạng mảnh của môi trường ngoài trời cao hơn, nhất là ở khu dân cư đường Tôn Đức Thắng.
Hình 3.3. Phân bố hình dạng của vi nhựa ở môi trường không khí trong nhà tại các khu dân cư thành phố Đà Nẵng
Hình 3.4. Phân bố hình dạng của vi nhựa ở môi trường không khí ngoài trời tại các khu dân cư thành phố Đà Nẵng
Sự phân bố về hình dạng của vi nhựa trong môi trường không khí ở Đà Nẵng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu trong môi trường không khí tại các khu vực khác trên thế giới.
Tại thành phố Paris, Pháp vi nhựa dạng sợi cũng được quan sát là hình dạng chiếm ưu thế với tỉ lệ hơn 90% trong tổng số vi nhựa được xác định, theo sau là dạng mảnh (~10%) (Dris & cs., 2015). Trong môi trường không khí London nước Anh cũng có đến 50% vi nhựa dạng sợi,
27
30% vi nhựa dạng phim, 19% vi nhựa dạng mảnh và 1% vi nhựa dạng xốp (Wright & cs., 2020). Tương tự, vi nhựa dạng sợi được quan sát thấy phổ biến hơn so với các hình dạng khác trong môi trường không khí ở Trung Quốc (80% vi nhựa dạng sợi ở thành phố Đông Quan và 67% vi nhựa dạng sợi ở thành phố Thượng Hải) (Cai & cs., 2017; Z. Liu & cs., 2019). Tại Việt Nam nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đưa ra kết quả rằng 92% vi nhựa trong không khí được phát hiện ở dạng sợi và 8% vi nhựa dạng mảnh (Truong & cs., 2021). Hình dạng vi nhựa trong môi trường không khí trên thế giới có xu hướng dạng sợi chiếm ưu thế (Klein & Fischer, 2019). Tuy nhiên vẫn có các nghiên cứu có kết quả khác, chẳng hạn như ở thành phố Hamburg của Đức, trong đó 95% vi nhựa trong không khí là mảnh và 5% còn lại là sợi (Klein & Fischer, 2019). Tương tự, vi nhựa dạng mảnh (89,6%) chiếm ưu thế ở Ôn Châu, Trung Quốc, tiếp theo là sợi (10,4%) (Liao & cs., 2021). Khoảng 87% vi nhựa ở dạng mảnh được phát hiện trong các mẫu không khí trong nhà được thu thập ở Đan Mạch (Vianello &
cs., 2019). Nghiên cứu duy nhất ở thành phố Asaluyeh, Iran đã báo cáo vi nhựa dạng viên (74%) là loại vi nhựa chiếm ưu thế, tiếp theo là phim (14%) (Abbasi & cs., 2019).
Hình dạng của vi nhựa thường được sử dụng để suy ra nguồn gốc của chúng vì một số hình dạng nhất định có thể bị phân huỷ ra từ sản phẩm cụ thể (Helm, 2017; Rochman & cs., 2019). Chẳng hạn như vi nhựa dạng sợi có thể bị phân huỷ trong quá trình giặt và sấy khô (quần áo, vải bọc hoặc thảm) hoặc do hao mòn chất liệu quần áo (Napper & Thompson, 2016;
Salvador Cesa & cs., 2017); trong khi vi hạt nhựa bị phân mảnh có thể có thể là kết quả của việc tiếp xúc với các vật dụng bằng nhựa lớn hơn do tác động của tia UV (K. Liu & cs., 2019a) và dạng phim có nguồn gốc từ các màng bọc hoặc đồ đóng gói (Narmadha & cs., 2020). Trong nghiên cứu này vi nhựa được nghiên cứu tại các khu dân cư nơi chủ yếu có các hoạt động sinh hoạt của người dân, cho nên có thể dẫn đến việc phát hiện vi nhựa dạng sợi trong môi trường không khí nhiều nhất. Ngoài ra, các nguồn phát thải trong không khí ngoài trời như lốp xe và hoạt động giao thông, làm tăng mật độ các mảnh vi nhựa vào khí quyển (Abbasi & cs., 2017;
Kole & cs., 2017), điều này có thể lý giải cho việc vi nhựa dạng mảnh ở môi trường ngoài trời khu vực dân cư Tôn Đức Thắng là cao nhất vì nơi đây là khu dân cư có lưu lượng giao thông cao nhất (40.000 xe lớn nhỏ trong một ngày).
Vi nhựa có thể tìm thấy trong cơ thể con người thông qua đường hô hấp, ăn uống và da (K. Liu & cs., 2019; Prata & cs., 2020). Việc nuốt phải bụi có thể gây ra sự phơi nhiễm vi nhựa đáng kể ở người (Zhang & cs., 2020). Vi nhựa dạng sợi gây ra nhiều tác động đối với con người, ví dụ như có thể lắng xuống sàn và trẻ em – do thường xuyên tiếp xúc với sàn và tay với miệng, hàng ngày vô tình ăn phải vi nhựa đã lắng đọng (Dris & cs., 2017). Nguy cơ hít phải vi nhựa dạng sợi sau khi ô nhiễm lan rộng trong các môi trường khác nhau đáng được
28
chú ý đặc biệt. Việc con người tiếp xúc với vi nhựa cũng có thể xảy ra khi ăn phải thông qua lắng đọng vào thức ăn (Gasperi & cs., 2018).