Đặc điểm phân bố kích thước của vi nhựa trong môi trường không khí trong nhà và ngoài trời tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong môi trường không khí tại các khu dân cư ở thành phố đà nẵng (Trang 40 - 45)

3.4.1. Phân bố kích thước của vi nhựa dạng sợi

Vi nhựa dạng sợi trong môi trường không khí ở các khu dân cư có chiều dài trung bình lần lượt trong nhà và ngoài trời là 888 ± 360 μm và 1.519 ± 325 μm. Dựa vào biểu đồ tỷ lệ phân bố chiều dài của vi nhựa ở hai môi trường (Hình 3.7), có thể thấy được kích thước của vi nhựa ở cả hai môi trường đều khá nhỏ (hơn 80% sợi nhỏ hơn kích thước 2000 μm), tuy nhiên kích thước sợi ở môi trường không khí trong nhà nhỏ hơn so với ngoài trời. Ở môi trường trong nhà, độ dài phổ biến của sợi nằm trong khoảng 300 – 1.200 μm (chiếm 70,6%

trong tổng số sợi), và nhóm sợi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm có chiều dài 300 - 600 μm (chiếm 36,7% trong tổng số). Trong khi đó, ở môi trường ngoài trời, 80,74% sợi có chiều dài từ 300 đến 2.100 μm và nhóm sợi có chiều dài 900 - 1.500 μm là nhóm có mật độ cao nhất.

31

Hình 3.7. Tỉ lệ phân bố kích thước sợi vi nhựa ở môi trường không khí trong nhà (trên) và ngoài trời (dưới) tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

Kích thước vi nhựa trong môi trường không khí trong nhà có chiều dài dao động từ 300 μm đến 4.515 μm, tại khu dân cư Hoàng Văn Thái chiều dài trung bình 618± 175 μm, tại khu dân cư Tôn Đức Thắng chiều dài trung bình là 1.164 ± 645 μm, tại khu dân cư Cẩm Lệ chiều dài trung bình là 942 ± 368 μm, tại khu dân cư Hòa Phong chiều dài trung bình là 830 ± 235 μm (hình 3.8). Đối với môi trường không khí ngoài trời, kích thước vi nhựa trong môi trường không khí ngoài trời có chiều dài dao động từ 300 μm đến 4.545 μm, tại khu dân cư Hoàng Văn Thái chiều dài trung bình 1.448 ± 227 μm, tại khu dân cư Tôn Đức Thắng chiều dài trung bình là 1.344 ± 473 μm, tại khu dân cư Cẩm Lệ chiều dài trung bình là 1.643 ± 287 μm, tại khu dân cư Hòa Phong chiều dài trung bình là 1.643 ± 314 μm (hình 3.9). Sự khác biệt về trung bình kích thước vi nhựa dạng sợi ở các khu dân cư thì cả hai môi trường trong nhà và ngoài trời không có ý nghĩa về mặt thống kê với lần lượt là p= 0,25 > 0,05 và p = 0,45 > 0,05.

32

Hình 3.8. Chiều dài trung bình của vi nhựa dạng sợi trong môi trường không khí trong nhà tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

Hình 3.9. Chiều dài trung bình của vi nhựa dạng sợi trong môi trường không khí ngoài trời tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

33

Kích thước của vi nhựa dạng sợi ở môi trường không khí tại các khu dân cư ở thành phố Đà Nẵng khá là lớn hơn so với các nghiên cứu khác trên thế giới. Ví dụ, ở dãy núi Pyrenees, chiều dài chủ yếu của sợi nhựa nhỏ hơn 300 μm (~50%) trong các mẫu (Allen &

cs., 2019a). Tại một thành phố đô thị ở Châu Âu của Hamburg, phần lớn các sợi chủ yếu có chiều dài từ 300 đến 5000 μm (Klein & Fischer, 2019). Dris & cs., (2016) chủ yếu tìm thấy các sợi có kích thước 200–600 μm (~40%), trong khi Cai & cs., (2017) báo cáo chiều dài sợi chiếm ưu thế của 200–700 μm (~30%). Ở Yên Đài và Thượng Hải, sợi vi nhựa chiếm ưu thế kích thước <500 μm (~50%) (Liu & cs., 2019a). Tuy nhiên vẫn có nghiên cứu trước đây, vi sợi dài nhất trong khí quyển được xác định là ~5000 μm (Cai & cs., 2017; Dris & cs., 2016).

Khả năng các vi nhựa dạng sợi trong không khí xâm nhập vào hệ hô hấp của chúng ta sẽ phụ thuộc vào kích thước (Prata, 2018). Về cơ bản, con người có thể phơi nhiễm vi nhựa thông qua các con đường: ăn uống, hô hấp, và tiếp xúc với da, ví dụ, vi nhựa được xác định thông qua quá trình hô hấp của con người tương ứng là 263 lần hít/người/năm (Schneider & cs., 2009; Sun & cs., 2021). Mặc dù các sợi vi nhựa quan sát bằng mắt được cho là quá lớn để hít vào, nhưng vẫn có khả năng bị phơi nhiễm có thể xảy ra thông qua nuốt phải bụi, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ (Dris & cs., 2017; Wright & Kelly, 2017). Đã có nghiên cứu tìm thấy các sợi có chiều dài > 250 μm đã được quan sát thấy trong mô phổi của con người (Pauly & cs., 1998), do đó không loại trừ khả năng vi nhựa trong môi trường không khí ở khu dân cư thành phố Đà Nẵng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua hô hấp.

3.4.2. Phân bố kích thước của vi nhựa dạng mảnh

Vi nhựa dạng mảnh trong môi trường không khí trong nhà có kích thước dao động từ 5.892 μm2 đến 590.360 μm2, trung bình 128.421 ± 118.980μm2, nhỏ hơn so với vi nhựa dạng mảnh trong môi trường ngoài trời (dao động từ 16.121 μm2 đến 899.765 μm2, trung bình 136.934 ± 71.315 μm2). Ở môi trường trong nhà, diện tích mảnh vi nhựa lớn nhất ghi nhận ở khu dân cư Hoàng Văn Thái (298.278 ± 233.644 μm2), cao thứ hai là khu dân cư Tôn Đức Thắng (146.022 ± 160.195 μm2), sau đó là khu dân cư Cẩm Lệ (43.960 ± 45.607 μm2) và thấp nhất là ở khu dân cư Hòa Phong (25.425 ± 36.474 μm2) (Hình 3.10). Đối với môi trường ngoài trời thì diện tích cao nhất vẫn là ở khu vực Hoàng Văn Thái (167.589 ± 127.609 μm2), tiếp theo là khu vực Cẩm Lệ (153.413 ± 58.950 μm2), thứ ba là khu dân cư Hòa Phong (124.859 ± 45.672 μm2) và thấp nhất là ở khu vực Tôn Đức Thắng (101.876 ± 53.030 μm2) (Hình 3.11).

Sự khác biệt của vi nhựa dạng mảnh ở môi trường trong nhà có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,03 < 0,05), tuy nhiên ở môi trường ngoài trời thì lại không có ý nghĩa (p = 0,56 > 0,05).

34

Hình 3.10. Diện tích trung bình của mảnh vi nhựa trong môi trường không khí trong nhà tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

Hình 3.11. Diện tích trung bình của mảnh vi nhựa trong môi trường không khí ngoài trời tại các khu vực dân cư thành phố Đà Nẵng

35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng ô nhiễm vi nhựa trong môi trường không khí tại các khu dân cư ở thành phố đà nẵng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)