BẤT HẠNH LÀ MỘT NGƯỜI THẤY LẶNG LẼ. TỰ BẠN PHẢI KHÁM PHÁ NHỮNG Ý NGHĨA H[M CHỨA TRONG NÓ VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG CÂU

Một phần của tài liệu Đừng bao giờ sợ hãi, đừng bao giờ bỏ cuộc  câu chuyện về ý chí và lòng dũng cảm (Trang 51 - 54)

Paul quay lại và viết vấn đề thứ hai: “Không kiểm tra sổ sách cẩn thận”. Sau đó, anh đặt cây bút xuống và nói thật to: “Chúng ta không kiểm tra sổ sách cẩn thận bởi vì tôi là một

người quản lý thiếu tính tổ chức, và bởi vì tôi đã ủy thác quá nhiều công việc cho các tình nguyện viên chưa qua đào tạo nghiệp vụ, và rồi lại không có sự giám sát đích đáng với họ.”

Paul bắt đầu vấn đề thứ ba: “Không tìm được đồng minh trong cộng đồng”. Chúng ta không có các đồng minh bởi lẽ tôi là một kẻ hay gây chiến chứ không phải một người biết vun đắp, xây dựng. Bởi vì tôi lại còn là một kẻ gây chiến khá giỏi, nên ngoài kia có rất nhiều đối thủ đã từng bị tổn thương sẽ không phiền chút nào nếu thấy tôi bị ngã.

Hôm qua Rafe nói rằng bất hạnh là một người thầy lặng lẽ; bạn chỉ có thể học khi bạn chịu hỏi nó. Paul đang băn khoăn không biết anh nên hỏi bất hạnh câu gì đây thì Ruthie ở cửa thò đầu vào. “Xin lỗi vì làm phiền ông, nhưng có bà tên là Phyllis Nesserbaum đang chờ ông trên điện thoại. Tôi có nên nói với bà ấy là ông sẽ gọi lại sau không?”

“Không, tôi sẽ nghe máy. Cảm ơn.”

Paul nhìn lại bản danh sách của mình trước khi nhấc điện thoại. Phyllis Nesserbaum chẳng có lý do gì để gọi cho anh cả. Paul hình dung cô ta đang ngồi sau chiếc bàn to lớn của mình và cảm thấy anh nhỏ bé hơn bao giờ hết.

“Chào Phyllis. Có chuyện gì vậy?”

“Chào Paul. Tôi biết thông báo thế này đường đột quá, nhưng nếu anh không có kế hoạch nào cho bữa trưa hôm nay, tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể đi ăn cùng nhau và bàn một vài chuyện được không?”

Paul nhìn đồng hồ - mười rưỡi.

“Việc này có thể chờ tới ngày mai được không? Tôi có cuộc họp khá quan trọng chiều nay.”

Im lặng kéo dài và bị phá vỡ bởi một giọng nói dường như không thuộc về một con người đang ngồi sau chiếc bàn lớn. “Nghe này, Paul. Tôi biết là chúng ta không hay gặp nhau - anh có lẽ còn đang cười nhạo những lời đánh giá thiếu khách quan trên báo chí trong suốt năm nay. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cũng dành cho nhau những sự tôn trọng nhất định; về phần tôi, tôi có thể chắc chắn như vậy. Bây giờ tôi sẽ thẳng thắn với anh.

Tôi thật sự đang gặp rắc rối. Và tôi cần sự giúp đỡ của anh. Tôi có một cuộc họp quan trọng tối nay và nó sẽ giúp tôi rất nhiều nếu chúng ta có thể nói chuyện với nhau trước lúc đó.”

Paul hầu như không tin vào tai mình nữa. Phyllis Nesserbaum gặp rắc rối ư? Chuyện này thú vị đây. “Cô muốn chúng ta gặp nhau ở đâu?”

“Nhà hàng Franco’s ở khu trung tâm được không?”

“Được đấy. Buổi trưa à?”

“Tuyệt. Vậy hẹn gặp anh lúc đó nhé. Tôi nợ anh lần này, Paul.”

“Chúng ta sẽ gặp nhau. Bảo trọng.”

Paul đặt điện thoại xuống và nhìn ra ngoài cửa sổ về phía sân chơi giờ đây đã hoàn toàn vắng lặng. Rồi anh quay lại với tập giấy của mình và kẻ dọc một đường bên lề phải. Ở đầu cột mới tạo này, anh viết hai chữ Giải pháp.

Paul ngồi đó hồi lâu, nhìn chằm chằm vào tập giấy. Cuối cùng, anh nhấc bút lên và lấp đầy cột mới ấy bằng dòng chữ “TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ”.

15. BẠN THẤY TRỞ NGẠI KHI MẮT BẠN KHÔNG CÒN NHÌN VÀO MỤC TIÊU NỮA

Hồi chuông vang lên báo hiệu hết tiết thứ tư. Paul còn khoảng 30 phút nữa trước khi đi gặp Phyllis. Anh nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại trên bàn như thể nó là một con bọ cạp vậy. Suốt mười năm qua, anh luôn cảm thấy sợ hãi khi phải gọi cuộc điện thoại này.

Nhưng đã đến lúc rồi. Paul nhắm mắt lại và hít một hơi. “Lạy Chúa, con biết rằng có vẻ như con chỉ cầu nguyện khi gặp rắc rối. Nhưng xin Người hãy ở bên chúng con suốt cuộc điện thoại này và chỉ cho con những điều đúng đắn cần phải nói.”

Paul biết cha anh hẳn đang ngồi trong phòng ăn bởi ông nhấc điện thoại ngay sau hồi chuông đầu tiên. “Chào bố.”

“A, Paul. Thật tuyệt khi thấy con gọi. Bọn trẻ thế nào rồi?”

Một phần của tài liệu Đừng bao giờ sợ hãi, đừng bao giờ bỏ cuộc  câu chuyện về ý chí và lòng dũng cảm (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)