Những bộ phận không bắt buộc

Một phần của tài liệu Vi sinh học  sách dùng đào tạo dược sĩ đại học (Trang 38 - 43)

Nang và glycocalix Nang

Nang bao ở phía ngoài vi khuẩn, có cấu trúc đậm đặc như một bao. Nang có bản chất là polysaccharid hoặc protein. Nang có ở nhiều loại trực khuẩn, cầu khuẩn nhưng không có ở xoắn khuẩn.

Nang có tác dụng bảo vệ vi khuẩn. Với thành phần nước cao, nang chống lại sự loại.

nước và ngăn cản những chất dinh dưỡng đi theo con đường này. Trong cơ thể nó chống lại sự thực bào. Vi khuẩn gây bệnh có nang là vi khuẩn độc. Vi du: Pneumococcus pneumoniae mat nang sẽ vô hại.

40

Glycocalix

Glycocalix có bản chất hóa học giống như nang, nhưng lớp chất ở dạng lỏng lẻo gắn ít với tế bào. Nó thường cấu trúc bởi những sợi như mạng lưới, giúp vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Ví du: Streptococcus mutans c6 glycocalix cấu tạo bởi dextran (tổng hợp từ saccharose), là nguyên nhân gây sâu răng ở người.

Tiêm mao

Tiêm mao là những sợi rất nhỏ, dai từ 3 -12 zm, manh mai (d = 0,01 - 0,03 pm) chỉ thấy được ở kính hiển vi thường bằng phương pháp nhuộm đặc biệt. Có vai trò trong sự di động của vi khuẩn và có tính kháng nguyên gọi là kháng nguyên H.

Tiêm mao cấu tạo bởi một protein sợi gọi là flagellin có tính đàn hồi như myosin của cơ. Tiêm mao bat đầu hình thành từ một tiểu thể trong tế bào chất.

Sự phân bố của tiêm mao là một đặc điểm có thể dùng để phân loại (xem thêm hình 2.12):

—_ Tiêm mao ở đầu: đơn mao (monotrichous) và đa mao chùm (lophotrichous).

— Tiêm mao ở hai đầu: lưỡng mao (amphitrichous).

—_ Tiêm mao bao xung quanh vi khuẩn: chu mao (peritrichous)

tì Hình 2.12. Các loại tiêm mao ở vi khuẩn om =)

a. Don mao; b. Lưỡng mao; c. Da mao chum; d. Chu mao

4I

Pili

Pili là những sợi ngắn hơn và nhỏ hơn tiêm mao, không có nhiệm vụ trong sự di động của vi khuẩn. Pili đầu tiên được tìn thấy ở vi khuẩn Gram am (Neisseria gonorrhoeae).

C6 hai loai pili:

Pili phái

Pili phái hiện điện ở những vi khuẩn có yếu tố phái (phái F '), vi khuẩn không chứa yếu tố phái là vi khuẩn phái F~, Pili phái được thành lập bởi yếu tố phái F trong tế bào chất, có nhiệm vụ tạo sự tiếp hợp giữa vi khuẩn phái F” và vi khuẩn phái F” để có sự di chuyển gen.

Số lượng pili phái thường ft (E. coli có 4 pili phái).

Pili thường

Pili thường ngắn hơn pili phái nhưng có đường kính lớn hơn. Pili thường có số lượng nhiều hơn pili phái (ví dụ: Z. coli có khoảng 100 pili thường) (hình 2. 13).

Người ta tìm thấy trong cấu trúc của pili có một loại protein gọi là lectin. Pili thường có nhiệm vụ trong sự bám dính của vi khuẩn vào tế bào chủ. Sự dính vào của pili có tính chuyên biệt. Tính chất này do lectin có khả năng gắn chuyên biệt với một loại đường có trong cấu trúc glycolipid, glycoprotein 6 mang té bào vật chủ. Ví dụ, một số vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu có lectin gắn chuyên biệt với galactose của glycolipid ở đường tiểu.

Hình 2.13. Pili ở vi khuẩn E.coli 42

Plasmid

Plasmid là phân tử ADN nằm ngoài thể nhân vi khuẩn và có thể sát nhập vào thể nhân vi khuẩn. Plasmid có thể tự sao chép độc lập trong tế bào. Plasmid được dùng như vectơ chuyên chở gen trong công nghệ gen.

Có nhiều loại piasmid. Một số loại chính là:

Plasmid F (Yếu tố phái F)

Yếu tố phái đã được tìm thấy ở £. coli K12. Sự hiện điện của plasmid này quyết định yếu tố phái của vi khuẩn (vi khuẩn phái đực F "). Plasmid này chứa khoảng 20 gen và nó quyết định sự thành lập pili phái có nhiệm vụ trong sự trong sự di chuyển 'gen giữa vi khuẩn F* và vi khuẩn F~. Một số vi khuẩn có khả năng tái tổ hợp cao gọi là Hfr (high frequency of recombination). Ở những vi khuẩn này, plasmid phái như là mot phan của nhiễm sắc thể.

Plasmid R (Yéu té dé khang)

Yếu tố này chứa những gen giúp vi khuẩn chống lại nhiều tác nhân kháng khuẩn như kháng sinh, được các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra đầu tiên năm 1959.

Yếu tố R có khả năng di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác, nhưng cũng có

“loại không di chuyển được. Mỗi plasmid có thể mang những gen dé kháng với nhiều _loại kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin, streptomycin, sulfamid....). Gen có 'trách nhiệm trong sự đi chuyển yếu tố R gọi là RTF (resistance transfer factor). Gen 'eó trách nhiệm tạo tính để kháng gọi là gen r. Các plasmid chỉ chứa r sẽ không di _ chuyển được, plasmid có RTF sẽ di chuyển sang vi khuẩn khác.

.2.3. Cấu trúc hạt

Trong tế bào chất vi khuẩn còn chứa những hạt đặc biệt như metachromatic (hạt ién sic) hay volutin cấu tạo bởi polyphosphat (có ở vi khuẩn bạch hầu), khi nhuộm với xanh metylen sẽ bắt màu đậm hơn. Ngoài ra còn có hạt lưu huỳnh, những tỉnh thể tein có tính độc với côn trùng. Người ta còn tìm thấy một loại hạt gọi là magnetosome (hạt từ tính) giúp vi khuẩn định hướng trong môi trường.

2.4. Bào tử Cấu trúc

Bào tử là dạng cấu tạo đặc biệt giúp vi khuẩn chống những điều kiện không thuận lợi của môi trường (nhiệt độ cao, lạnh, khô, ánh sáng ...), có ở một số vi khuẩn

Gram duong.

43

Vỏ bào tử được bọc bởi hai lớp bao chứa nhiều protein có thành phần cystein cao giống như keratin. Chính hai lớp này che chở cho bào tử (Hình 2.14).

Dưới lớp vỏ có màng bào tử chất (gồm thành lõi và màng lõi) sẽ cho ra màng tế bào chất và thành tế bào vi khuẩn khi bào tử phát triển thành tế bào sinh dưỡng.

Nguyên sinh chất của bào tử chứa nước và tất cả các enzym cần thiết cho vi khuẩn nhưng với lượng thấp, đặc biệt chứa acid dipicolinic.

Nhiệm vụ của bào tử

Cấu tạo của hai lớp bao có tính kháng thẩm thấu cao độ, giúp giải thích sự đề kháng cao của bào tử với các tác nhân ngoại cảnh khắc nghiệt. Muốn diệt bào tử cần các điều kiện nhiệt độ cao (120°C trong 20 phút đối với nhiệt dm hay 165°C trong 2 giờ đối với nhiệt khô). Nội bào tử là hình thức duy trì loài của vi khuẩn.

F

/ Vỏ

f là \ Thành lõi

\ Màng lõi

: Lớp bao trong

~ Lớp nền

ngoại bao tir Lớp bao ngoài

(c) Hình 2.14. Bào tử vi khuẩn

(a) Bào tử hình thành ở đầu tế bào Cjostridium làm cho tế bào có hình dùi trống nhìn qua kính hiển vi quang học.

(b) Cấu trúc chỉ tiết của bào tử Bacillus thuringiensis nhìn dưới kính hiển vi điện tử xuyên thấu.

(c) Hình chụp dưới kính hiển vi điện tử của các bào tử đang nẩy mầm (x 30. 000)

44

TỰ LƯỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng

1, Cấu trúc nào của peptidoglycan có thể bị thủy phân bởi lysozym:

a, Day glycan c. Mucopeptid

b, Cầu peptid d.bvàc

Một phần của tài liệu Vi sinh học  sách dùng đào tạo dược sĩ đại học (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(259 trang)