I. ĐỀ TÀI ĐÃ KẾT THÚC NĂM 2018
18. Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn về bình đăng giới đối với cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái
* Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái.
* Năm thực hiện: 2017 - 2018
* Chủ nhiệm đề tài: Phạm Tuấn Chung
* Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2016;
- Đề xuất một số giải pháp năng cao năng lực chuyên môn về bình đẳng giới đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế của địa phương.
* Nội dung:
- Nội dung 1: Nghiên cứu tổng hợp lý luận và thực tiễn về thực hiện công tác Bình đẳng giới của cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 2: Điều tra khảo sát, đánh giá năng lực chuyên môn về bình đẳng giới của cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Điều tra, thu thập được các thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài:
- Nội dung 3: Tập huấn thí điểm nâng cao năng lực chuyên môn về bình đẳng giới đối với cán bộ công chức (dựa trên những phát hiện nhanh từ kết quả nghiên cứu định tính).
- Nội dung 4: Xây dựng và hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn về bình đẳng giới đối với cán bộ công chức cấp xã tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 5: Hội thảo khoa học:
+ Tổ chức hội thảo xin ý kiến đánh giá kết quả nghiên cứu.
+ Hoàn thiện báo cáo theo ý kiến đóng góp của chuyên gia.
* Kết quả thực hiện:
Qua thời gian nghiên cứu Đề tài đã thực hiện việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tiêu chuẩn chất lượng cán bộ, cách thức bố trí sử dụng cán bộ, chế độ đãi ngộ; phân tích mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực BĐG của cán bộ. Về mặt thực tiễn, qua điều tra khảo sát chọn mẫu về các vấn đề có liên quan tại 9 xã, 3 huyện trong tỉnh đối với cán bộ, người dân; đề tài đã đưa ra được bức tranh phản ánh thực trạng về năng lực chuyên môn về BĐG (tập trung vào những tồn tại, hạn chế yếu kém) của đội ngũ cán bộ cấp xã của tỉnh Yên Bái.
Qua phân tích, đánh giá ở các chương trên cho thấy nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn về BĐG đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh là cấp thiết và bức bách, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra trong những năm tiếp theo phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế của tỉnh trong trước mắt cũng như lâu dài. Thực tế phân tích thông tin, dữ liệu thứ cấp và kết quả điều tra khảo sát, kết hợp với việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ như tập huấn thí điểm nâng cao năng lực chuyên môn BĐG cho các bộ cấp xã, hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia cho thấy: Giải pháp về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp xã về bình đẳng giới cần được bổ sung do tính chất quan trọng của nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tất cả các lĩnh vực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở và qua thực tế cho thấy hạn chế về công tác này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các
pháp luật, chính sách đã ban hành. Từ những nhận định và nghiên cứu đề tài đã xây dựng đưa ra được 07 nhóm giải pháp nhằm khắc phục, cải thiện tình hình năng lực chuyên môn BĐG của cán bộ cấp xã tương đối phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương trong bối cảnh hiện tại. Các giải pháp trong đề tài đưa ra được gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, được đề nghị áp dụng chung trên phạm vi toàn tỉnh Yên Bái, nhưng trong đó có sự ưu tiên, chọn lọc đối với từng vùng miền. Cụ thể về các nhóm giải pháp như sau:
1. Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về bình đẳng giới.
2. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ BĐG đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác BĐG, từng bước dỡ bỏ những rào cản định kiến giới trong cộng đồng dân cư
4. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ liên ban, ngành và tổ chức đoàn thể tại cấp xã trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan công tác BĐG.
5. Kiện toàn, ổn định và gia tăng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới tại cấp xã
6. Thí điểm xây dựng một số mô hình nâng cao năng lực BĐG đối với cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh phù hợp với đặc thù của địa phương
7. Tăng cường kinh phí hoạt động và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác BĐG ở cấp xã.
Hiện nay, Đảng, Chính phủ cũng như tỉnh Yên Bái đã và đang ban hành, thực hiện các chủ trương, chiến lược về công tác cán bộ, tinh giảm biên chế, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống tổ chức cũng như chuẩn bị thực hiện Đề án cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức thì việc đề xuất về các giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn về bình đẳng giới cho cán bộ cấp xã của tỉnh Yên Bái cần được các cấp, các ngành xem xét thực hiện theo lộ trình đảm bảo phù hợp với đường lối, quan điểm, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là bám sát các Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 5, 6, 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Do điều kiện về thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu hẹp, kinh phí có hạn, nên các giải pháp mà đề tài đưa ra mới chỉ mang tính tổng thể (chủ yếu là xác định mục tiêu, nội dung thực hiện) mà chưa đi vào chi tiết về phương pháp, cách thức thực hiện chi tiết, cụ thể. Để làm được việc này, cần có những đầu tư nghiên cứu sâu hơn, cùng với việc xây dựng các mô hình trình diễn thử nghiệm.
19. Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm thực hiện Pháp luật về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Thanh tra tỉnh Yên Bái.
* Thời gian thực hiện: 2017-2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Cử nhân Đỗ Việt Trung
* Mục tiêu nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực trạng, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 – 2016; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
* Nội dung thực hiện:
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin của người đứng đầu, công chức trong ngành Thanh tra tại 07 Sở, ngành (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng) và của 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái);
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin của Lãnh đạo và nhân dân 18 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (mỗi huyện, thị xã, thành phố chọn chủ đích 2 xã gồm: Phường Yên Ninh, xã Văn Tiến thuộc thành phố Yên Bái; thị trấn Cổ Phúc, xã Minh Quân thuộc huyện Trấn Yên; thị trấn Yên Thế, xã Minh Xuân thuộc huyện Lục Yên; xã Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Linh thuộc huyện Yên Bình; xã Cát Thịnh, thị trấn Nông trường Trần Phú thuộc huyện Văn Chấn; xã Nghĩa An, phường Trung Tâm thuộc thị xã Nghĩa Lộ; xã Hát Lừu, xã Bản Công thuộc huyện Trạm Tấu; xã Đông An, xã Yên Thái thuộc huyện Văn Yên; xã Cao Phạ, xã Nậm Có thuộc huyện Mù Cang Chải).
- Nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích số liệu, xây dựng chuyên đề, viết báo cáo khoa học, tổ chức các hội thảo, hội nghị tại địa điểm: Thanh tra tỉnh Yên Bái.
* Kết quả nhiệm vụ:
- Tiến hành điều tra, khảo sát lấy ý kiến của người dân, ý kiến của cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 674 phiếu, tập trung vào 03 đối tượng là công dân;
cán bộ quản lý; cán bộ, thanh tra viên trực tiếp làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, mặt khác, cũng chỉ ra được công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong thực hiện trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết KNTC của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, không đúng thời hạn quy định, có vụ quá thời hạn giải quyết nhưng không được xem xét gia hạn theo quy định. Trong công tác tiếp công dân, còn có hiện tượng người đứng đầu đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định,... Những bất cập, hạn chế nêu trên cũng có nguyên nhân chủ yếu từ việc chưa thực hiện tốt trách nhiệm về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng các cấp, các ngành trong tỉnh. Vì vậy, trong thời
20. Đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh sán lá gan nhỏ tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: BSCKI. Hà Minh Thư
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trên người tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái năm 2016
- Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ của người dân vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp của công tác điều trị bằng Praziquantel và truyền thông trong phòng chống sán lá gan nhỏ của người dân tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
* Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan
- Xét nghiệm tìm trứng sán lá nhỏ và đánh giá thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại 06 xã vùng hồ Thác Bà
- Điều tra và đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu
-Triển khai các hoạt động can thiệp tại xã can thiệp và so sánh kết quả với xã đối chứng - Đánh giá hiệu quả can thiệp
* Kết quả nhiệm vụ:
Qua 27 tháng tổ chức điều tra nghiên cứu trên 840 đối tượng tại 6 xã vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đã phát hiện được 206 trường hợp dương tính với sán lá gan nhỏ, xác định một số yếu tố liên quan với thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở người dân tại địa điểm nghiên cứu trên.
Sau đó tiến hành các hoạt động can thiệp điều trị bằng thuốc praziquantel và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng và đánh giá hiệu quả của các hoạt động can thiệp cho thấy:
- Tỷ lệ nhiễm SLGN chung của 6 xã trên là 24,52%, trong đó xã Yên Thành có tỷ lệ nhiễm SLGN cao nhất (43,57%).
- Cường độ nhiễm SLGN của 6 xã điều tra chủ yếu ở mức độ trung bình (133 ca chiếm 64,56%).
- Nam giới có tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGN cao hơn nữ giới.
- Độ tuổi từ 16 - 49 có tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm sán cao hơn nhóm tuổi khác.
- Nông dân có tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm sán lá cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác - Loài sán lá gan nhỏ ở vùng hồ Thác Bà là loài Clonorchis sinensis.
- Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh sán lá gan nhỏ ở mức đạt chiếm tỷ lệ trung bình là 15,06%.
- Tỷ lệ người dân có thái độ ở mức đạt chiếm tỷ lệ trung bình là 67,18%.
- Tỷ lệ người dân có thực hành ở mức đạt chiếm tỷ lệ trung bình là 39,64%
- Hiệu quả điều trị SLGN bằng Praziquantel: Tỷ lệ sạch trứng sau điều trị là 96,12% , tỷ lệ giảm trứng là 99%.
- Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe:
+ Tỷ lệ tái nhiễm ở nhóm không can thiệp (35,89%), cao hơn nhóm can thiệp (15 % ).
+ Tỷ lệ hiểu đúng về đường lây nhiễm bệnh sán lá của nhóm can thiệp tăng 44,2%, cao hơn nhóm chứng chỉ tăng 4,3%.
+ Tỷ lệ hiểu đúng về tác hại bệnh sán lá ở nhóm can thiệp tăng 37,0%, cao hơn nhóm chứng chỉ tăng 1,2%.
+ Tỷ lệ hiểu đúng về phòng chống bệnh sán lá ở nhóm can thiệp tăng 39,6%, cao hơn nhóm chứng chỉ tăng 3,0%.
+ Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá ở nhóm can thiệp giảm 75,8%, giảm hơn nhóm chứng chỉ giảm 3,4%.
+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng phân người tươi để canh tác và nuôi cá ở nhóm can thiệp giảm 11,5%, giảm hơn nhóm chứng (chỉ giảm 1,5%).
+ Tỷ lệ hộ dân xử lý phân người trước khi sử dụng ở nhóm can thiệp tăng 23,4%, cao hơn nhóm chứng chỉ tăng 4,8%.
- Tỷ lệ tái nhiễm SLGN sau hai năm là 29,12%. Tỷ lệ người đã điều trị khỏi tiếp tục ăn gỏi cá, cá chưa chín trong hai năm là 40,56%, số lần ăn trung bình của một người trong 2 năm là 2,7 lần.
Thông qua kết quả phân tích đánh giá được thực trạng hiểu biết, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống bệnh sán lá trên người và các yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh giúp cho Trung tâm y tế 02 huyện Lục Yên và Yên Bình nắm bắt được thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ của nhân dân, kiến thức và thực hành của nhân dân về phòng bệnh sán lá gan nhỏ để có các biện pháp truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tổ chức phát hiện và điều trị cho người bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan nhỏ, nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong việc phòng chống dịch bệnh nói chung.
21. Đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái giai đoạn 1946 - 2016
* Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái giai đoạn 1946 - 2016
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái
* Thời gian thực hiện: 2017 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Cử nhân Triệu Tiến Thịnh – Phó CTTT Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Sưu tầm, thu thập tư liệu, tài liệu, nghiên cứu tái hiện hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái giai đoạn 1946 – 2016.
- Biên soạn cuốn sơ thảo: Lịch sử HĐND tỉnh Yên Bái giai đoạn 1946 – 2016.
* Nội dung thực hiện:
- Tổ chức sưu tầm tư liệu.
+ Nghiên cứu, sưu tầm các nguồn tài liệu, tư liệu thành văn: Tiến hành sưu tầm, thu thập tư liệu từ nguồn của các tổ chức, cơ quan khoa học và chuyên môn ở Trung ương, các tỉnh bạn, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và gia đình các nhân chứng.
+ Nghiên cứu, sưu tầm từ nguồn tư liệu sống (nhân chứng): Thu thập thông tin qua lời ghi, lời kể phải đảm bảo tính logic, tính lịch sử, khoa học, phù hợp với tiến trình lịch sử chung của tỉnh và quá trình công tác của các nhân chứng.
+ Nghiên cứu, sưu tầm các nguồn tài liệu, tư liệu hình ảnh (ảnh): Tiến hành sưu tầm, thu thập ảnh từ nguồn của các tổ chức, cơ quan khoa học và chuyên môn ở Trung ương; từ các cơ quan chuyên môn ở tỉnh bạn có liên quan; từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cùng các nguồn từ lưu trữ cá nhân.
- Xử lý, hiệu chỉnh, sắp xếp tư liệu, tài liệu: Từ những tư liệu, tài liệu sưu tầm được từ các nguồn khác nhau (cá nhân, tổ chức) bước đầu cần được tuyển chọn thành hệ thống đảm bảo chân thực, có giá trị lịch sử; khoa học; sắp xếp theo thứ tự thời gian của từng giai đoạn cho phù hợp.
- Xây dựng, biên soạn sơ thảo cuốn: Lịch sử Hội đồng nhân dân tỉnh Yên 2. Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa.
- Tổ chức 03 cuộc Hội thảo khoa học: Lấy ý kiến phản biện của các nhân chứng, các đồng chí lãnh đạo, những chuyên gia am hiểu về lịch sử địa phương để xác minh, bổ sung, hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh qua các thời kỳ lịch sử, hoàn thiện sản phẩm của đề tài trước khi nghiệm thu cấp tỉnh.
- Xây dựng báo cáo khoa học: Báo cáo khoa học đầy đủ, trung thực tiến trình thực hiện đề tài theo Thuyết minh và các quy định chung của Báo cáo khoa học.
* Kết quả nhiệm vụ:
Qua 16 tháng triển khai thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu tại huyện 9/9 huyện thị, thành phố trong tỉnh; tại một số các đơn vị hữu quan của tỉnh như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ, kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy, kho lưu trữ Văn phòng HĐND tỉnh, Trung tâm lưu trữ tỉnh và các tỉnh có liên quan như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang; tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III tại Hà Nội.