NHIỆM VỤ CHUYỂN TIẾP ĐANG TRIỂN KHAI NĂM 2019

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu chọn lọc, bình tuyển và nhân giống cây Mắc coọc (cây Lê bản địa) bằng phương pháp vô tính tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 44 - 71)

1. Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng của một số giống bơ trong nước và nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng

* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018

* Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS Lê Tất Khương

* Mục tiêu nhiệm vụ

- Xây dựng 0,5 ha thử nghiệm các giống bơ;

- Xây dựng 1,5 ha trồng thâm canh cây bơ;

- Xây dựng bản hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây bơ phù hợp với điều kiện huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;

- Chuyển giao, tập huấn cho 60 lượt cán bộ và người dân tham gia về kỹ thuật trồng, thâm canh cây bơ.

* Nội dung thực hiện

- Khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hộ tham gia xây dựng mô hình;

- Thuê phân tích các chỉ tiêu hóa tính đất;

- Đánh giá tính thích ứng của một số dòng, giống bơ triển vọng tại huyện Văn Chấn. Xây dựng vườn thử nghiệm. Quy mô: 0,5 ha, mật độ 280 cây/ha. Số lượng: 20 cây/giống;

- Trồng thâm canh. Quy mô: 1,5 ha. Mật độ: 280 cây/ha. Cơ cấu giống bơ: Dòng MC 17;

MC 01, giống Booth 7;

* Sản phẩm dự kiến

- Báo cáo đánh giá tính thích ứng và khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống bơ triển vọng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Nghiên cứu tính thích ứng của một số giống bơ trong nước và nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.

2. Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu sắn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

* Thời gian thực hiện: 2016 - 2019

* Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

* Mục tiêu nhiệm vụ

- Mục tiêu chung: Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất, chất lượng và một số biện pháp canh tác phù hợp đối với giống sắn mới nhằm bổ sung vào cơ cấu giống sắn cao sản, góp phần phát triển bền vững vùng nguyên liệu sắn của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Mục tiêu cụ thể: Tuyển chọn từ 01 đến 02 giống sắn mới: Có năng suất củ tươi cao hơn giống sắn KM94 từ 10% trở lên; Hoặc có năng suất tương đương giống sắn KM94 nhưng có hàm lượng tinh bột cao hơn 1-2%; Xác định thời vụ, mật độ, phân bón phù hợp cho giống sắn mới được lựa chọn; Tập huấn kỹ thuật trồng giống sắn mới cho 30 hộ dân tại vùng trồng sắn huyện Văn Yên; Áp dụng kết quả nghiên cứu xây dựng 01 ha mô hình canh tác giống sắn mới

* Nội dung thực hiện

- Nội dung 1: Tuyển chọn giống sắn mới có năng suất và chất lượng cao tại huyện Văn Yên

+ Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng của một số giống sắn mới tại Văn Yên. Quy mô 6 giống (BKA 900, DT 4, HL 2004-28, KM 140, Rayong 9 (Sa06)) và giống sắn KM 94), diện tích: 720 m2, thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2016 – 1/2017, Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống sắn mới được lựa chọn tại huyện Văn Yên.

+ Thí nghiệm 2: Nghiêu cứu thời vụ trồng cho giống sắn mới được lựa chọn tại huyện Văn Yên. Quy mô 5 công thức, Diện tích: 600 m2, thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2017 – 1/2018, Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Thí nghiệm 3: Nghiêu cứu mật độ trồng cho giống sắn mới được lựa chọn tại huyện Văn Yên. Quy mô 5 công thức, Diện tích: 600 m2, thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2017 – 1/2018, Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Thí nghiệm 4: Nghiêu cứu liều lượng phân bón cho giống sắn mới được lựa chọn tại huyện Văn Yên. Quy mô 6 công thức, Diện tích: 720 m2, thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2017 – 1/2018, Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống sắn mới được lựa chọn tại huyện Văn Yên. Quy mô 1,0 ha, thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2018 – 1/2019, Địa điểm: Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Nội dung 4: Hội nghị, hội thảo tập huấn chuyển giao

* Sản phẩm dự kiến:

Bổ sung 1-2 giống sắn mới giới thiệu cho sản xuất, Sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất củ tươi cao hơn giống sắn KM 94 khoảng 10%, hoặc có hàm lượng tinh bột cao hơn 1-2%;

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác: thời vụ, mật độ, phân bón cho giống sắn mới, phù hợp với điều kiện khí hậu-đất đai của huyện Văn Yên; 01 ha mô hình trồng giống sắn mới, đạt năng suất hoặc

3. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới Miền núi phía Bắc Việt Nam - Trường đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.

* Thời gian thực hiện: 2016-2019

* Chủ nhiệm đề tài: Hà Duy Trường

* Mục tiêu: Đánh giá khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, bón phân qua lá đến sinh trưởng, phát triển đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Xây dựng 2 ha mô hình trồng giống bưởi đỏ Tân Lạc phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về trồng và chăm sóc bưởi đỏ Tân Lạc phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với bưởi đỏ Tân Lạc cho 60 lượt nông dân.

* Nội dung:

- Nội dung 1: Điều tra chọn điểm, chọn hộ tham gia đề tài nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc.

- Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, số cây trong theo dõi thí nghiệm 60 cây (không kể số cây ở khu vực bảo vệ).

Thí nghiệm được bố trí tại hộ nông dân được lựa chọn từ nội dung 1. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả gồm 2 công thức: Công thức 1: Giống bưởi Đại Minh ghép mắt trên gốc chấp (đối chứng). Công thức 2: Giống bưởi đỏ Tân Lạc ghép mắt trên gốc chấp.

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và biện pháp cắt tỉa đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Thí nghiệm gồm 3 công thức bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 5 cây, số cây trong theo dõi thí nghiệm 45 cây (không kể số cây ở khu vực bảo vệ). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả. Công thức 1: Không bón phân + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc. Công thức 2: Phân bón lá đầu trâu 902 + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc. Công thức 3:

Phân bón lá Komic + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc.

- Nội dung 3. Xây dựng mô hình bưởi đỏ Tân Lạc có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với trình độ canh tác tại địa phương với qui mô 2 ha.

- Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.

* Sản phẩm dự kiến:

- Giống bưởi đỏ Tân Lạc sinh trưởng khỏe, có khả năng thích nghi tốt tại địa bàn nghiên cứu, có năng suất và chất lượng tương đương với sản phẩm đã công bố, cụ thể như sau: Diện tích 2,0 ha; P quả: : 800 -1300g, độ Brix >= 7 %, NS năm thứ 3: 3 - 5 quả/cây/năm.

- Báo cáo điều tra khảo sát chọn hộ thực hiện các nghiên cứu đối với giống bưởi đỏ Tân Lạc.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái: Xác định được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc giống bưởi đỏ Tân Lạc phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Yên Bình, Yên Bái.

4. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống Quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

* Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới Miền núi phía Bắc Việt Nam - Trường đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

* Thời gian thực hiện: 2016-2019

* Chủ nhiệm đề tài: Trần Minh Quân

* Mục tiêu: Đánh giá khả năng thích ứng của giống quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, bón phân qua lá đến sinh trưởng, phát triển đối với giống quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái;

Xây dựng 2 ha mô hình trồng giống quýt đường không hạt phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về trồng và chăm sóc giống quýt đường không hạt phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với giống quýt đường không hạt cho 60 lượt nông dân.

* Nội dung:

- Nội dung 1: Điều tra lựa chọn điểm thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng thích ứng của giống quýt đường không hạt.

+ Thu thập thông tin về tình hình phát triển trồng cây ăn quả có múi của hộ, trong đó đặc biệt là cây cam, quýt thông qua tài liệu của Chi cục Thống kê huyện Lục Yên và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên. Các nội dung chính cần thu thập bao gồm:

+ Lao động, đất đai, tư liệu sản xuất của hộ;

+ Về tình hình phát triển trồng cây ăn quả có múi của hộ, trong đó đặc biệt là cây cam, quýt đã chi phí đầu tư chăm sóc ra sao và kết quả thu nhập của hộ từ cây cam, quýt và từ các nguồn khác;

+ Tình hình chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của hộ trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới của hộ;

+ Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cam, quýt và kiến nghị của hộ với các cấp chính quyền về phát triển cây cam, quýt trong giai đoạn tới;

- Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng thích ứng của giống quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, số cây trong theo dõi thí nghiệm 60 (không kể số cây ở khu

nghiệm 45 cây (không kể số cây ở khu vực bảo vệ). Bố trí thí nghiệm theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả. Công thức 1: Không sử dụng phân bón lá + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc. Công thức 2: Phân bón lá đầu trâu 902 + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc. Công thức 3:

Phân bón lá đầu trâu 902+ Gibberrellin 50ppm + cắt tỉa thường xuyên theo các đợt lộc.

- Nội dung 3. Xây dựng mô hình trồng giống quýt đường không hạt tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên: Đối tượng: Giống quýt đường không hạt; Qui mô thí nghiệm: 2 ha (diện tích các hộ được chọn). Biện pháp kỹ thuật áp dụng: Áp dụng theo qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giống quýt đường không hạt của Trung tâm giống cây trồng tỉnh Đồng Nai (Phụ lục 4)

- Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ hợp đối với giống quýt đường không hạt tại LụcYên, tỉnh Yên Bái, nhằm giúp cho các hộ dân trong vùng nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với giống quýt đường không hạt. Nội dung: Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với giống quýt đường không hạt tại LụcYên, tỉnh Yên Bái.

* Sản phẩm dự kiến:

- Giống quýt đường không hạt sinh trưởng khỏe, có khả năng thích nghi tốt tại địa bàn nghiên cứu, có năng suất và chất lượng tương đương với sản phẩm đã công bố. Diện tích: 2,0 ha.

Chất lượng: P quả: 100 - 120g, độ Brix ± 8%, nước: (40 - 42%), số hạt/quả <5. Năng suất năm thứ 3: 3 - 5 kg/cây/năm.

- Báo cáo điều tra khảo sát chọn hộ thực hiện các nghiên cứu đối với giống quýt đường không hạt

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, giống quýt đường không hạt

- Báo cáo kết quả nghiên cứu: Kỹ thuật sử dụng phân bón qua lá kết hợp cắt tỉa cành đối với giống quýt đường không hạt

- Hướng dẫn kỹ thuật về trồng và chăm sóc giống quýt đường không hạt phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Báo cáo khoa học đánh giá kết quả thực hiện dự án: Đảm bảo tính khoa học, chính xác.

5. Đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng của giống mận Úc (DowWorth) tại 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Đỗ Sỹ An, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

* Thời gian thực hiện: năm 2016 - 2019

* Mục tiêu nhiệm vụ:

- Đánh giá khả năng thích ứng của giống Mận Úc (DowWorth) tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.

- Xây dựng 2 mô hình trồng cây giống mận Úc (DowWorth) quy mô 1ha/mô hình, năng suất năm thứ 3 đạt ≥1 tấn quả tươi/ha, có tiềm năng phát triển, bổ sung cho địa phương cây trồng mới có giá trị kinh tế.

- Xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: trồng, chăm sóc, đốn tỉa cành đối với giống Mận Úc (DowWorth) tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận Úc (DowWorth) tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho 60 hộ nông dân trong vùng triển khai thực hiện đề tài

* Nội dung thực hiện:

- Khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Đánh giá khả năng thích ứng của giống mận Úc (DowWorth) và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho giống mận Úc giai đoạn kiến thiết cơ bản.

- Xây dựng mô hình sản xuất - Tập huấn chuyển giao công nghệ

- Tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài

* Sản phẩm dự kiến

- Báo cáo điều tra, tổng hợp, đánh giá tiềm năng và xác định tiểu vùng có khả năng trồng và phát triển cây mận Úc

- Hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống mận Úc cho hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu - Mô hình thử nghiệm sản xuất cây mận Úc

- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài

6. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống từ cây đầu dòng và phát triển giống bưởi Đại Minh, quýt Sen tại tỉnh Yên Bái

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái

* Thời gian thực hiện: 2016 - 2019

* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Đào Thị Như Anh

* Mục tiêu nhiệm vụ

- Sử dụng mắt ghép từ cây đầu dòng sạch bệnh S1; S0 để nhân giống cây giống Bưởi Đại Minh và cây giống Quýt Sen đảm bảo được 75% cây đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất vườn.

- Sử dụng cây giống đã nhân giống để phát triển 03 ha mô hình Bưởi Đại Minh và 01 ha mô hình Quýt Sen tại huyện Lục Yên, Văn Chấn, Thành phố Yên Bái.

- Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho 90 học viên tham gia về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi.

* Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị vườn ươm cây ghép Bưởi Đại Minh, Quýt Sen, quy mô 300 m2.

- Chuẩn bị cây gốc ghép: Nhập 3.500 cây gốc ghép được gieo từ hạt Bưởi chua trong túi bầu polyme từ các hộ dân hoặc các đơn vị gieo ươm.

- Khai thác cành ghép và tiến hành ghép: Tại vườn đầu dòng cây S1; S0 giống bưởi Đại Minh và Quýt Sen được trồng cách ly trong nhà lưới tại Trại Thực nghiệm thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, địa chỉ: Thôn Hồng Bàng, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bái.

+ Số lượng cây ghép: Tiến hành ghép 2.000 cây Bưởi Đại Minh, 1.500 cây Quýt Sen.

+ Thời vụ ghép: Tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2016.

- Chăm sóc cây Bưởi đại minh và Quýt sen sau khi ghép. thời gian: Tháng 12/2016 đến tháng 3/2017.

- Triển khai trồng Bưởi Đại Minh, Quýt Sen từ cây giống của đơn vị chủ trì đã nhân bằng phương pháp ghép mắt.

Triển khai trồng Bưởi Đại Minh, Quýt Sen từ cây giống của đơn vị chủ trì đã nhân bằng phương pháp ghép mắt. Thời gian: Tháng 1 – 3/2017; Quy mô: Đối với giống Bưởi Đại Minh:

Trồng 03 ha. Đối với giống Quýt Sen: Trồng 01 ha.

- Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc Bưởi Đại Minh, Quýt Sen cho 90 hộ dân.

* Sản phẩm dự kiến

- Cây giống Bưởi Đại Minh, Quýt Sen: Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn đạt 75% (tương đương số lượng là 2.363 cây). Tiêu chuẩn cây giống quýt, bưởi: Chiều cao cây từ mặt bầu là 50 – 60 cm; Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn dài nhất từ 30 – 40 cm; Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10 cm là 0,6 – 0,8 cm; Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2 cm là 0,5 – 0,6 cm; Số cành cấp 1 là 2 – 3 cành.

- Tổ chức được 03 lớp tập huấn kỹ thuật cho 90 người dân, qua đó người dân sẽ nắm bắt được quy trình kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

- Mô hình phát triển giống Bưởi Đại Minh và Quýt Sen bằng cây giống nhân từ cây đầu dòng quy mô 03 ha giống bưởi Đại Minh và 01 ha quýt sen.

- Báo cáo khoa học kết quả thực hiện, số liệu trung thực, khách quan, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy.

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu chọn lọc, bình tuyển và nhân giống cây Mắc coọc (cây Lê bản địa) bằng phương pháp vô tính tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. (Trang 44 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w