CHƯƠNG 2: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG
2.7 Quy trình khai thác phương tiện vận tải thủy
2.7.1 Quy trình khai thác
27 Quyết toán sản lượng
Tổng hợp sản lượng
Điều hành vận tải 0
3
STEP0 4
STEP
STEP 2
Hình 2.13 Quy trình khai thác phương tiện vận chuyển
Bước 1: Tiếp nhận kế hoạch vận chuyển từ bộ phận kinh doanh; kiểm tra tình hình cầu bến tại các cảng; kiểm tra phương tiện sà lan đáp ứng yêu cầu vận chuyển; lên phương án vận chuyển; phản hồi thông tin phương án tới các bộ phận liên quan.
Bước 2: Thông tin kế hoạch vận chuyển tới các bộ phận liên quan; triển khai các thủ tục cảng vụ, nộp phí/lệ phí tại cảng;giám sát quá trình làm hàng và hải hành của sà lan;
xử lý các phát sinh nếu có.
Bước 3: Tổng hợp sản lượng sau khi hoàn thành vận chuyển; báo cáo Lãnh đạo và thông tin cho bộ phận liên quan; tập hợp chứng từ chuyển sang bộ phận kinh doanh.
Bước 4 : Bộ phận kinh doanh đối soát sản lượng với khách hàng; phát hành hóa đơn, hoàn thiện thủ tục thanh toán gửi khách hàng; đối soát chi phí với các đơn vị vệ tinh (vendor); tổng kết doanh thu – chi phí chuyển về P.KTTC thanh quyết toán.
Xây dựng phương án vận chuyển căn cứ kế hoạch của STE0
Hình 2.14 Một số hình ảnh thực tế về khai thác.
2.7.2 Bảng so sánh điểm mạnh của vận chuyển bằng đường thủy so với vận chuyển đường bộ.
Điểm so sánh Vận chuyển bằng sà lan Vận chuyển đường bộ
Chi phí Thường thấp hơn, đặc biệt đối với hàng hóa cồng kềnh, nặng
Có thể cao hơn, đặc biệt đối với quãng đường dài và hàng hóa quá khổ, quá tải
Khả năng chuyên chở
Thích hợp cho hàng hóa cồng kềnh, nặng, số lượng lớn
Thích hợp cho hàng hóa có khối lượng nhỏ đến trung bình, giao hàng nhanh
Tác động đến môi
trường Thấp hơn, ít gây ô nhiễm
không khí và tiếng ồn
Cao hơn, gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và kẹt xe
An toàn Tương đối an toàn, ít xảy ra tai nạn nghiêm trọng
Có thể xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Tốc độ
Tùy thuộc vào tuyến đường và điều kiện thời tiết, thường chậm hơn đường bộ
Nhanh hơn, linh hoạt hơn trong việc giao hàng
Linh hoạt
Ít linh hoạt hơn, phụ thuộc vào hệ thống sông, kênh
Linh hoạt hơn, có thể giao hàng đến nhiều địa điểm khác nhau
Hạ tầng Phụ thuộc vào hệ thống
sông, kênh, bến cảng Phụ thuộc vào hệ thống đường bộ, cầu cống Bảng 2.4 Bảng so sánh vận chuyển đường thủy và đường bộ 2.7.3 Thuận lợi
Vị trí chiến lược : Công ty vận tải thủy Tân Cảng nằm trong hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, với mạng lưới cảng và kho bãi rộng khắp cả nước. Vị trí này cho phép công ty tiếp cận dễ dàng các tuyến đường thủy quan trọng và các khu vực kinh tế trọng điểm, giúp tối ưu hóa hoạt động vận tải và kết nối logistics.
Sự hỗ trợ từ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: Là một phần của Tân Cảng Sài Gòn, công ty vận tải thủy Tân Cảng được hỗ trợ mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng,
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics tích hợp và mở rộng thị phần.
Tăng trưởng ngành logistics : Ngành logistics và vận tải tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự gia tăng của thương mại quốc tế và nhu cầu nội địa. Điều này mang lại cơ hội lớn cho công ty trong việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa dịch vụ vận tải thủy.
Đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng: Công ty đã chú trọng đầu tư vào công nghệ hiện đại và cơ sở hạ tầng, bao gồm đội tàu mới, hệ thống cảng nội địa, và kho bãi. Việc này không chỉ giúp nâng cao năng lực vận tải mà còn cải thiện chất lượng dịch vụ và hiệu quả vận hành.
Ngay từ đầu năm 2020, Công ty CP Vận tải thủy Tân cảng đã tập trung thực hiện các khâu đột phá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, điều hành sản xuất. Trong đó, Công ty chú trọng phát triển các tuyến dịch vụ mới tại miền Bắc và tuyến vận tải liên vận quốc tế Việt Nam – Cam-pu-chia; mở rộng hoạt động tại các tỉnh Đông Nam Bộ, khai thác hiệu quả các cơ sở cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ vậy, Công ty luôn duy trì thị phần dẫn đầu ngành vận tải container đường thủy nội địa trong nước, giữ vững uy tín, thương hiệu
“Vận tải thủy Tân cảng” trên thị trường logistics Việt Nam.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích phát triển vận tải thủy nội địa như một phần trong chiến lược phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải. Các chính sách hỗ trợ và đầu tư vào hạ tầng giao thông thủy nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng hoạt động.
Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao : Công ty có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực vận tải thủy và logistics. Điều này đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Uy tín và thương hiệu : Với nhiều năm hoạt động trong ngành, công ty vận tải thủy Tân Cảng đã xây dựng được uy tín và thương hiệu mạnh mẽ trên thị
trường. Điều này giúp công ty duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác, từ đó mở rộng và phát triển kinh doanh.
Những thuận lợi này đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của Công ty cổ phần vận tải thủy Tân Cảng trong bối cảnh thị trường logistics ngày càng cạnh tranh.
2.7.3 Khó khăn, thách thức
Tỷ trọng hàng hóa qua đường bộ vẫn chiếm ưu thế do thói quen sử dụng dịch vụ
(Vận tải bộ 79,62% - Vận tải thủy 16,31% - trong đó hàng container chiểm chưa tới 10%)
Không có cầu bến riêng dành cho sà lan tác nghiệp làm hàng.
Mưa bão nước lũ dâng cao, tốc độ dòng chảy mạnh.
Sương mù mùa đông hạn chế tầm nhìn.
Thiếu hụt lao động có kỹ năng
Ứng dụng công nghệ chưa đạt hiệu quả cao.
Ảnh hưởng của dịch COVID-19: Cũng như các doanh nghiệp khác công ty chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu vận chuyển trong một số giai đoạn.
Sự cạnh tranh trong ngành vận tải thủy ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ các công ty khác cũng như từ các phương thức vận tải khác (đường bộ, đường sắt). Công ty phải liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để duy trì thị phần.