CHƯƠNG 2 PHONG TRÀO ĐềI QUYỀN BẦU CỬ CỦA PHỤ NỮ MỸ
2.2. Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ trong những năm Nội chiến đến hết thế kỉ XIX
2.2.1. Nội chiến 1861 - 1865 và những hệ quả của nó.
2.2.1.1. Phong trào phụ nữ trong những năm Nội chiến (1961 – 1965)
Khi nội chiến Mĩ nổ ra, những người lãnh đạo của phong trào phụ nữ đứng trước hai con đường lựa chọn: liệu họ cú nờn chuyển mọi nỗ lực sang ủng
hộ cuộc chiến tranh hay vẫn tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Đến giữa thế kỉ XIX, vấn đề nô lệ đã trở thành trung tâm của cả dân tộc Hoa Kỡ, xoỏ bỏ chế độ nô lệ đã trở thành yêu cầu sống còn để gạt bỏ cản trở lớn nhất trên con đường phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như tiến bộ xã hội. Chính vì vậy, các nhà hoạt động vì quyền bầu cử cho phụ nữ đã lựa chọn con đường thứ hai với quan điểm rằng: nếu những người phụ nữ hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân của mỡnh, thỡ chính quyền Liên bang không có lí do gì để từ chối những người công dân tích cực như vậy mà không đem đến cho họ quyền bầu cử hợp pháp. Elizabeth Cady Stanton và Susan B. Anthony đã lập ra tổ chức tạm dịch là “Liên đoàn trung nghĩa quốc gia của những người phụ nữ” (The National Women’s Loyal League – NWLL) để ủng hộ cho sự phê chuẩn của một điều khoản Hiến pháp liên bang sửa đổi xoá bỏ chế độ nô lệ.
Bỏ qua điểm nhìn từ phe này hay phe kia trong Nội chiến, phụ nữ trên mọi miền của nước Mĩ đã làm tròn nhiệm vụ của mình. Nhiều phụ nữ trở thành người chủ gia đình khi chồng, con trai hay cha họ ra chiến trận. Một số phụ nữ trông nom trang trại gia đình hay gia nhập đội ngũ lao động. Nhiều người đã tham gia vào các đội tình nguyện may đồng phục và tiếp tế cho binh lính, tham gia vào “Uỷ ban bảo vệ sức khoẻ Hoa Kỡ” (The U.S Sannitary Commision) ra sức phòng bệnh cho binh lính bằng cách tuyên truyền vệ sinh, sức khoẻ, cải thiện bữa ăn cung cấp thuốc và chăm sóc cho những người bị thương trong điều kiện hết sức khó khăn. Các nhân viên của Uỷ ban cũng tổ chức các sự kiện gây quỹ cứu trợ cho những người lính trong doanh trại hay bệnh viện. Những phụ nữ như Mary Livermore (1820- 1905) đã tổ chức ra các “Hội chợ bảo vệ sức khoẻ” (Sanitari fairs) khá lớn, đã thu hút được hàng triệu đô la tiền quỹ cứu trợ.
Các hội chợ liên tục được tổ chức ở các thành phố miền Bắc như Chicagụ, New York, Concinnati. Nhiều người phụ nữ khác lại làm việc cho các hoạt động cứu trợ xã hội đối với những người lính ở địa phương, hay một cách độc lập như y tá Clara Barton (1821 – 1912) - người đã cung cấp sự giúp đỡ cần thiết cho những người lính trong suốt cuộc chiến tranh và sau đó là sáng lập ra “Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ”.
Suốt cuộc Nội chiến, phụ nữ cũng ra sức hoạt động ủng hộ cho phong trào bãi nụ. Các nhà hoạt động nữ tin rằng, tự do cho những người nô lệ sẽ dẫn đến kết quả là quyền bầu cử cho người Mĩ da đen.Và sau đó, phụ nữ cũng sẽ có được quyền đó, đặc biệt với những đóng góp của họ cho xã hội trong suốt cuộc chiến. Họ đã góp phần làm thay đổi quan điểm của một bộ phận công chúng trước đây, từng tuyên bố rằng phụ nữ không có đủ năng lực và trí tuệ để có quyền bầu cử thông qua những đóng góp ấn tượng trong thời gian Nội chiến.
2.2.1.2. Hệ quả của Nội chiến đối với phong trào đòi quyền bầu cử
Tháng 4 - 1965, Nội chiến Mĩ chấm dứt sau 5 năm với thắng lợi của phe liên bang đó đánh dấu sự sụp đổ của chế độ nô lệ. Sửa đổi lần thứ mười ba Hiến pháp Hoa Kì được phê chuẩn (ngày 6.12.1865) trả tự do cho hàng triệu nô lệ trên toàn liên bang. Tiếp đó, sửa đổi lần thứ mười bốn (phê chuẩn ngày 9.7.1868) và mười lăm (3.2.1870) Hiến pháp liên bang đã công nhận các quyền pháp lí cho các công dân nam da đen, trong đó có quyền bầu cử. Điều khoản sửa đổi hiến pháp lần thứ mười bốn không những không công nhận quyền bầu cử cho phụ nữ mà đặc biệt còn phủ nhận họ bằng những lời lẽ nhấn mạnh
“...quyền bầu cử của nam công dân từ tuổi 21 và là công dân Hoa Kỡ...”
Để bảo đảm cho sự thông qua của những điều khoản này, nhiều tổ chức chống chế độ nô lệ trước đây đoàn kết chặt chẽ và ghi nhận sự ủng hộ của các nhà hoạt động vì nữ quyền đã chủ động cách li những người phụ nữ ra khỏi lực lượng của mình, thậm chí còn công khai phản đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiếng nói của phong trào phụ nữ với lập luận: “Đõy là giờ phút của những người da đen”[20]. Chẳng hạn, trong một phiên họp của cơ quan lập pháp New York ngày 4.6.1867, chủ tịch Uỷ ban bầu cử Horace Greelay - một nhà hoạt động từng ủng hộ mạnh mẽ cho phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ suốt 20 năm trở về trước, đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật về quyền bầu cử cho nam giới da đen có tài sản nhưng lại phủ nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Đến ngày 3.2.1870, khi Tu chớnh ỏn lần thứ 15 được thông qua, với Khoản I nêu rõ:“Quyền bầu cử của các công dân Hoa Kì sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế dựa vào lí do chủng tộc, màu da hay tình trạng nô lệ trước
đõy”[5;1015], rõ ràng đã hoàn toàn phủ nhận quyền bầu cử của phụ nữ toàn bang một cách rõ ràng khi không hề đưa từ “Sexual” (giới tính) vào điều khoản.
Sự thất bại trên đây của phong trào phụ nữ vì nỗ lực bầu cử những năm sau Nội chiến đã dẫn tới sự phõn hoỏ lớn trong phong trào. Sự phõn hoỏ đầu tiên là giữa phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ với phong trào chống phân biệt chủng tộc (giai đoạn mới của phong trào bói nụ) trong thời kì tiếp theo. Cụ thể là, nhiều nhà hoạt động gần như đã hoàn toàn tách khỏi vấn đề giải phóng nô lệ, chỉ tập trung đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ Mĩ da trắng với quan điểm: nếu phụ nữ da trắng có được quyền bỏ phiếu thì những phiếu bầu của họ sẽ góp phần giảm thiểu sức mạnh chính trị do các cử tri gốc Phi tạo nên.
Sự phõn hoỏ thứ hai, quan trọng hơn, chính là sự phõn hoỏ trong nội bộ phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chính sự phõn hoỏ này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của những tổ chức chuyên biệt đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ, ít nhất là chia làm ba hướng: của những phụ nữ da màu, của những nhà hoạt động theo quan điểm cấp tiến hơn (đại biểu là Stanton và B.
Anthony), của những nhà hoạt động trung dung, ôn hoà hơn. (Lucy Stone).
Mặt khác, sự thất bại đú đó cú những tác động lớn tới nhận thức của các nhà hoạt động nữ trong phương thức đấu tranh của mình: Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi quan điểm của quần chúng mà còn phải tạo được áp lực lên cơ quan lập pháp bang để đạt quyền bầu cử hợp pháp trên cả nước thông qua một điều khoản Hiến pháp Liên bang sửa đổi được phê chuẩn hoặc ít ra là sự thiết lập những điều luật này trong luật pháp bang.
2.2.2. Sự ra đời và hoạt động độc lập của những tổ chức đầu tiên trong phong trào
2.2.2.1. Các tổ chức đầu tiên được thành lập
Như đã phân tích, sự phê chuẩn của điều khoản sủa đổi thứ 14 và 15 hiến pháp đã dẫn tới bất đông sâu sắc giữa các nhà hoạt động nữ quyền. Một số nhà cải cách cấp tiến hơn, như Elizabeth Cady Stanton và B. Anthony, đã phản đối mạnh mẽ các điều khoản sửa đổi. “Thành kiến chống lại những người da màu,
chúng tôi nghe quá nhiều rồi, nhưng vẫn không mạnh hơn sự phân biệt giới tớnh”[20]. Bởi họ quan niệm rằng, phụ nữ và người da đen phải đồng thời được công nhận quyền bầu cử. Các nhà hoạt động khác, tiêu biểu là Lucy Stone, vui mừng vì những gì các công dân da đen đã đạt được và tiếp tục vận động để quyền bỏ phiếu cho phụ nữ trở thành hiện thực.
Staton và Anthony đã lập ra Hiệp hội quốc gia vì quyền bầu cử cho phụ nữ (NWSA: the National Woman Suffrage Association) vào năm 1869, tổ chức này gần như chỉ chấp nhận phụ nữ da trắng tham gia. Lucy Stone lập ra Hiệp hội vì quyền bầu cử cho phụ nữ Mĩ (1870) (AWSA: the American Woman Suffrage Association). Đây là một tổ chức rộng rãi hơn chấp nhận cả nam giới và người Mĩ da đen. Phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ trên thực tế đã bị chi rẽ. Cả hai tổ chức đều có mục tiêu thống nhất là giành quyền bầu cử hợp pháp cho phụ nữ thông qua sự thay đổi luật pháp. Song hai bên lại bất đồng về phương pháp tối ưu để đạt được mục tiêu chung ấy.
2.2.2.2. Hiệp hội quốc gia vì quyền bầu cử cho phụ nữ (NWSA)
Tổ chức NWSA tập trung cho mục tiêu đạt được sự phê chuẩn trong Hiến Pháp liên bang Hoa Kì sửa đổi (hay một Tu chớnh án) công nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. Điều kiện thành công không hề nhanh chóng và đơn giản.
Bởi lẽ, một điều khoản sửa đổi chỉ có thể được cả hai viện của quốc hội thông qua với 2/3 số phiếu tán thành. Và sau đó lại phải được chấp thuận hoặc phê chuẩn bởi 3/4 số cơ quan lập pháp ở các bang (ít nhất là 36 trên tổng số 48 bang lúc bấy giờ). Tuy nhiên, sau khi đã được phê chuẩn thỡ nó trở thành luật pháp Liờn bang, được thi hành rộng rãi và bắt buộc trên toàn lãnh thổ Hoa Kì dù bang đú cú bỏ phiếu công nhận hay không, cho nên kết quả đạt được có ý nghĩa đặc biệt to lớn và mang tính chất vĩnh viễn khi nó đó trở thành một bộ phận “bộ luật nhà nước tối cao”
NWSA đã xuất bản tờ tuần báo “Cỏch mạng” (The Revolutions), thường xuyên đăng tải những bài viết nhằm tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng tiếng nói của tổ chức. Bên cạnh đó, thông qua những hội nghị thường niên và những sự kiện lớn của đất nước như: ngày Quốc khánh, lễ Nụel và
tham gia các cuộc vận động cải cách khác để diễn thuyết, tuyên truyền hay tham dự bằng cách này hay cách khác trong các chiến dịch vận động bầu cử, các cuộc bầu cử để gây tiếng vang hoặc tác động tới toà án.
Năm 1872, Susan B. Anthony cùng 12 nhà hoạt động khỏc đó tới cuộc bầu cử ở Rochester, New York, thuyết phục được thanh tra viên cuộc bầu cử cho phép họ bỏ phiếu. Sau đó, các nhà hoạt động nữ cũng những thanh tra trờn đó bị bắt và xét xử bởi một vị quan toàn nặng tư tưởng phân biệt giới tính. Bà đã lập luận mạnh mẽ tại toà án dựa trên điều khoản Hiến pháp Liên bang sửa đổi lần thứ 14 “Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kì hoặc được nhập Quốc tịch Hoa Kỡ...đều là công dân của Hoa Kì và của bang mà họ sinh sống”[5;1014]. Do đó, là một công dân thì tất nhiờn phải có quyền bầu cử, thu hút được đông đảo công chúng ủng hộ. Cuối cùng, bà đã từ chối khoản tiền phạt 100 USD và buộc toà án phải trả tự do. Sự kiện này đã khơi dậy được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, tuy nhiên lệnh cấm phụ nữ bầu cử đã được ban bố chính thức với văn bản giải thích của Toà án tối cao vào năm 1875: Phụ nữ Mĩ là công dân của Hợp chúng quốc, song là công dân cũng không có nghĩa là có quyền bầu cử.
Đặc biệt, từ cuối những năm 70 của thế kỉ XIX, một bản đề xuất cho Hiến pháp sửa đổi do Susan B. Anthony thảo ra về công nhận quyền bầu cử của phụ nữ đã được đệ trình hàng năm lên thượng viện Mĩ song không có kết quá.
Ngoài ra, một bộ phận đáng kể trong chương trình hoạt động của NWSA là vận động cải cách chế độ giáo dục, giống như lập luận của nhà vận động bói nụ William Lloyd Garrison: “Để mang tới sự thay đổi về pháp lí và xã hội trước hết phải đạt được thay đổi nhận thức”[17;29]
2.2.2.3. Hiệp hội vì quyền bầu cử cho phụ nữ Mĩ (1870) (AWSA)
Trong khi đó, AWSA - một tổ chức ôn hoà hơn, lại cố gắng thúc đẩy sự thay đổi luật pháp từng bang để mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ. Thành viên của AWSA ở các bang đã hoạt động hết mình nhằm thuyết phục các công dân nam giúp họ gửi kiến nghị bầu cử lên chính quyền bang cũng như tại các cuộc bỏ phiếu ở địa phương. Những tình nguyện viên ra sức thu thập chữ kí của cư
dân địa phương vào đơn kiến nghị. Ngoài ra, họ còn phân phát các cuốn Pampolờ (Sỏch mỏng có in các nội dung tuyên truyền, gây quỹ cho cuộc vận động), tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết, thỉnh cầu các nhà lập pháp. Mặt khác, đối với nhiều phụ nữ, cuộc đấu tranh bắt đầu ngay từ trong gia đình họ với những người chồng phản đối việc mở rộng quyền bầu cử. Theo tác giả Bausum trong tác phẩm “With courage and cloth...”, Lucy Stone đã đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ có chồng như sau: “Khi anh ta nói “chào buổi sáng (good morning), hãy nói với anh ta rằng bạn muốn quyền bầu cử; khi anh ta hỏi bạn sẽ nấu gì cho buổi tối nói với anh ta rằng bạn muốn đi bỏ phiếu”.[7;59]
Sau hàng tá chiến dịch và những nỗ lực trong nhiều năm, AWSA đã gặt hái được những thành công nho nhỏ vào cuối thế kỉ XIX. Ở một số lãnh thổ miền Tây, bao gồm Wyongming và Utah, luật pháp đã phê chuẩn quyền bầu cử cho phụ nữ vào các năm 1869 và 1870. (Khi Wyongming trở thành một bang vào năm 1890, quyền bầu cử của phụ nữ đã được công nhận trong hiến pháp bang, còn ở Utah quyền này đã bị tước năm 1887 sau khi Quốc hội thông qua đạo luật Edmunds – Tuckers năm 1887). Ở một vài địa phương và chính phủ bang cũng đã cho phép phụ nữ thực hiện một phần nghĩa vụ bầu cử , khi cho phép họ đi bỏ phiếu ở những cuộc tuyển cử nhỏ. Chẳng hạn, năm 1879, hai bang Michigan và Minnesota đã cho phộp cỏc goỏ phụ có con học phổ thông được đi bầu cử nhưng chỉ trong các cuộc bầu cử ở trường học. Những nhà lập pháp ở các bang miền đông và miền nam là những người ngoan cố nhất đối với bất cứ quyết định nào về quyền bầu cử cho phụ nữ.
2.2.3. Sự thống nhất của phong trào và một số thành quả đạt được trong những thập niên cùng của thế kỉ XIX.
2.2.3.1. Hiệp hội quốc gia Mĩ vì quyền bầu cử của phụ nữ (NAWSA) và những hoạt động của nó.
Khi những người lãnh đạo phong trào phụ nữ nhận được ngày càng nhiều sự ủng hộ trong lòng phụ nữ Mĩ, thì sự chia rẽ trong bộ máy lãnh đạo phong trào cũng được xoá bỏ và dần tập hợp lại dưới một ngọn cờ thống nhất. Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 Hội nghị Seneca Falls ngày 20.7.1888, hai lãnh tụ
Stanton và Anthony của tổ chức NWSA đã lập kế hoạch thành lập một tổ chức Hiệp hội phụ nữ quốc tế. Lời mời đã được gửi đến cho nhiều lãnh tụ phong trào phụ nữ trên khắp thế giới đến tham dự trong đó có cả các thành viên của tổ chức AWSA. Đại hội cũng đã thu hút sự chú ý của công luận thế giới với nhiều ý kiến khác nhau. Sự có mặt của Lucy Stone cựng cỏc đại biểu AWSA đó phá vỡ tảng băng giữa hai tổ chức. Vào năm 1890, hai tổ chức này đã hợp nhất lại thành Hiệp hội quốc gia Mĩ vì quyền bầu cử của phụ nữ (NAWSA: The National American Woman Suffrage Association). Lãnh đạo của tổ chức mới này có những vị lãnh tụ kì cựu như: Stanton, Anthony, Stone cũng như những đại diện của thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ của phong trào phụ nữ nổi bật là Alica Stone Blackwell (1857 – 1950), con gái của E.S. Stone.
Sau khi phong trào được thống nhất, những người phụ nữ đã giành thêm quyền bầu cử ở một số bang như: Colorado (1893), và Idaho năm 1896. Như vậy, đến hết thế kỉ XIX, quyền bỏ phiếu cho phụ nữ đã được công nhận hoàn toàn ở 3/48 bang và ở nhiều bang khác, quyền bầu cử cũng bước đầu được thừa nhận từng phần.
Mặc dù yêu cầu bỏ phiếu cho phụ nữ đang rất hạn chế, song các tổ chức vì quyền bầu cử cho phụ nữ thời kì này đã thu hút được một lực lượng rất đông đảo, tăng thêm sức mạnh quần chúng cho phong trào tạo nên những điều kiện mới cho sự thành công trong thế kỉ XX. Thứ nhất, với sự đoàn kết với tổ chức
“Hiệp hội hạn chế rượu của phụ nữ Cơ đốc giỏo” (thành lập vào 1870) - một tổ chức lớn mạnh trên toàn lãnh thổ Mĩ đã tăng thêm hàng trăm nghìn phụ nữ ủng hộ phong trào đòi quyền bầu cử. Bởi lẽ, cuộc vận động hạn chế rượu thu hút được sự tham gia của phụ nữ một cách phổ biến hơn vỡ nó có liên quan trực tiếp đến các vấn đề của cuộc sống gia đình. Thứ hai, phong trào cũng đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các phụ nữ trung lưu trong trào lưu thành lập các câu lạc bộ phụ nữ ngày một phổ biến dưới ảnh hưởng của phong trào cấp tiến thời kì công nghiệp hoá (1870 – 1920), năm 1888, Anthony đã góp phần thành lập “Hội đồng phụ nữ quốc gia” (The National Council for Women) và sau đó là tổ chức phụ nữ lớn chưa từng có trong lịch sử là “The