CHƯƠNG 2 PHONG TRÀO ĐềI QUYỀN BẦU CỬ CỦA PHỤ NỮ MỸ
2.3. Đỉnh cao của phong trào đòi quyền bầu cử và thắng lợi của nó trong hai thập niên đầu thế kỉ XX
2.3.1. Thế hệ các nhà lãnh đạo mới và bước ngoặt của phong trào.
2.3.1.1. Sự chuyển giao thế hệ của phong trào.
Khi các nhà lãnh đạo lâu năm của phong trào ngừng hoạt động vì sức khỏe và tuổi tác, trách nhiệm được chuyển giao cho thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ, trong đó có hai người là con gái của Elizabeth Cady Stanton là Alice Stone Blackwell và Hariot Stanton Blatch (1856 – 1940). Thế hệ lãnh đạo cũ bắt đầu nhận ra rằng không phải bản thân họ mà chính con cháu của họ mới là những người cuối cùng thực hiện được sứ mệnh giành quyền bầu cử mà họ đã theo đuổi gần trọn cuộc đời.
Lucy Stone mất năm 1893 vì bệnh tật. Mactilda Joslyn Gage dần tách khỏi phong trào với những tư tưởng riêng và mất năm 1893. Elizzabeth Stanton, nhà lãnh đạo cấp tiến, cống hiến đến tận những ngày tháng cuối cùng cho phong trào phụ nữ, vào những năm cuối đời đã viết và cho xuất bản cuốn
“Thỏnh kinh của phụ nữ” (The woman’s Bible), khai thác trong kinh thánh cơ sở lí luận cho phong trào phụ nữ. Tuy nhiên, công trình của bà với nhiều lập luận, cách tiếp cận mới đã động chạm đến quan điểm về vai trò của phụ nữ trẻ cũng như những phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu trong phong trào. Chính vì vậy, đã làm khuấy động bầu không khí tranh cãi trong nội bộ phong trào, trong đó có nhiều quan điểm phản đối vì cho rằng tư tưởng quá cấp tiến của bà có thể động chạm đến các tầng lớp trên và gây trở ngại cho con đường tiếp cận quyền bỏ phiếu. Chính vì vậy, các thành viờn cua NAWSA đã tổ chức biểu quyết để phản đối cuốn sách tiếp tục lưu hành. Susan B. Anthony tiếp tục giữ vị trí cố vấn và dẫn dắt các nhà lãnh đạo dự đó trờn 80 tuổi cho đến khi mất vào 1906.
Những nhà lãnh đạo mới của phong trào như Alice Stone Blackwell, Hariot Stanton Blatch (1856 – 1940), Alice Paul (1855 – 1977) và Lucy Burn (1879 – 1966) được thừa hưởng nền giáo dục chớnh thức đã có nhiều nhận thức tiến bộ, nhạy bén với thời đại trên cơ sở những kinh nghiệm được trao truyền từ các bậc tiền bối, đã thổi vào phong trào một sức sống mới từ những năm đầu của thế kỉ XX, và đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào phụ nữ nói chung và cuộc đấu tranh giành quyền bầu cử nói riêng
2.3.1.2. Những bước ngoặt mới của phong trào trong nhận thức, phạm vi, phương thức đấu tranh và ý nghĩa của nó.
Thời kì trước, các lãnh tụ như Anthony và Stanton yêu cầu quyền bầu cử vì nhận thức nó là quyền tự nhiên của người phụ nữ. Thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ nhận định rằng, phụ nữ cần có quyền đầu phiếu không chỉ là một vấn đề thuộc về lí tưởng mà quan trọng là ở tính thiết thực của nó. Bởi lẽ, một khi quyền bầu cử của phụ nữ được công nhận thì phụ nữ mới có thể tham gia một cách hiệu quả vào việc xây dựng bộ máy chính trị, thúc đẩy sự tiến bộ của hệ thống luật pháp, các chính sách xã hội và từ đó mới có thể làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, công bằng hơn trên tất cả các mặt khác: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội....
Đối với tầng lớp nữ công dân trong các nhà máy phải chịu điều kiện làm việc thiếu thốn, nguy hiểm, bị bóc lột nặng nề và mức lương ít ỏi, quan điểm mới
này hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của họ. Do đó, phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ thực sự đó cú thờm những người bạn trung thành, hăng hái.
Harriot Staton Blatch cho rằng tổ chức NAWSA đó quỏ dố đặt để đạt được những thay đổi thực sự, bà đã lập ra tổ chức The Equality League of self – supporting women” (tạm dịch là “Hiệp hội bình quyền của những người phụ nữ) mà sau này đã trở thành Hội liên hiệp chính trị phụ nữ (The Women’s political Union), lôi cuốn được đông đảo nữ công nhân tham gia vào tổ chức.
Một nét mới nữa của phong trào thời kì này chính là sự nở rộ của những cuộc biểu tình và diễu hành lớn vì quyền bầu cử. Blatch từng sống nhiều năm ở Anh, do đó ngay khi trở về Mĩ, bà đã giới thiệu nhiều nhà hoạt động vốn tích luỹ nhiều kinh nghiệm và có phong cách vận động mạnh mẽ ở các nước Tây Ấu (với các cuộc biểu tình và diễu hành trong quần chúng) như Alice Paul (1855 – 1977) và Lucy Burn (1879 – 1966). Ngoài ra, những nhà lãnh đạo còn tổ chức những cuộc vận động hành lang mạnh mẽ tới cơ quan lập pháp các bang, hay tham gia vào những chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, bầu Quốc hội nhằm tranh thủ sự ủng hộ của những ứng cử viên cũng như tạo ảnh hưởng quần chúng để gây tác động tới lập trường của họ.
Với những phương thức mới này, các nhà hoạt động thuộc thế hệ mới đã bắt đầu chọc thủng thành trì ngăn cản quyền bầu cử ở cấp độ bang. Phụ nữ đã giành được quyền bầu cử ở bang Washington vào năm 1910, bang Califonia năm 1911 và Oregon, Arizona và Kansas năm 1912. Những thắng lợi này đã dẫn tới một kết quả là ở một số bang, hầu hết các phụ nữ đã được công nhận quyền bỏ phiếu. Thậm chí ở những bang chưa đạt được mục tiêu này thì nhiều nhà hoạt động của phong trào đã trở thành các nhà vận động chiến dịch có ảnh hưởng không nhỏ đến những ứng cử viên cam kết ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ.
Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỡ đó xảy ra vào năm 1912, trong suốt cuộc vận động tranh cử tổng thống, phụ nữ đã trở thành một lực lượng chính trị, một bộ phận cử tri quan trọng chi phối sự chú ý của các chính trị gia. Hai ứng cử viên tổng thống, một người của Đảng Dân chủ là Woodrow Wilson (1856 – 1924) và cựu tổng thống nhiệm kì 1901 – 1909 Theodore Roosevelt (1858 –
1915) đều tạo mối liên hệ với phụ nữ trong các chiến dịch của mình. Wilson đã thắng cử, nhậm chức từ 1913 – 1921 và đã ghi nhận sự ủng hộ thiết thực của một số phụ nữ bằng việc bổ nhiệm họ vào một số vị trí trong chính phủ. Chẳng hạn, Annette Adams là người phụ nữ đầu tiên đến từ bang Califonia giữ chức vụ trợ lí cho chưởng lí trong toà án tối cao Liên bang.
Sau cuộc bầu cử năm 1912, Alice Paul bắt đầu tổ chức một cuộc diễu hành đồ sộ ở Washington D.C, còn Harriot Stanton Blatch trước đó đã lãnh đạo một cuộc diễu hành 13 ngày từ thành phố New York tới Albany, thủ phủ bang New York ngay gần kề lễ nhậm chức của tổng thống Wilson. Blatch và nhiều nhà hoạt động trẻ khỏc đó nêu cao khẩu hiệu quyền bầu cử một cách rộng rãi suốt cuộc diễu hành 250 dặm từ thành phố New York tới Washington D.C trong thời tiết lạnh giá. Cuộc diễu hành đường dài đã được hàng trăm tờ báo theo dõi, đưa tin và đã thu hút được làn sóng công chúng ủng hộ đông đảo cũng như không ít ý kiến phản đối. Những phụ nữ tham gia hai đoàn diễu hành cùng khoảng 8000 người khác đã hội tụ tại thủ đô thành một cuộc diễu hành lịch sử vào ngày 3.3.1913.
Alice Paul và những người tổ chức cuộc diễu hành đã dự định thu hút sự chú ý của toàn liên bang và đặc biệt là của vi tổng thống vừa mới đắc cử, với một cuộc diễu hành khổng lồ vì quyền của phụ nữ. Những nhà lãnh đạo hi vọng rằng thông qua sự kiện hàng chục nghìn phụ nữ biểu dương lực lượng trên khắp các đường phố sẽ tác động mạnh mẽ đến chính phủ, cho thấy quyết tâm đạt được quyền bầu cử cũng như thể hiện sức mạnh của phụ nữ là cả một phong trào sôi nổi và rộng khắp. Trên thực tế, cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ của phụ nữ Mĩ đã gây nên một ấn tượng sâu sắc và thu hút quan tâm với hàng trăm ngàn người chứng kiến, dõi theo. Một số nam giới trong các tổ chức phản đối vai trò chính trị của phụ nữ đã bắt đầu phản ứng và phá hoại cuộc diễu hành: Họ tập trung la hét, phản đối, phong toả sự hưởng ứng của quần chúng ở các khu vực, thậm chí sử dụng các hành động bạo lực đối với những người biểu tình.
Cảnh sát đã lờ đi những hành động quấy rối đó và chỉ có những động thái bảo vệ không đáng kể. Rất nhiều nhà báo chứng kiến các hoạt động quấy phá và viết về nó. Sau đó đã gửi lên cơ quan điều tra Quốc hội về thái độ và sự bàng quang của lực lượng cảnh sát Washington D.C. “Mặc dù cuộc diễu hành không diễn ra hoàn toàn đúng với kế hoạch, song ảnh hưởng quần chúng sâu rộng của nó đã trực tiếp thúc đẩy việc chính phủ Liên bang phải đặt vấn đề quyền bầu cử cho phụ nữ lên chương trình nghị sự quốc gia”[17;429]
2.3.2. Sự phõn hoỏ của phong trào trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
2.3.2.1. Hội liên hiệp Quốc hội (The Congressial Union - CU)
Sau các cuộc diễu hành lịch sử đó, Alice Paul đã lập ra và lãnh đạo một tổ chức mở rộng của NAWSA có nhiệm vụ cụ thể là thuyết phục, kiến nghị, tác động trực tiếp lên các nhà lập pháp nhằm đạt được sự thông qua của luật pháp liên bang cho quyền bầu cử của phụ nữ. Đó là tổ chức Hội liên hiệp Quốc hội (The Congressial Union - CU), tiến hành các hoạt động như quyên tiền, gửi kiến nghị lên Quốc hội và ra một tờ tuần báo “The Suffragist” là cơ quan ngôn luận. Tổ chức này lớn nhanh về quy mô và ngày càng có sức thu hút. Đến thời điểm này, theo nhận định của Paul và một số nhà hoạt động của CU, phương châm và cách thức hoạt động của NAWSA đã trở nên quá bảo thủ và lỗi thời khi lưỡng lự trước phương thức tiếp cận trực diện hơn của Paul đối với mục tiêu cải cách quyền bầu cử.
Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1914 đã làm nổi bật căng thẳng giữa hai tổ chức. Học tập các hình thức vận động bầu cử của phụ nữ Anh, CU phản đối tất cả những ứng cử viên cùng đảng với tổng thống vì Wilson đã thất hứa với những người từng ra sức ủng hộ ông trong chiến dịch vận động bầu cử thắng lợi (1912) Đồng thời, tổ chức này còn phản đối luôn rất nhiều ứng cử viên Đảng dân chủ (trong đó có rất nhiều người ủng hộ cho nỗ lực bầu cử của phụ nữ).
CU đã tổ chức các chiến dịch vận động chống lại tất cả thành viên của Đảng Dân chủ, thậm chí giúp đỡ các đối thủ của Đảng này đánh bại nhiều
người từng ủng hộ cho phong trào của họ. Theo quan điểm của CU, thành công mà họ đạt được đã chứng tỏ sức mạnh của phụ nữ trong các cuộc bầu cử.
Tuy vậy, những nỗ lực của ANWSA nhằm ủng hộ các ứng cử viên cam kết tán thành mở rộng quyền bầu cử đã bị đánh bại, do đó mà mối bất đồng giữa hai tổ chức trên ngày một sâu sắc và UC đã chính thức tách khỏi ANWSA vào năm 1916 thành một tổ chức độc lập lấy tên là “Đảng phụ nữ quốc gia” (The National Woman’s Party - NWP).
Sự khác nhau cơ bản của hai tổ chức là, NAWSA chú trọng vào mục tiêu trước mắt là giành quyền bầu cử ở từng bang, còn NWP do Alice Paul lãnh đạo lại tập trung nỗ lực nhằm đạt được sự phê chuẩn của điều khoản Hiến pháp Liên bang sửa đồi công nhận quyền bầu cử của tất cả công dân nữ trên toàn quốc.
2.3.2.2. Hội nghị về quyền bầu cử cho phụ nữ các bang miền Nam
Vào cùng thời điểm tổ chức CU đang thu hút được sự chú ý của chính phủ và công luận, một nhúm khỏc cũng tách khỏi ANWSA. Kate Gorden, nhà hoạt động nữ đến từ bang Lousiana, đã đứng ra tổ chức “Hội nghị về quyền bầu cử cho phụ nữ các bang miền Nam (The Southern State Woman Suffrage Conference) vào năm 1913 và lập ra tổ chức cùng tên. Tổ chức này đấu tranh cho quyền bầu cử ở cấp độ bang vì cho rằng, các nhà lập pháp Miền Nam - những người từng phải thừa nhận thất bại cay đắng sau nội chiến sẽ không bao giờ ủng hộ cho sự sửa đổi của điều khoản Hiến pháp toàn Liờn bang về vấn đề mở rộng quyền bầu cử ra tất cả các thành phần xã hội. Thêm vào đó, hầu hết các chính trị gia miền Nam phản đối quyền bầu cử cho các phụ nữ da đen, mong muốn ngăn cản người da đe giành bất cứcquyền lực nào nữa. Vì vậy tổ chức này đã đấu tranh cho những điều khoản luật pháp từng bang thừa nhận quyền bầu cử của phụ nữ da trắng (và cấm phụ nữ da đen).
Trong thời gian đó, phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ đó cú một số bước tiến nhỏ. Một cuộc bầu cử tại Thượng viện năm 1914 về vấn đề tán thành quyền bầu cử cho phụ nữ đã diễn ra, tuy nhiên không đạt được 2/3 số phiếu cần thiết cho sự phê chuẩn của một điều khoản sửa đổi hiến pháp. Một
cuộc bỏ phiếu khác tại Hạ viện cũng được tổ chức vào năm 1915 nhưng lại thu được sự ủng hộ thậm chí còn ít hơn.
2.3.2.3. Một số sự phản đối và chia rẽ khác
Như vậy, các cuộc vận động giành quyền bầu cử ở phạm vi bang đã giành được thắng lợi ở một số bang nhưng mục tiêu trở thành luật trên toàn liên bang còn xa mới đạt được. Thêm vào đó, lực lượng phản đối phụ nữ bầu cử lại ngày càng tăng lên về số lượng và sức mạnh. Những nhóm phản đối phong trào này (the Antis) đã lập ra một tổ chức ở cấp quốc gia với tên gọi “Hiệp hội quốc gia phản đối quyền bầu cử của phụ nữ” (The national Association Opposed to Woman Suffrage). Năm 1915, tổ chức này đó cú tới 200.000 thành viên trên cả nước.
Nội bộ NAWSA tiếp tục bị chia rẽ khi nhiều thành viên ngày càng phản ứng với nữ chủ tịch Anna Howard Shaw (1847 – 1917). Shaw là một nhà hoạt động kì cựu và là một nhà diễn thuyết thuyết phục, song trong suốt 11 năm làm chủ tịch của NAWSA (1906 – 1917) bà đã thể hiện năng lực chính trị không đủ để dẫn dắt một cách hiệu quả phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Người thay thế Shaw là Carrie Chapman Catt (1859 – 1947) nhà nữ chiến lược xuất chúng đã từng lãnh đạo thành công nhiều chiến dịch vận động, (trong đó có sự kiện năm 1896 ở Idaho đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ toàn bang) đã đưa phong trào bước vào giai đoạn thắng lợi quyết định.
2.3.3. Chiến lược “The Winning Plan” và sự thắng lợi cuối cùng của phong trào (1916 – 1920)
2.3.3.1. Chiến lược “The Winning Plan”
Vai trò lãnh đạo NAWSA của Carrie Chapman Catt kể từ năm 1916 đã mang đến cho tổ chức bước nhảy vọt có tính chất quyết định. Những khoản tiền ủng hộ, những sự kiện của NAWSA trong công chúng liên bang luôn gây được chú ý và số thành viên tham gia tổ chức đông đảo và rộng rãi chưa từng thấy, thu hút cả phụ nữ trung lưu thành thị, công nhân, nông dân, phụ nữ da đen và nhiều công dân nam cấp tiến.
Tại một cuộc gặp gỡ riêng với các nhà lãnh đạo NAWSA tại hội nghị thường niên của tổ chức này vào tháng 9 năm 1916, Catt đã nhanh chóng tuyên bố công khai kế hoạch để thu được thắng lợi cho quyền bầu cử của phụ nữ trên cả nước gọi là “The Winning Plan” ( Kế hoạch thắng lợi). Khác với việc chỉ tập trung vào vận động quyền bầu cử ở từng bang hay đòi hỏi sự thông qua điều khoản hiến pháp sửa đổi, kế hoạch do bà lập ra coi việc giành được quyền bầu cử ở từng bang như là một con đường để thúc đẩy sự phê chuẩn của điều khoản sửa đổi Hiến Pháp liên bang. Catt chỉ ra rằng, nếu phụ nữ có được quyền bầu cử ở 36 bang - số lượng cần thiết để điều khoản sửa đổi Hiến Pháp được thông qua thì sau đó các cử tri ở các bang đã được công nhận quyền bầu cử có thể thuyết phục các nhà lập pháp liên bang tán thành điều khoản sửa đổi Hiến Pháp. Một khi việc sửa đổi đã được thông qua ở Quốc hội thì sau đó, phụ nũư có thể tiến hành các chiến dịch vận động thuyết phục cơ quan lập pháp các bang ủng hộ cho điều khoản sửa đổi đó.
Để cho kế hoạch “The Winning Plan” được thực hiện một cách bí mật nhằm gây bất ngờ cho lực lượng đối lập, Catt yêu cầu những nhà lãnh đạo của NAWSA ở ít nhất 36 bang phải cam kết thực hiện kế hoạch đó. Bà khẳng định rằng, kế hoạch này không thế thành công trong một sớm một chiều song chắc chắn sẽ giành thắng lợi trong vòng 6 năm. Catt đã tuyên bố rằng “Những người tham gia kế hoạch này nên chuẩn bị giành hết cuộc sống và tài sản của mình cho sự thành cụng”[7;345]. Hơn 36 nhà lãnh đạo phong trào đại diện cho từng bang đó kớ vào bản kế hoạch “The Winning Plan” với những niềm hi vọng và tin tưởng mới. Và sự kiện đại biểu bang Montana Jeanette Rankin (1880 – 1973) thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử năm 1916 và trở thành nghị sĩ nữ đầu tiên của Quốc hội Hoa kỡ đó đỏnh đấu bước phát triển mới của phong trào. Có thể nói, phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ Mĩ đã bước vào giai đoạn giành thắng lợi quyết định.