- Là quá trình định dài ống vải và góc độ của các lớp vải mành theo thiết kế,
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SĂM ÔTÔ
I.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sơ luyện
Thời gian sơ luyện tăng: độ dẻo tăng nhanh ở 15-20 phút đầu sau đó chậm dần và hiệu quả sơ luyện kém (độ dẻo hầu như tăng không đáng kể). Vì vậy, muốn có độ dẻo cao thì phải sơ luyện gián đoạn.
Nhiệt độ trục càng nhỏ thì hiệu quả sơ luyện càng tốt.
Tỷ tốc máy: tỷ tốc của 2 trục càng lớn thì độ dẻo càng tăng nhanh, thời gian sơ luyện giảm. Thường tỉ tốc của máy luyện hở là 1:1,08 - 1:1,17. Nếu tỉ tốc quá lớn thì cao su bị đốt nóng nhanh làm cho hiệu quả sơ luyện kém, không an toàn cho thiết bị.
Cự ly trục
Đường kính trục: trục lớn hiệu quả sơ luyện tốt.
Trọng lượng mỗi mẻ luyện: cần phải thích hợp với từng qui cách máy. Phương pháp thao tác và trình độ kỹ thuật mỗi cá nhân.
Chất lượng cao su sống.
II. HỖN LUYỆN
Hỗn luyện là quá trình trộn các chất phối hợp vào cao su sơ luyện, là quá trình phân tán đều các chất phối hợp vào cao su để tạo thành một hỗn hợp cao su đồng nhất theo đơn pha chế.
Hỗn luyện là khâu quan trọng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su. Luyện đều là chỉ tiêu quan trọng của chất lượng cao su hỗn luyện. Nếu cao su và các chất phối hợp không được trộn đều thì không phát huy tác dụng của nó, ảnh hưởng đến tính năng sử dụng của nó.
II.1 Sự ảnh hưởng đến khả năng phân tán của các chất phối hợp
Cực tính của phân tử cao su sống và các chất phối hợp gần giống nhau thì dễ phân tán, chênh lệch nhau tương đối lớn thì khó phân tán.
Tính thấm ướt bề mặt hạt tương đối lớn, dễ bị cao su bao bọc thì dễ phân tán. Hình dạng hạt: hạt có kích thước cầu hoặc gần cầu thì dễ phân tán, hạt có hình kim (MgCO3) thì khó phân tán.
II.2 Các yếu tố ảnh hương đến hiệu quả sơ luyện
- Tính thấm ướt bề mặt các chất phụ gia của cao su
- Tính vốn cục của các chất này trong quá trình hỗn luyện - Độ dẻo của cao su luyện khi đưa vào hỗn luyện
- Độ mịn của các chất phụ gia, nhất là loại không tan trong cao su - Thứ tự cho các chất phụ gia vào trong hỗn hợp
- Đặc tính của các loại thiết bị hỗn luyện - Khối lượnh của mẻ luyện
* Yêu cầu mẻ luyện:
Các chất độn phụ gia phải phân tán thật đều trong hỗn hợp, không xãy ra tình trạng mẻ luyện bị tự lưu và thường là hỗn hợp không bị cắt xé nhiều quá làm ảnh hưởng đến tính năng của sản phẩm sau này nhất là các sản phẩm có tính năng cơ lý cao.
II.3 Hỗn luyện bằng máy luyện hở II.3.1 Chuẩn bị:
Tuyệt đối chấp hành các quy luật về ATLĐ và vệ sinh công nghiệp Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ công nghệ
Cao su sống phải đạt tiêu chuẩn khi sơ luyện, phân cấp và đem cán
Hoá chất phải được kiểm nghiệm, sàng, sấy, cân đúng theo đơn. Hoá chất lượng ít cân vào thùng nhỏ, chất độn, làm mềm, thể lỏng cân vào bao lớn, lưu huỳnh, siêu xúc tiến cho vào gói riêng
II.3.2 Thao tác II.3.2.1Nguyên tắc Nhiệt độ trục trước: 5560oC Nhiệt độ trục sau: 5055oC Cự ly trục: + Cán dẻo cao su sống: 3-4mm + Cho hoá chất : 8-10mm + Ép thông : 2-2,5mm + Xuất tấm : 9-10mm
Trọng lượng mủ cao su phụ thuộc đơn pha chế. Thời gian thao tác 15-50 phút.
II.3.2.2 Trình tự thao tác
- Cho cao su lên trục cán dẻo. - Cho cao su tái sinh nếu có. - Cho hoá chất hạt nhỏ.
- Cho chất độn và chất làm mềm lỏng. - Cho lưu huỳnh và siêu xúc tiến. - Ép không ba lần.
- Xuất tấm.
- Làm lạnh trong bể nước có pha CaCO3 - Treo lên giá làm mát.
- Nhập kho. *Chú ý:
Trước khi cho hoá chất phải tắt máy hút bụi và các quạt thổi trực tiếp vào máy. Sau khi cho hoá chất phải hết hoá chất rơi xuống khay và cho lên máy.
Khi cho lưu huỳnh không được cắt đảo đến khi S tan hết vào trong cao su. Có thể cắt bớt một phần cao su và khi cho lưu huỳnh phải cho hết vào máy.
Đối với chất làm mềm ở thể lỏng hoặc khối lượng nhiều thì cho từ từ vào để tránh tình trạng dính vào ống trục.
II.4 Hỗn luyện trên máy luyện kín II.4.1Chuẩn bị
Chuẩn bị, kiểm tra thiết bị và các điều kiện làm việc nếu đạt yêu cầu mới làm việc
II.4.2 Thao tác
II.4.2.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Cao su sống đã sơ luyện theo từng đơn pha chế. - Các loại hoá chất đã tập trung về sàn máy.
- Khởi động máy và chọn tốc độ làm việc thích hợp, cho máy chạy không tải 3-5 phút để theo dõi tình trạng máy.
II.4.2.2 Thao tác trên máy luyện máy kín
Mở cửa nạp liệu, tiến hành nạp liệu theo thứ tự sau: + Cao su đã sơ luyện
+ Cho hoá chất hạt nhỏ +3/4 chất độn (30-40 giây)
+ Cho 1/4 chất độn còn lại và chất làm mềm ở thể lỏng (dầu) + Thời gian luyện khoảng 200s
+ Đóng cửa nạp liệu, hạ cửa trên xuống và đèn báo bắt đầu chu trình luyện sáng lên.
+ Sau khi xuất tấm, BTP để nguội khoảng 4h và chuyển sang luyện ở máy hở *Chú ý:
Khi cho hoá chất tránh làm rơi bao bì hay thùng chứa vào máy.
Nhiệt độ hỗn hợp khi tháo không được quá 1100C. Để đảm bảo nhiệt độ này thì yêu cầu nhiệt độ buồng luyện trước khi nạp liệu phải dưới 500C. Nếu không đạt cho máy nguội một lúc mới bắt đầu chu trình luyện tiếp theo.
II.4.2.3 Thao tác trên máy luyện hở:(L660-5)
- Cho hỗn hợp qua khe trục máy 3-5 lần để làm nguội - Cho bớt cao su ra khỏi trục
- Cho S và siêu xúc tiến vào hỗn cao su trên máy - Cho cao su thừa lên và cắt đảo
- Cắt tấm, làm lạnh trong bể, làm mát trên giá , nhập kho Pha chất cách ly:
Tỷ lệ: + 0,8kg/8 mẻ BTP nhập kho
+ 0,4kg/8 mẻ BTP giai đoạn chưa nhập kho Chất cách ly cho vào bể chia làm 2 lần:
+ lần1: đầu ca + lần2: giữa ca
Phần 2: CÔNG TY NHỰA ĐÀ NẴNG I. Sản Xuất Bao Xi Măng
Sơ đồ dây chuyền sản xuất vỏ bao cement (K.P.K)
Công đọan tạo chỉ - Phối liệu
+ Chỉ thường: pp:100 kg
Trộn đều hỗn hợp gồm nhựa, phế xay, chất cải biến. Sau đó được bơm hút lên bộ phận sấy nhựa (mỗi lần hút 45 giây).Giữ bô phận gia nhiệt cho phối liệu xuống chuẩn bị đưa vào bộ phận ép đùn vít xoắn có bộ phận làm nguội cục bộ bằng nước nhằm không cho nhựa đóng dính hay chống lại sự bó nhựa , phần này còn có tác dụng là khi nhiệ độ tăng cao thì nước bốc hơi tạo áp lực góp phần đẩy nhựa . Thân của máy ép đùn vít xoắn gồm có 1 xilanh hình trụ , bên trong có 1 vít xoắn nhằm đẩy nhựa theo chuyển động cửa vít.
Nhiệt được chia thành 2 vùng chính;
+Vùng cấp liệu :235÷240°C , làm nóng chảy và trộn đều phối liệu
+Vùng nhựa hoá 240÷245°C.Tại đây phối liệu đã nóng chảy hoàn toàn , tiếp tục được xoáy trong xilanh thành chuyển động thẳng , nhiệt độ 240°C.Sau đó nhựa được đẩy xuống đầu phun (gồm 5 phần có nhiệt độ tương đương nhau 220°C) Tại đây có các rãnh nhỏ để cho nhựa đi qua tạo thành màng mỏng theo yêu cầu.màng mỏng tạo thành được qua thùng nước làm nguội , sau đó đưa qua giàn cuốn sơ bộ ( 2 giàn).Tại đây có gắn những lưỡi dao để tạo sợi. Do sợi này còn to và dày nên tiếp tục đưa qua bộ phận hấp sợi (t°=140°C) nhằm làm cho sợi mỏng ra và nhỏ hơn được điều chỉnh theo yêu cầu nhờ bộ phận căng sợi . Sau đó đưa sang bộ phận cuộn chỉ và bộ phận dệt tấm
*Cấu tạo máy tạo sợi (hình vẽ bên) Máy sản
xuất chỉ Máy dệt tròn Máy cán tráng Nguyên
liệu PP Giấy KRAFT PP Dán
Chỉ PP Mành dệt PP Mành cán KP Giấy KRAFT Máy may Máy ép kiện Nhập kho Kiện bao KPK Bao KPK hoàn chỉnh Máy in- ghép tạo phôi Gấp miệng Mực in PP Dán
Hình 57 Đường cong áp lực của trục vít có đoạn thoát khí Á p lự c Quá trình ép Quá trình giảm áp Quá trình ép G/đoạn nén lần 2 G/đoạn thoát khí G/đoạn nóng chảy G/đoạn cấp liệu G/đoạn nén lần 1
-Vải sau khi dệt căng dùng làm bạt , bao pp thường .Sản xuất bao xi măng thì vải được tiếp tục đưa qua bộ phận cán tráng
*Bộ phận cán tráng : dùng keo dán pp cũng được đưa qua bộ phận sấy 150°C . Đầu phun 7 cái 295°C các vùng khác 220 , 235, 255, 280°C .Giấy trước khi qua trục ép được xử lý bề mặt bằng tia lửa điện (15÷16A, trên 1000 V)
Cấu tạo trục ép : 3 trụ, có bộ phận nước là nguội bên trong, 2 trục ép chính, 1 trục làm lạnh.Trục nhả vảo ,nhả giấy (50 kg).Lực ép 6÷7kg. Sau khi cán tráng thì qua trục thu cuộn, sau đó đưa qua in → ghép dán → tạo bao