1.1 Khái niệm mua hàng
Mua hàng là hoạt động yếu tố đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách chủng loại, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. ( Trần Bảo Trọng, 2019)
Mua hàng là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về giá trị hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình chuyển hóa vốn từ giá trị tiền tệ sang giá trị hàng hoá. Đây cũng là giai đoạn đầu của quá trình lưu chuyển hàng hóa của mỗi doanh nghiệp. ( Đồng Thị Thanh Phương ,2018).
Mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại doanh nghiệp với số lượng, chất lượng, cu cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất. ( Nguyễn Thị Mai Trâm ,2020).
1.2 Khái niệm quản trị mua hàng
Quản trị thu mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động mua hàng của công ty sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất của công ty.
( Trần Bảo Trọng, 2019)
Quản trị mua hàng được hiểu một cách đơn giản đó chính là một quy trình tổ chức, hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát và điều hành toàn bộ hoạt động mua bán hàng hóa của tổ chức doanh nghiệp thương mại với mục đích phục vụ tiến hành bán hàng. ( Đồng Thị Thanh Phương ,2018).
Quản trị mua hàng được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu bán hàng. ( Nguyễn Thị Mai Trâm ,2020).
1.3 Mục tiêu quản trị mua hàng
Do thu mua hàng là khâu cơ bản của hoạt động kinh doanh, và cũng là điều kiện để hoạt động của công ty tồn tại và phát triển, để công tác quản trị thu mua hàng có hiệu quả cao thì mục tiêu cơ bản của quản trị thu mua là đảm bảo chất lượng cũng như số lượng hàng mua và thu mua hàng với chi phí thấp nhất và có hiệu quả cao nhất.
( Trần Bảo Trọng, 2019)
1.4 Tầm quan trọng của hoạt động quản trị mua hàng
Thu mua hàng là hoạt động quan trọng mà công ty thường xuyên phải sử dụng trong quá trình quá trình sản xuất, kinh doanh
của mình. Do đó thu mua hàng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty là một trong những hoạt động cốt lõi nhằm tạo ra yếu tố đầu vào trong công ty đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với các nhu cầu sản xuất và kế hoạch sản xuất của công ty.( Trần Bảo Trọng, 2019)
1.5 Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quản trị mua hàng Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Là kế hoạch tổng thể về phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian khá dài, chỉ rõ hướng đi, mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp, phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Từ đó ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng tới mặt hàng mà doanh nghiệp mua.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Là điều kiện vật chất trong quá trình mua hàng, trong doanh nghiệp nếu khả năng tài chính được đảm bảo quá trình mua hàng sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh.
6
Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới quá trình mua hàng, khả năng tìm kiếm thông tin, nắm bắt cơ hội kinh doanh kịp thời cơ. Ngoài ra còn có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt như kho bãi, dự trữ bảo quản tốt cũng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng.
Khả năng đội ngũ nhân sự, trong đó nhân viên mua hàng cũng ảnh hưởng tới quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Trình độ đội ngũ nhân viên tốt cũng dẫn tới quá trình mua hàng được suôn sẻ, thuận lợi, chất lượng, số lượng hàng hóa được đảm bảo một cách tốt nhất với chi phí tối ưu từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.6 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản trị mua hàng Nhu cầu thị trường và khách hàng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách mua hàng của doanh nghiệp như mặt hàng, số lượng, chất lượng, thời điểm cần mua.
Nhà cung cấp cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp, quyết định tới sự ổn định của nguồn hàng. Nhà ccung cấp đáng tin cậy luôn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến giá cả cạnh tranh của quá trình mua hàng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa tiêu thụ từ đó ảnh hưởng tới lượng hàng hóa đầu vào. Tuy nhiên đối với đối thủ cạnh tranh cũng là nhân tố thúc dẩy doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả công tác mua hàng.
Cơ quan quản lí nhà nước là cơ quan kiểm tra giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua các chính sách như thuế nhập khẩu, thu nhập, kim ngạch các cơ quan nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố trên còn có nhân tố khách quan như là tỷ giá, lạm phát, lãi suất tín dụng, sự phát triển khoa học công nghệ cũng ảnh hưởng tới hoạt động mua hàng.
1.7 Đức tính một nhân viên mua hàng cần có
7
-Trung thực
-Linh hoạt xử lý tình huống -Siêng năng chăm chỉ
-Tỉ mỉ cẩn thận -Đúng giờ
-Biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
-Cầu tiến, kiên định