Chương V. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình làm việc nhóm
5.5. Thiếu sự nhất quán
Sự nhất quán trong làm việc nhóm là sự thống nhất, hài hoà, hoà hợp với nhau giữa các thành viên trong nhóm. Khi có sự nhất quán, thì mọi hoạt động diễn ra nhuần nhuyễn và suôn sẽ, không xảy ra mâu thuẫn. Vì vậy đối với làm việc nhóm trong nghiên cứu khoa học thì sự nhất quán có sự tác động rất lớn đối với hiệu quả của việc làm việc nhóm. Nếu trong quá trình nghiên cứu khoa học mà nhóm không có sự nhất quán thì hiệu quả làm việc nhóm sẽ rất kém và việc nghiên cứu sẽ không thể nào thành công được.
Việc thiếu sự nhất quán trong làm việc nhóm có rất nhiểu nguyên nhân, và sau đây nhóm em xin nêu lên một số nguyên nhân phổ như sau:
- Không tôn trọng các thành viên trong nhóm: Khi các thành viên không tôn trọng nhau, họ sẽ không lắng nghe, không thấu hiểu, không hợp tác và không hỗ trợ lẫn nhau. Điều này dẫn đến sự mất đoàn kết, mất tập trung và mất hiệu quả trong làm việc nhóm.
Thụ động, ỷ lại vào người khác: Khi các thành viên không có sự chủ động, thiếu trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, họ sẽ để cho người khác làm hết công việc và không góp ý kiến, không tham gia quyết định. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn, không công bằng và mất niềm tin trong làm việc nhóm.
Thiếu ý thức khi làm việc nhóm: Khi các thành viên không có ý thức về vai trò và nhiệm vụ, mục tiêu chung, thì họ sẽ không tuân thủ quy trình, quy định, hạn dealine và tiêu chuẩn chất lượng . Điều này dẫn đến sự mất kiểm soát trong công việc, chất lượng và hiệu quả khi làm việc nhóm bị giảm đi.
Cái tôi quá lớn: Khi các thành viên có cái tôi quá lớn, họ sẽ luôn cho là mình đúng và không chấp nhận những ý kiến trái với ý kiến của họ, không tôn trọng ý kiến của người khác, không biết nhường nhịn, cố chấp không biết thừa nhận lỗi lầm. Điều này dẫn đến sự xung đột, mâu thuẫn, căng thẳng trong làm việc nhóm.
Ngoài ra việc thiếu sự nhất quán khi làm việc nhóm còn dẫn đến một số hậu quả tiêu cực như:
Làm giảm sự tin tưởng, gắn kết và khả năng hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của làm việc nhóm
Làm giảm đi sự sáng tạo, đột phá, hiệu quả của nhóm. Điều này ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc.
Làm giảm sự tác động tích cực, sự học hỏi và phát triển của các thành viên trong nhóm. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm qua quá trình làm việc nhóm của các thành viên.
Và từ các nguyên nhân và học quả nêu trên thì nhóm em có đưa ra một số giải pháp để nhóm có thể đạt được giải pháp như sau.
Để nhóm có mức quán nhất, có thể thực hiện các bước sau:
Xác định mục tiêu chung và lập kế hoạch một cách rõ ràng và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể hiểu và chấp nhận.
Giao tiếp hiệu quả: Xây dựng cho nhóm một môi trường làm việc năng động và hòa hợp khuyến khích mọi người chia sẽ ý kiến, phản hồi và đưa ra đề xuất.
Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ: Phân chia rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm để tránh hiểu rõ rắc rối và xung đột.
Xây dựng lòng tin: Tạo môi trường làm việc nhóm đáng tin cậy, khuyến khích hỗ trợ và tôn trọng nhau để xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong nhóm.
Sự kỹ luật: Trong một nhóm có thể sẽ có những cá thể cá biệt và không chịu hòa hợp cũng như không chịu hoàn thành tốt công việc mình được giao. Trong trường hợp này thì người nhóm trưởng là người phải đảm nhiệm trọng trách giám xác cũng như tiến hành xử lý một cách giứt khoác chứ không thể để một người ảnh hưởng đến cả nhóm được.
3.6. Tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm.
Tinh thần làm việc của thành viên trong nhóm là những yếu tố quan trọng liên quan đến nhận thức, cảm xúc, thái độ, hành vi và kỹ năng của
các thành viên khi làm việc cùng nhau. Những yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình và kết quả làm việc nhóm. Sau đây là một số yếu tố tinh thần ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả của làm việc nhóm.
Tinh thần hợp tác: là sự sẵn sàng và nỗ lực của các thành viên để chia sẽ ý kiến, kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực với nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm. Tinh thần hợp tác giúp tăng cường sự gắn kết, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm.
Tinh thần trách nhiệm: là sự tự ý thức vè nhiệm vụ mà bản thân và hoàn thành đầy đủ, đúng thời hạn, có ý thức đóng góp cho sự phát triển của nhóm và biết chấp nhận hậu quả về hành động của mình.
Tinh thần trách nhiệm giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, tạo dựng uy tín và niềm tin của các thành viên trong nhóm.
Tinh thần sáng tạo: là sự sáng tạo trong suy nghĩ và thể hiện những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích và phù hợp với tình huống và mục tiêu của nhóm. Tinh thần sáng tạo giúp tạo ra những giải pháp đột phá, giúp nhóm vượt qua khi gặp khó khăn.
Tinh thần học hỏi: là sự mong muốn và nỗ lực để nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ của các thành viên trong nhóm thông qua việc học tập, trao đổi và làm việc cùng nhau trong nhóm.
Tinh thần học hỏi giúp các thành viên có thể phát triển bản thân, thích nghi với sự thay đổi và cải tiến công việc thường xuyên của nhóm.
3.7. Sự lãnh đạo của trưởng nhóm.
Sự lãnh đạo của trưởng nhóm là một trong các yếu tố kiên quyết và quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự thành công của một nhóm trong việc nghiên cứu khoa học. Vì người trưởng nhóm là người lãnh đạo và là người ra quyết định sau cùng của một nhóm. Vì vậy một người trưởng nhóm cần phải có trách nhiệm và các kỹ năng như sau
Xác định mục tiêu, hướng đi và nguyên tắc hoạt động cho nhóm.
Phân chia công việc hợp lý và công bằng cho các thành viên.
kết nối, truyền cảm hứng và tạo động lực cho các thành viên.
Giám sát, tổng hợp và báo cáo tiến độ và kết quả của nhóm.