Chuyển biến về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) giai đoạn 1986-2005 (Trang 70 - 88)

THỊ HOA Ở THÀNH PHO NHA TRANG (1986-2005)

2.3.2. Chuyển biến về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X từ ngày 7/9/1989 đến ngày 9/9/1989. Bao cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã nhắn mạnh phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ thành phó trong những

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 66

Khóa luận tốt nghiép GVHD: TS Lê Văn Đạt

năm tới: “Nam bat thời cơ mới, tăng cường đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, toàn dân, nắm vững phương châm đổi mới, khai thác tốt tiềm năng phong phú của thành phố, phát huy mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế thành phố theo hướng công nghiép- du lịch, từng bước ổn định đời sống nhân dân và chuẳn bị mọi điều kiện cho việc xây dựng thành phố Nha Trang thành một trung tâm du lịch tằm cỡ của cả nước và quốc tế trong thập kỉ tới Đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa- xã hội tương xứng với

dia bàn trung tam văn hóa- du lịch của tỉnh. Bảo đảm an ninh chính trị và

trật tự an toàn xã hội, xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đổi mới tổ chức

và phương pháp hoạt động của Đảng, chính qyền và các đoàn thể, mở rộng dân chủ nhằm thúc day các phong trào hành động cách mạng, khơi

dậy tính tự giác và sáng toa của nhân dân để đẩy nhanh phát triển kinh tế -

xã hội của thành phố" { 1, tr 72 }

2.3.2.1. Sự chuyển biến trong giá trị sản xuất của khu vực công

nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:

Sau khi triển khai thực hiện nghị quyết 306-NQ/TW của Bộ chính trị và quyết định 217/QĐ-HĐBT của hội đồng bộ trưởng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố Nha Trang đã chuyển mình nhanh

chóng theo cơ chế thị trưởng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau một b& ngỡ trước cơ chế mới và sự cạnh tranh của thị trường nhiều đơn vị kinh tế đã nắm bắt được thực tế chấp

nhận thử thách mới tự điều chỉnh phương thức kính doanh đặc biệt là sự chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp thành phố; quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các đơn vị được xác định trên cơ sở đầu tu chat xám,

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 67

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng nguồn vốn mở rộng việc liên doanh, liên kết tạo thêm nguồn vật tư nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, tranh thủ được nguồn vốn của tư nhân tập thể và của thân nhân Việt kiều ở nước ngoài đã mang lại kết quả rõ rệt. Các xí nghiệp đã hợp tác, liên

doanh sản xuắt và gia công hàng xuất khẩu trên địa bàn Nha Trang có kết quả bước đầu mở ra nhiều triển vọng, bước đầu đã hinh thành nhóm sản

phẩm, một điểm đáng lưu ý là sản xuất thành công sản phẩm mới như mực in tipo và Roneo, dùng cây lùng làm nguyên liệu sản xuất mành tranh và sản phẩm nước trái cây lên men, quạt trần, đường mạch, khăn tắm , mành ốc... đã làm phong phú mặt hang tiêu dùng và xuất khẩu. Thành phố đã quan tâm chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng vốn đầu tư thành lập thêm 3 xi nghiệp quốc doanh, xí nghiệp đây khóa kéo, xí nghiệp gia công may mặc hàng xuất khẩu, xí nghiệp mì ăn liền, sắp xếp

củng cố 102 hợp tác xã, 40 tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp, phát triển thêm một số ngành nghề mới, thu hút thêm 1978 lao động. Đưa giá trị tổng sản lượng toàn ngành đạt 317,8 triệu đồng năm 1985 lên 490 triệu đồng năm 1987 tăng 20%, chiếm tỷ trọng 58,2% trong tổng sản phẩm xã hội.

Trong những năm tiếp theo 1988-1989 nhịp độ tăng trưởng bình quân của sản xuất công nghiép và tiểu thủ công nghiệp là 19,5% chỉ tiêu đại hội IX là 18-22%, Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế kỹ thuật được đánh giá cao và được khen thưởng như gạch ngói Xuân Sơn, hợp tác xã Phước Thọ Hải, giầy da Sao Việt, Định Thống Nhat, giấy Vinh Phước, cơ khí 6 tô Nhân Lực, thêu Hải Sang,

mây tre lá Tân Lập...được tặng thưởng Huân chương lao động hang 3.

Nhiều mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phó được đánh giá cao trong các hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 68

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

của tỉnh và trung ương như: máy phát hình màu của xí nghiệp điện tử

TQT, dây khóa kéo, mực in Tipô và Ronéo. Điểm nổi bật trong Ngành liên hiệp xã đã chủ động phối hợp với các ngành chủ quản và tranh thủ sự lãnh đạo của các cắp ủy đảng, chủ động nắm bắt và kịp thời tổ chức nhiều phong trào thi đua, sản xuất, quản lý giỏi, chuyển đổi mặt hàng, khai thác nguồn nguyên liệu.. nhờ vậy, đã khắc phục được nhiều khó khan trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đã khơi dậy được tiềm năng trong nhân dân, nam 1988 có 128 cơ sở sản xuất mới với vốn đầu tư hàng ty đồng, thu hút hang trăm lao động có việc làm, sản xuất được trên 30 mặt hang phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như: mén chỉ con công, phụ

tùng xe đạp, giấy vở học sinh, bóng đèn điện, ván sản, ghế xếp, hệ thống

âm thanh điện tử, viên nang dau cá, phao lưới cảng.. Trên cơ sở đó đã nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành lên 1,79 triệu rúp- đôla năm 1988 và 2,1 triệu rup-dé la năm 1990. Những chỉ tiêu phát triển công

nghiệp- tiểu thủ công nghiệp mà đại hội IX Đảng bộ thành phó đề ra đều đạt và vượt. Điều đó nói lên một cách sinh động về hiệu quả công tác đỗi mới cơ chế quản lý kinh tế- xã hội của thành phố, chuyển mạnh các hoạt

động kinh tế sang hạch toán kinh doanh, nâng cao năng suất, chat lượng hiệu quả khai thác và khơi dậy mọi tiềm năng và thế mạnh của thành phố và trong nhân dân. Mặc dù đứng trước những khó khăn thiếu thốn gay gắt

về vật tư, nguyên liệu nhưng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, biết khơi dậy và quy tụ được những người có tay nghề kỹ thuật cao, hăng say tham gia sản xuất, đã góp phan quan trọng cho kinh tế thành phố phát triển vững chắc. Thực tế đó đã khẳng định được chủ trương, đường lối và các

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 69

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

(Triệu đồng)

38176 |81676 an 232288 278823

Nguồn [23, 24, 25]

Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng bình quân rất cao nhưng giá trị tuyệt đối lại nhỏ như ngành sản xuất giấy và sản phẩm giấy, dét, sản xuất và sửa chữa xe có động cơ, xuất bản, ín...Ngược lại các ngảnh chế biến thực phẩm và đồ uống cps tốc độ tăng trưởng khá cao.

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 70

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

Những số liệu trên cho thấy giá trị sản xuất của khu vực công

nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ cao, điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh kéo theo ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của thành phố phát triển mạnh.

Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bản thành phế đã có những chuyển biến tích cực. Toàn ngành đã thực hiện vượt mức các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Giá trị tổng sản phẩm cuối năm 1995 đạt 236,6 ty đồng; tốc độ tăng trưởng bình quan hàng năm giai đoạn 1991-

1995 là 12%. Sau khi chuyển các doanh nghiệp quốc doanh về tỉnh, thành phó vẫn duy trì 784 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, thu hút gần 7000

lao động. Sự phát triển công nghiệp- tiếu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đã khẳng định chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều

thành phan của Dang ta là đúng đắn. Nhân dân tin tưởng, mạnh dạn bỏ

vén đầu tư mở rộng sản xuất, thay đỏi thiết bị công nghệ làm ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm

nghèo.

Giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn đến năm 2000 đạt 2.032,291 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,4% trong cơ cấu kinh tế. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2000 đạt 15 triệu USD, đạt được kế hoạch điều chỉnh đề

ra.[1, tr 158]

Giá trị sản lượng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 4.875 573 triệu đồng/năm 2005, chiếm tỷ trọng 37,52% trong cơ cấu kinh

tế(tăng bình quân 13%/ năm).

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 71

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

2.3.2.2. Cơ sở sản xuất:

Cơ sở sản xuất là nơi làm ra các sản phẩm trao đổi trên thị trường.

Đó có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty 100%

vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thẻ.

Sự tăng nhanh sé lượng cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp thành phần kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn thành phó đã làm cho giá trị sản xuất toàn ngảnh trên địa bàn thành phố tăng lên từ đó bảo đảm sự tăng trưởng của ngành công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp được én định, góp phần thúc day tăng trưởng kinh tế nỏi chung trên địa bản thành phố trong thời gian qua. Tuy nhiên sự phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp thành phần kinh tế ngoài nhà nước

mang tính tự phát (đặc biệt là các hộ cá thẻ) rải rác trên các tuyến đường

trong thành phố, không hình thành theo cụm. Điều này đã gây nhiều khó

khăn trong công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bản thành phó từ 1986 đến 2005.

2.3.3. Chuyển biến về thương mại- dịch vụ, du lịch:

Dịch vy, du lich- thương mại là một ngành kinh tế tổng hợp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất va thúc đấy kinh té- xã hội, phục vụ cho đời sống va đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch. Làm cơ sở ổn định, góp phần bảo đảm doi sống, nâng cao dân trí tạo việc làm cho người lao động và phát triển moi

mặt kinh té- xã hội của dat nước.

2.3.3.1. Chuyển biến của ngành thương mại:

Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam đến năm 1986, thực hiện cơ chế kế hoạch trong quản lý kinh tế, thành phố Nha Trang đã chủ

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 72

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

trương cải tạo nền kinh tế theo hướng cải tạo về cơ bản thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, chuyển sang tư bản thương nghiệp và một bộ phận tiểu thương sang sản xuất, đồng thời tích cực day mạnh thương nghiệp xã hội

chủ nghĩa nhằm làm cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa có khả năng chi phối và điều khiển được thị trường.

Thành phế Nha Trang tập trung khôi phục, củng cế lại mạng lưới thương mại dịch vụ để nắm nguồn hàng và tổ chức phân phối cho nhân dân, trước hết là gạo và các nhu cầu yếu phẩm cần thiết khác. Bên cạnh đó, thành phố cũng sắp xếp lại hệ thống kinh doanh tư thương và dich vụ tư nhân, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các loại hình tư

bản Nhờ những chủ trương khuyến khích của thành phố, hoạt động thương mai dich vụ ở thành phố Nha Trang có nhiều biến chuyển nhat là

số lượng cơ sở kinh doanh.

Có vai trò thúc day sự phát triển của hoạt động thương mai địch vụ là hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, các dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng... Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, cùng với quá trình đô thị hóa, hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, các dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng...trên địa bàn thành phố đã có sự chuyển biến. Tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Cuối thế kỷ XXI, cùng với việc thành lập các khu dân cư, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, tại thành phố Nha Trang là sự hình thành các chợ rãi rác trên địa bàn. Đây là các điểm tập trung trao đổi nông phẩm và hàng thủ công, thủy hải sản. Các điểm trao đổi này hầu hết nằm gần ven biển. Trên địa bàn thành phố Nha Trang đã có hệ thống các chợ.

Hau hết các chợ trên địa bản thành phố đều ra đời trước những nam 1986 và tồn tại đến ngày nay. Sự tổn tại của các chợ trên đã góp SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 73

Khóa iuận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Dat

phan không nhỏ vào việc thúc day giao lưu, buôn bán trên địa bàn. Tuy

nhiên, ngoài một số chợ hoạt động có hiệu quả , còn có một số chợ, nhất là những chợ tự phát, tồn tại làm mắt mi quan, mắt an ninh trật tự và gây ô

nhiễm môi trường.

Chính vì vậy, thành phố đã tổ chức quy hoạch lại hệ thống chợ trên

địa bàn. Đồng thời, thành phố cũng quy hoạch xây dựng hàng loạt chợ

mới.

Hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ, hàng hóa phong phú, đa

dạng. giá cả tương đối dn định, đáp ứng được nhu cầu hàng hóa tiêu dùng

thiết yếu và cả hang hóa cao cắp. Các chợ chính trong thành phố được nâng cắp, cải thiện điều kiện vệ sinh, sắp xếp các khu vực mua bán thuận lợi theo nhu cầu đời sống của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội của thành phố năm 1995 đạt 350.6 tỷ đồng.

Trên địa bàn thành phố Nha Trang có 10.198 cơ sở kinh doanh thương mại, tập trung chủ yếu khu vực nội thành: 93%, ngoại thành, hải đảo: 7%. Hoạt động thương mại có chiều hướng gia tăng tập trung ở các

khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể năm 1996 vốn đầu tư của các hộ kinh tế cá thé 40,25 tỷ đồng với 12.075 người tham gia kinh doanh, thì đến năm 2000 vốn đầu tư tăng lên 222,735 tỷ đồng với 28.572 người

tham gia. Hoạt động của các hộ kinh doanh từng bước đi vào nè nép, dn định (80%-85% có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).[ 1, tr 252] Nhiều hoạt động kinh doanh mới được hình thành và phát triển trong những năm gần đây: siêu thị, cửa hàng tự chọn, trung tâm thương mại, của hàng giới

thiệu sản phẩm. đã góp phan giải quyết tốt các nhu cầu tiêu thụ hang hóa đã góp phần giải quyết tốt các nhu cầu tiêu thụ hang hóa hết sức da dạng

và phong phú.

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 74

Khóa luận tết nghiệp GVHD: TS Lé Văn Đạt

Về tổ chức hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bản cũng được thành phố quan tâm; các chợ trong khu vực nội thành được đầu tư xây dựng sửa chữa nâng cấp một số hạng mục công trình trước mắt giải quyết nhu cầu mua bán, sắp xếp quy hoạch, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu vực chợ. Đối với các chợ ngoại thành quy mô chợ cũng được mở rộng, thành phố đã đầu tư xây dựng mới các chợ Vĩnh Thái, Ngọc Hiệp, Vĩnh

Ngọc, Hòn Rớ, nhằm tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa khu vực

ngoại thành.

Công tác tổ chức quản lý chợ cũng được kiện toàn và củng có,

thành phố có 27 chợ tắt cả đều có ban quản lý và tổ quản lý; đã xây dựng nội quy, tổ chức quản lý, thực hiện chức nang nhiệm vụ, bước dau đáp ứng được yêu cầu quản lý chợ trong tình hình kinh doanh phát triển hiện

nay.

2.3.3.2. Dịch vụ du lịch:

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngành du lịch Nha Trang

có một bước chuyển biến quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế, là

ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố, có khả năng tích lũy vốn va thúc đẩy các ngành khác phát triển. Trong sự phát triển của ngành du lịch đã chú trọng hình thành mạng lưới dịch vụ (cả quốc doanh, tập thể, tư nhân) đáp ứng được nhu cầu sản xuắt và các hoạt động khác của đời sống xã hội. Riêng khu vực quốc doanh đã củng có,

mở ‘Ong các dịch vụ du lịch, dịch vụ công cộng, dich vụ sản xuất, dịch vụ tài cính...Trong điều kiện cơ chế còn nhiều ràng buộc và tuy ngành du lịch 'hành phố mới thành lập năm 1986 cơ sở vật chất không đáng kế,

ngoai hệ thống khách sạn cũ do nhà nước quản lý, kinh doanh ngành đã SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 75

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) giai đoạn 1986-2005 (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)