CHUYEN BIEN VE DAN CƯ VÀ ĐỜI SÓNG DÂN CƯ Ờ THÀNH PHÓ NHA TRANG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) giai đoạn 1986-2005 (Trang 88 - 114)

3.1. Sự phát triển dân sé và lao động 3.1.1. Sự phát triển dân số:

Bảng: Dân số trung bình ở thành phố Nha Trang qua các năm 1986-2005

Nguồn [ 23, 24, 25, 26]

Dân số thành phố Nha Trang từ 1986-1993 trong vòng 7 năm chỉ tăng 44365 người, giai đoạn tăng mạnh nhất từ năm 1993 đến 1997 chỉ 4

năm tăng 28085 người vì sau năm 1995 thành phố bắt đầu thực hiện

mạnh mẽ quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố sang hướng thương mại dịch vụ. Từ năm 2003-2005 dân số thành phố đã điều

chỉnh lại chỉ tăng 5979 người.

Sự gia tăng dân số của thành phố có thể được giải thích bằng nhiều nguyên nhân. Trước hết là sự hồi cư dân chúng sau khi hòa bình được lặp

lại. Qúa trình này diễn ra chủ yếu trong những năm đầu sau khi miền Nam

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 84

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

hoàn toàn được giải phóng. Trong những năm chiến tranh, một số gia đình

bị dồn vào ap chiến lược, một số khác do không chịu được ach kim kẹp đã

phải bỏ đi vào vùng giải phóng hoặc vào vùng nội thành để sinh sống. Bởi

vậy sau chiến tranh, việc hồi cư đã dan dan tái lập lại các khu vực cư trú

của các khu vực bị bỏ hoang. Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa đã thu hút

một cách đáng kể một bộ phận dân cư tử các tỉnh và các xã ngoại thành thành phố vòa một số phường. Qúa trình tập trung dân do đô thị hóa chỉ

bắt đầu diễn ra mạnh trong những năm gan đây.

Mật độ dân cư ngày càng tăng đặc biệt là tử năm 1995 về sau, số

lượng đến cư trú trên địa bản thành phố tăng lên nhanh chóng. Đây là

khoảng thời gian thành phố đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế dich vụ và du lịch, chính vì vậy ngoài thành phan dân cư chuyển đến sinh sống, còn có một sé lượng lớn dân cư từ các tỉnh để về làm ăn buôn bán.

3.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động theo ngành ở thành phố Nha Trang năm 2005:

nông nghiệp chiếm 16%, công nghiệp chiếm 37%, dịch vụ chiếm 47%.

Bảng: Cơ cấu lao động nội thị thành phố Nha Trang năm 2005

“Ắ ơ

soa gw

Lao động trong các ngành KTQD

Ngành nông-lâm-ngư 15,76

Ngành công nghiệp- thủ công | 37.49 50777

nghiệp- xây dựng

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 85

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

13 |Ngành dịch vụ du lịch- hành 46.75

chính

Lao động khác

Lao động (học sinh)

ơ trợ và chưa cú việc làm, tàn — — 57 ——

cae [28]

Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi về nhân lực để phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân làm nguồn lao động tăng cao một phần là do lượng lao động nhập cư tăng nhanh, số người ngoài tuổi lao động tham gia lao động tăng cao. Khu vực Il va khu vực Ill có tốc độ tăng bình quân cao nhất. Điều này cũng phù hợp với địa bàn đang được đô thị hóa, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kính tế: lao động nông nghiệp giảm dàn để chuyển qua các ngành công nghiệp- thủ công nghiệp và thương mại- dịch vụ đang ngày càng phát triển.

Dân số tăng nhanh sẽ tạo ra nguồn lao động ngày càng lớn và có xu hướng tăng nhanh, đây là một trong những yếu tế cơ bản quan trọng

nhất góp phan thúc day phát triển kinh tế xã hội của thành phó. Tuy nhiên dân số tăng nhanh trong khi hệ thống hạ tằng kỹ thuật- xã hội của thành phố chưa cao, nên không đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề của người dân. Sự chuyén dịch cơ cấu dân số từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra ngày cảng mạnh, tình trạng nhập cư ngày càng tăng dẫn đến việc quản lý

2.2

SVTH: Nguyễn Thị Thom Trang 86

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

dân cư trên địa ban và van đề giải quyết việc làm trở nên phức tạp hơn, phát sinh tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường.

3.2. Sự chuyển biến trong đời sống vật chất:

3.2.1. Nhà ở và mức sống:

Cùng với hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước...nhà ở góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc và cảnh quan của một đô thị. Bên cạnh đó, nhà ở có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi người dân sống ở đô thị. Sau năm 1986, đời sống của người dân được nâng lên nên nhà ở được xây dựng nhiều hơn và khang trang hơn.

Do tình hình dân số tăng nhanh trong mắy năm gần đây(tăng cơ

học) thành phê đã tập trung quy hoạch các khu dân cư mới như: Núi San,

Thanh Gia, Ngọc Sơn... và đã giải quyết trên 1000 hộ có chỗ ở ổn định,

riêng 2 năm 1993-1994 đã giải quyết trên 700 hộ.

Thành phế đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý

quy hoạch đồ thị và trình tinh phê duyệt đề án thành lập các khu dân cư mới để phục vụ giải tỏa, tái định cư và giải quyết chỗ ở mới cho trên 2500

hộ dân tính đến năm 2000.

Trong quá trình đô thị hóa có nhiều khu dân cư, khu chung cư, nha

trọ mới hình thành dé đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đến năm 2005, thành phế đã triển khai hiệu quả dự án khu dân cư Hòn Rớ 1 trên diện tích 48,7 ha và đang tiếp tục triển khai các dự án: khu

dân cư Đắt Lành với quy mô 108 ha, khu dân cư sông Lô với quy mô 25

ha. Đồng thời , nhiều nhà đầu tư đang triển khai hơn 10 dự án phát triển

khu đô thị mới phía Tây và Nam Nha Trang với hơn 2000 ha. Tương lai

không xa, các trục đường vành đai được hình thành sẽ thay đổi đáng kể

bộ mặt của thành phố { 1, tr 240-241 ]

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 87

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

Mức sống của người dân ngày cảng được nâng cao, điều đó được thể hiện qua cách ăn mặc, bữa ăn hàng ngày, vật dụng trong gia đình, nhu cầu mua sắm... Sự biến đổi trong trang phục với những kiểu dáng phong phú và ngảy càng đa dạng hơn so với trước đã làm thay đổi cách ăn mặc

truyền thống của người dan. Giới trẻ thích nghi rất nhanh với các kiểu trang phục hiện đại. Nữ giới thích mặc quan Âu, quan jean, áo sơ mi nhiều màu, ảo thun khi đi ra đường. Ở nhà thích mặc đồ bộ may sẵn với nhiều kiểu dang và chat liệu phong phú. Giày dép cũng rat đa dạng với các kiểu gót nhọn, gót vuông, gót bằng. Đề trang sức trước đây chỉ chủ yếu là vòng, kiềng, đôi bông bằng vàng hoặc đá quý thì nay có nhiều chủng loại hơn. Vòng đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng hoặc các kim loại quý khác

như bạc, bạch kim hoặc đá được ưa thích.

Bữa ăn hàng ngày của người dân thay đổi cũng phản ánh mức sống của người dân được nâng cao. Các món ăn truyền thống dang dan được thay thé là thức ăn pha chế sẵn. Người dân giờ đây có thé tiếp cận các nguyên liệu nấu nướng một cách dễ dàng, không còn chú ý đến mùa và thời tiết khí hậu. Hơn nữa, môi trường đô thị hóa làm thay đổi rất lớn

nguồn cung cấp thức ăn từ thiên nhiên. Mặt khác, việc khai thác tận diệt bằng thuốc, bằng xung điện ngay vào mùa sinh sản cũng góp phần làm diệt vong các loài nay. Chính vì vậy, nguồn cung cắp bữa ăn chính của

người dân giờ đây là các chợ và siêu thị.

Vật dụng trong gia đinh có rất nhiều thay đổi. Trước đây các vật

dụng trong gia đình chủ yếu là nồi cơm điện, quạt điện, tivi phục vụ những

nhu cầu thiết yếu cho người dân. Bây giờ thì hầu hết các gia đình ở nội thành, ngoại thành đều có các trang thiết bị thiết yếu như: tivi tinh thé lỏng, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, lò vi sóng, bếp ga, nồi cơm

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 88

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

điện...Đời sống vật chat của người dân ngảy càng day đủ và tiện nghỉ.

Bên cạnh đó nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng tăng cao.

Ngoài nhu cầu mua sắm những vật dụng phục vụ thiết yếu cho gia đình thì bây giờ người dan có nhu cầu mua sắm quan áo, giày dép, trang sức đẹp, hàng hiệu. Nhu cầu mua sắm phương tiện di lại của người dan thành thị

cũng tăng cao, các loại xe honda, xe ô tô đời mới đã cho ra đời hàng loạt

các mẫu mã và chất lượng vượt trội để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhà ở và mức sống của người dân ngày càng tăng cao cũng phần nào chứng minh được quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ ở thành phố Nha Trang.

3.2.2. Giáo dục- y tế:

3.2.2.1. Giáo dục:

3.2.2.1.1 Giáo dục mam non:

Là cắp học thắp nhát trong hệ thống giáo dục của nước ta, giáo duc mam non luôn được các ngành, các cấp quan tâm phát triển. Đối với

thành phố Nha Trang, ngay từ khi đất nước thống nhất, các trường mẫu giáo được xây dựng tại một số xã gần trung tâm thành phố và sau đó hau hết các xã trên địa bản thành phó.

Sự nghiệp giáo dục của thành phố Nha Trang được coi là chặng đường phát triển về chiều sâu. Hệ thống giáo dục man non- mẫu giáo đã đi sâu vào những chuyên đề giáo dục vệ sinh, âm nhạc tạo hình, chống suy dinh dưỡng. Đặc biệt ngành chú trọng đến các môn dạy nhạc, hội họa trong trường. Bên cạnh đó hệ thống quốc lập, hệ thống dân lập xã phường, hệ thống tư thục nhóm trẻ gia đình cũng được khuyến khích phát triển. Đầu năm học 1999 toàn thành phố có: 85 trường mẫu giáo với 372

lớp học và 548 giáo viên, trong đó nhà nước: 11 trường- 71 lớp và 146

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 89

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

giáo viên, dân lập 27 trường với 199 lớp và 246 giáo viên, tư thục có 8

trường với 62 lớp và 96 giáo viên, 99 nhà trẻ gia đình với 222 giáo viên,

trong đó có 39 lớp mam non- mẫu giáo tư thục. Hệ thống giáo dục này đang được sự chỉ đạo thống nhất của ngành giáo dục đang từng bước đi vào ổn định để hòa nhập. Cho đến năm 2005 hau hết các trường mam

non đều đạt tiêu chuẩn của giáo dục.

Bảng: Giảo dục mầm non ở thành phế Nha Trang qua các nam

a [oe 9B [1851183150180 B [SE

_ sản add 5

erry ' NRRNI |

Nguồn [ 23, 24, 25, 26]

Giáo dục mam non tiếp tục được xã hội hóa, đa dạng các loại hình giáo dục, tuy nhiên giáo dục công lập ngày càng được củng cố và phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo các tiêu chuẩn của ngành làm nền tảng cho quản lý

ngành.

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 90

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

Như vậy, thành phố Nha Trang đã có hệ thống giáo duc mam non

khá hoàn chỉnh và không thua kém gì các thành phó lớn trong cả nước.

3.2.2.1.2 Giáo dục phế thông:

Ngành giáo dục phổ thông đến nam học 1991-1992, về cơ bản đã hoàn thành cải cách ở cắp I,II. Day cũng là năm học thực hiện chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo, ngành giáo đục thành phế từng bước tách cắp

| ra khỏi cắp II, thành lập hệ thống các trưởng tiểu học và trung học cơ sở.

Tính đến năm 1999-2000 thành phé đã có 37 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở va 6 trường trung học phổ thông, trong đó cỏ 3 trường trung học cơ sở và trung học phộ thửng bỏn cụng và 2 trường dan lập, van đề thành lập trường cấp II, Ill bán công và dân lập bước đầu tuy chưa được ủng hộ nhiều trong dư luận, nhưng lại cần thiết cho giáo dục phd thông- làm cho mô hình giáo dục phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn và đến nay đã được sự đồng tình ủng hộ của công luận.

Bảng: Giáo dục tiểu học ở thành phó Nha Trang qua các năm

- 928

Lop : 995 923 |889 | 860

é | 35158 | 32917 | 31973 | 29716 | 28677

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 91

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lé Văn Đạt

Nguồn [ 23, 24, 25, 26]

Bang: Giáo dục trung học cơ sở ở thành phố Nha Trang qua các năm

Nguồn [ 23, 24, 25, 26]

Bảng: Giáo dục trung học phổ thông ở thành phố Nha Trang qua các

năm

hạn tan lun [gò | [ao [oe [a [ao [a

ee [ewe [eee [oem fs [at |4Z [MS [§

SVTH: Nguyễn Thị Thom Trang 92

Khóa luận tết nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

giáo |———y

viên

Nguồn [ 23, 24, 25, 26]

Sự nghiệp giáo dục của thành phố 5 năm (1991-1995) đã đạt được những kết quả khá tốt Thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục, các cấp, các ngành, các đoàn thể, các đơn vị quan đội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, giáo dục truyền thống, đạo đức cho học sinh, đóng góp công sức để xây dựng các cơ sở vật chất cho các trường học và tổ chức Đại hội giáo dục ở 21/25 xã phường. Chất

lượng dạy và học ở các ngành học, cấp học và các hoạt động giáo dục

toàn diện được nâng lên. Ba năm 1993-1995, thành phố được tỉnh công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia.

Tỷ lệ học sinh giỏi cắp tỉnh, cắp thành phố ngảy càng tăng, số học sinh bỏ

học từ 2,5% giảm còn 1,55%.

Công tác dao tạo và bồi dưỡng giao viên ngày cảng được quan tâm.

Mặc dù số lượng học sinh tăng nhanh nhưng hàng năm đội ngũ giáo viên Nha Trang luôn được bổ sung, do đó khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

tram trọng như một số địa phương khác. Tính đến đầu năm học 1999- 2000 toàn thành phố có 3033 giáo viên đảm nhận yêu cầu của ngành học,

bậc học. Trong đó tỷ lệ giáo viên dạy giỏi đạt tiêu chuẩn so với quy định:

67,0% nhà trẻ, 46,7% mẫu giáo, 50% tiểu học, 91% trung học cơ sở, 98%

trung học phé thông.[56, tr 19-20]

Sự nghiệp giáo dục đào tao ở thành phố vẫn còn nhiều mặt tôn tại như sự chênh lệch giữa chất lượng dạy và học, kể cả cơ sở vật chất giữa

các trường ở hải đảo, nông thôn với các trường nội thành chưa được khắc

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 93

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Dạt

phục. Công tác giáo dục đạo đức, nề nếp văn hóa trong các nhà trường chưa có sự chuyển biến rõ rệt.

Trên địa bàn toàn thành phố có 68 trường phổ thông với 1713 lớp

học, 69121 học sinh (trung bình 40 em/lớp) với tổng số giáo viên là 2456

người(trung bình 28 học sinh/giáo viên).

Từ năm 1999, thành phó Nha Trang đã được công nhận đạt chuẳn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Chất lượng giáo dục

của thành phố tiếp tục được củng cố và từng bước nâng cao ở các nganh

học, cap học. Đến cuối nam học 1999-2000 kết quả học tập được đánh giá tiểu học có tổng số học sinh 34462 em đạt học sinh giỏi chiếm 4,3%, khá

32,4%, trung bình 18,5%; trung học cơ sở 16621, đạt học sinh giỏi 17,7%,

khả 28,9%, trung bình 41,2%. Đây cũng là năm toàn thành phố đạt số

lượng học sinh giỏi cao nhát.

Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 được tập

trung thực hiện có hiệu quả theo sự chỉ đạo của bộ, sở giáo dục-đào tạo.

Năm học 2002-2003, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 99,5% và THCS đạt 95,4%. Thành phố đã chi đạo ngành giáo dục tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường với số học sinh có mặt đầu năm học 2003-2004 là 67867 học sinh trong 46 có 11179 học sinh nhà trẻ, mẫu giáo đạt 102,6%

kế hoạch, 31613 học sinh tiểu học, đạt 99% kế hoạch và 25075 học sinh trung học cơ sở, đạt 103,3% ké hoạch.

Bên cạnh giáo dục phổ thông, giáo dục bố túc văn hóa, phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ cũng được ngành giáo dục thành phố quan tâm đúng mức. Nếu như năm 1976-1985 phong trào nảy còn lẻ tẻ, hình

thức thi kế từ năm 1986 đến nay chi đạo đã cụ thé. Hệ thống chi đạo vừa

theo ngành, vừa phối hợp với các địa phương. Mỗi xã phường có 1 giáo

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 94

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Lê Văn Đạt

viên chuyên trách bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ.

Toàn thành phố đến năm 2000 có trên 70 điểm học tập trung. Đến tháng 12/1999 thành phố được công nhận là đơn vị đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mu chữ, phổ cập giáo dục tiểu học có 26/26 xã phường đã hoàn thành

công tác phỏ cập xóa mù chữ.

Tiếp tục thực hiện công tác phd cập giáo dục- chống mù chữ, trong

năm 2003, đã huy động ra lớp 258 học viên xóa mù chữ, 345 học viên sau

xóa mù, 1160 học viên phổ cập giáo dục tiểu học và 1539 học viên phd cập giáo dục trung học cơ sở. Đến 2005 đã công nhận 9/27 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tinh đến thời điểm năm 2005, trên địa ban thành phố đã có day đủ các bậc học của giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục mam non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông.

3.2.2.1.3 Các loại hình đào tạo khác:

a. Đào tạo nghề

Đô thị hóa với việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế và hình thành các công ty, các xí nghiệp, các khu du lịch đang đặt ra yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn thành phế, nhất là đối với nông dân các xã ngoại thành. Giáo dục nghề nghiệp theo điều 28 Luật giáo dục bao gồm: Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngoài hệ thống các trường phỏ thông, trên địa bàn thành phố còn có các trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề.

Ngành giáo dục chuyên nghiệp hiện có 4180 sinh viên theo học các

trường trung học kỹ thuật và chuyên nghiệp, trung học kinh tế, văn hóa, cao đẳng sư phạm. nhìn chung số lượng học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhờ đó đã đáp ứng

SVTH: Nguyễn Thị Thơm Trang 95

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) giai đoạn 1986-2005 (Trang 88 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)