1.2.1: Tác động tới khí hậu thời tiết toàn cầu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông (Trang 26 - 29)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

II. 1.2.1: Tác động tới khí hậu thời tiết toàn cầu

H.1.2.1.1: Mưa axit:

a. Khdi niệm:

Nước mưa có tính axit được gọi là mưa axiL Theo định nghĩa

của ủy ban kinh tế Châu Âu thì mưa có chứa các axit H;SO, và HNO; với pH

< 5,5 là mưa axit Tuy vậy, quy định về giá trị giới hạn của pH ứng với mưa

axit ở những nước khác nhau thì khác nhau, thay đổi theo thời gian và vị trí

lấy mẫu, mà khuynh hướng chung là H;SO, đóng góp phẩn chính, HNO;

đóng vai trò thứ hai, HCI giữ vai trò thứ ba. Những quy định đối với tính chất

nước mưa được nêu ra ở bảng sau:

Mang tính axit nặng Mang tính axit

Mang tính axit nhẹ Trung tính

b. Nguyên nhân:

Mưa axit xuất hiện khi có một lượng lớn SO; và NO, được phát

thải do đốt các nhiên liệu hoá thạch. Nó được xuất hiện từ hai nguồn chính:

~-Nguồn điểm: đốt than đá ở các nhà máy nhiệt điện; các nhà máy đúc quặng và công nghiệp chưng cất; các nổi hơi công nghiệp. Nguồn điểm phát thải hầu hết lượng SO, và chiếm khoảng 35% lượng NO, do con người tạo ra. Các nhà máy có ống khói cao hơn 300m có thể đưa vào khí

quyển những lượng khí thải lớn và trong những diéu kiện thuận lợi về gió,

lượng khí thải này được đưa đi xa hàng nghìn cây số trước khi gieo tai họa về

mưa axit cho các quốc gia lân cận.

-Nguồn diện: chủ yếu là giao thông đường bộ, do các xe có động cơ gây ra. Chúng phát thải khoảng 30 ~ 50% lượng NO, ở các nước phát

triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi ( VOC ) tạo ra ozon mặt đất,

Ngoài ra, một lượng lớn sol khí sunfat có nguồn gốc từ biển, đó là các quá trình oxy hoá các hợp chất dimetylsunfit ( CH;SCH; ), bao gồm:

- Sunfua đioxyt ( SO, ): sinh ra chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và phun trào núi lửa.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ---ôô--ôô<=ee==seseesssseesssremssrreessee Trang 20

GVHD: ThS Nguyễn Văn Binh SVTH: Nguyễn Thi Ngọc Hanh

- Sunfua hidro ( HS ): sinh ra từ phân huỷ sinh học và từ núi

lửa.

- Cacbon disunfit ( SCS ): sinh ra từ phân huỷ sinh học.

- Dimetylsunfit ( CH;SCH; ) và đimetyl đisunfit ( CH;SSCH; ):

sinh ra từ hoạt động của vi khuẩn và tảo lam, tảo lục nước ngọt.

c. Tác động:

Mưa axit đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho

các hệ sinh thái trên cạn và đưới nước. Mưa axit trực tiếp gây ra sự thay đổi

về lá của cây trồng, đặc biệt khi xảy ra hiện tượng mù hoặc mây có lượng

axit cao gấp 10 lần nước mưa bình thường. Ở Bắc Mỹ, sương mù axit đã làm

chết nhiều loài cây vân sam đỏ lá kim và thiệt hại về lá còn tăng lên do sự có

mặt của ozon, Ở Na Uy, hiện tượng axit hoá các con sông có cá hồi đã làm

giảm một nửa sản lượng cá vào năm 1978 và phần còn lại giảm 40% sau 5

năm.

Ngoài việc gây thiệt hại cho các hệ sinh thái, mưa axit còn huỷ

hoại vật liệu và kìm loại trong các công trình xây dựng, đặc biệt ở Châu Âu

nhiều di sản văn hoá nghệ thuật đã bị huỷ hoại. Các sol khí axit cũng ảnh

hưởng xấu đến sức khoẻ do chúng tác động đến các cơ quan hô hấp gây ra bệnh hen và viêm cuống phổi.

d. Giải pháp khắc phục:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP --- --<<<====s=s====ee==s=sseseer=emmeee Trang 21

GVHD: Th§ Nguyễn Văn Binh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

Để hạn chế những thiệt hai do mưa axit gây ra cẩn sử dụng

rộng rãi các công nghệ kiểm soát, khống chế ô nhiễm như máy lọc ống hơi và sử dung những chất đốt có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Phương án lựa chọn chi phí hiệu quả nhất là chấp nhận các biện pháp năng lượng và giảm lượng phát thải. Đây là vấn để hiện đang được nhiều khu vực trên thế giới quan tâm.

Điều thú vị là tháng 7/1982 trong khi hội nghị quốc tế vể mưa họp tại Stockholm thì chính nơi họp có các cơn mưa axit trong vòng một tuần.

11.1.2.1.2: Hiệu ứng nhà kính:

a. Khái niệm:

Bình thường, trái đất phải toả một năng lượng vào vũ trụ ngang với số năng lượng mà nó hấp thụ từ mặt trời. Năng lượng mặt trời đến trái đất dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Một phần bức xạ được bể mặt trái đất và khí

quyển phan xa trở lại vũ trụ. Tuy nhiên phần lớn bức xạ đó xuyên qua khí quyển sưởi ấm bể mặt trái đất và gửi năng lượng này trở lại vũ trụ dưới đạng sóng dài bức xa tia hổng ngoại. Một phần bức xạ hồng ngoại do trái đất phát

ra được hấp thụ bởi hơi nước, cacbon đioxyt và các khí khác được gọi là các khí nhà kính làm sưởi ấm trái đất. Tuy nhiên do nồng độ các khí nhà kính

hiện đang tăng lên nhanh chóng, do đó nó làm giảm khả năng toả nhiệt của

trái đất, có nghĩa là toàn trái đất giữ lại năng lương tương đương 3 triệu tấn dầu đốt trong mỗi phút.

b. Tác động:

Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất và không gian xung quanh dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất,

có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất:

- Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trò phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp có thể sẽ bị chìm đưới nước biển,

- Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình

thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghỉ với điểu

kiện mới sẽ thuận lợi phát triển, trong khi đó nhiều loài sẽ bị thu hẹp về không gian sống hoặc bị tiêu diét do không kịp thích nghỉ với các biến đổi

môi trường sống.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ---~--~--~~~~--=---~=<=~<=e=====e=er==rre=====r==rse Trang 22

GVHD: Ths Nguyễn Văn Binh SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh

- Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu

hướng di chuyển về phía hai cực của trái đất. Toàn bộ diéu kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,

thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại

dịch bệnh lan trần, sức khoẻ con người bị suy giảm.

c. Nguyên nhân:

Nguyên nhân sự nóng lên của trái đất rất đa dạng, bao gồm

các nguyên nhân nhân tạo ( sử dụng năng lượng, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phá rừng ) và nguyên nhân tự nhiên ( gia tăng dòng nhiệt phát

sinh từ lòng trái đất, thay đổi cường độ bức xạ mặt trời theo chu kỳ, sự chuyển động của trái đất qua những vùng khác nhau...)

Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là sự gia tăng một cách đáng kể lượng khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động

của con người. Việc tăng lượng các khí nhà kính sẽ lầm tăng hiệu ứng nha

kính, tăng nhiệt độ khí quyển và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt các

đặc trưng khí hậu khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Giáo dục môi trường thông qua một số bài giảng hóa học cụ thể ở trường phổ thông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)